Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Cà Mau năm 2021
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Cà Mau năm 2021
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Cà Mau năm 2021 được diễn ra ngày 10/6/2021 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Mời các bạn cùng tham khảo đáp án chi tiết dưới đây
Lưu ý: Điểm thi tuyển sinh lớp 10 Cà Mau năm 2021
- Đáp án và Đề thi vào lớp 10 năm 2021 - Tất cả các tỉnh
- Tổng hợp đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán cả nước năm 2021 - 2022
- Thời gian công bố điểm thi vào lớp 10 năm 2021 - Tất cả các tỉnh trên cả nước
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Đáp án đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Cà Mau năm 2021
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Câu 1. phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2: Ở đoạn trích, tác giả đã trình bày nội dung theo cách quy nạp.
Câu 3:
04 từ (cụm từ) trong đoạn trích thể hiện tính khiêm tốn: - hay cho mình là kém - cho sự thành công của mình là tầm thường - luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa - hoàn toàn biết mình, hiểu người.
Câu 4: Phép tu từ: phép điệp ngữ “người có tính khiêm tốn”
-> Tác dụng: nhấn mạnh, tô đậm nội dung nghị luận về đức tính khiêm tốn
Câu 5:
Em đồng tình với tác giả khi cho rằng “dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi” vì cuộc đời là cuộc đấu tranh bất tận, tài nghệ của mỗi cá nhân chỉ như giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la; mình giỏi còn có người giỏi hơn giống như núi cao còn có núi cao hơn nữa.
Câu 6:
Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với em là chúng ta cần biết rèn luyện đức tính khiêm tốn, sống biết mình, biết người vì đức tính ấy sẽ giúp em sống chan hòa, yêu thương nhiều hơn, không ngừng học hỏi và trau dồi để tích lũy kiến thức và phát triển bản thân, trở thành công dân có ích cho xã hội.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Dàn bài nghị luận về lòng khiêm tốn
Mở bài
Nêu luận đề: lòng khiêm tốn
Thân bài
a. Giải thích
- Là một đức tính tốt mà con người cần phải trau dồi, rèn luyện
- Khiêm tốn là nhã nhặn, có thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn , tự kiêu , tự cho mình là hơn người
- Thường đi kèm với sự tự tin, lòng tự trọng
b. Phân tích mặt đúng, chỉ ra tác dụng, ý nghĩa
- Biểu hiện của đức tính khiêm tốn:
+ Trong phát ngôn: luôn dung từ giản dị, dễ hiểu, không nói nhiều về mình, không khoe khoang
+ Trong thái độ đối xử: không quá tự tin vào bản thân, luôn “kính trên nhường dưới”, không dùng từ làm tổn thương người khác; nhẹ nhàng, biết lắng nghe nếu được góp ý
- Tác dụng ý nghĩa:
+ Giúp con người dễ đạt đến sự thành công, có được sư tin tưởng của mọi người
+ Luôn nhận được sự giúp đỡ chân thành của mọi người, được mọi người quý mến, tôn trọng
c. Phân tích mặt tiêu cực
- Ngược lại với khiêm tốn là sự tự cao, tự đại, luôn khoe khoang, thích nói nhiều về bản thân
- Tác hại: dễ bị mọi người xa lánh
d. Bài học nhận thức và hành động
- Học lối sống khiêm tốn để dễ hòa đồng với xã hội, với mọi người
- Thắng không kiêu, bại không nản
Kết bài
- Khằng định giá trị của đức tính khiêm tốn trong việc hình thành nhân cách con người.
Câu 2.
1. Giới thiệu chung:
- Thanh Hải là người có công lớn thắp sáng ngọn lửa thi ca cách mạng trong lòng miền Nam trong những năm dài đen tối, đầy máu và nước mắt dưới ách thống trị của thực dân Mĩ.
- Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980 khi còn nằm trên giường bệnh, một tháng trước lúc qua đời. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và khí thế của đất nước vào xuân , thể hiện khát vọng và tình yêu thiết tha được trọn đời dâng hiến cho quê hương, đất nước.
2. Cảm nhận chung:
- Hình ảnh mùa xuân của đất nước được lắng đọng, cảm nhận từ cái nhìn trìu mến, thiết tha của nhà thơ, hiện lên như một thế giới trong xanh, tỏa sáng và tươi non với những sắc màu và âm thanh thân quen và tươi mới.
+ Đường nét thật giản đơn: nền xanh của nước (của trời) hiện lên một bông hoa tím biếc giản dị, khiêm nhường. Đó là sự hòa điệu của sắc màu: màu hồ thủy của dòng sông, màu tím biếc hơi trầm của bông hoa nhỏ… Độ lắng của sắc màu cũng là độ lắng của cảm xúc. Mùa xuân đơn sơ, dịu nhẹ, làm nao lòng người…
+ Giai điệu mùa xuân chợt cất cao, lảnh lót và lan tỏa trong tiếng chim chiền chiện vui tươi. Cái không khí của một buổi sớm mùa xuân trong veo, bầu trời trong veo, không gian trong veo, tiếng chim trong veo… đến mức có thể hóa thành “ giọt long lanh” . Giọt sương – giọt ánh sáng- giọt âm thanh tất cả đã hóa thành giọt long lanh của mỗi sáng mai. Kì diệu thay, đôi bàn tay nhà thơ đã hứng lấy giọt tinh túy của trời đất mùa xuân mát lành.
+ Từ những khoảnh khắc bất chợt cảm nhận về sắc màu, thanh âm trong trẻo như vậy, cả mùa xuân lớn của dân tộc chợt ùa vào tâm hồn nhà thơ.
+ Hình ảnh mùa xuân đất nước: Lấy người cầm súng, người ra đồng- hai lực lượng chính trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Lộc : điệp từ “ lộc”- điệp từ mang tính khẳng định kết hợp với từ láy “ hối hả”, “ xôn xao” tạo nên một không khí khẩn trương, tràn đầy sức sống, sức xuân – niềm lạc quan, tin tưởng vào thành quả cách mạng.
3. Đánh giá chung:
- Khổ thơ giàu tính nhạc, nhịp điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển thanh thoát của những câu thơ 5 chữ giai điệu sôi nổi, da diết của những điệp ngữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc trữ tình.
- Thể hiện tình cảm tha thiết, trong trẻo, đằm thắm của tác giả trước vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước. Từ những rung động ngọt ngào, sâu lắng và da diết, tác giải khao khát được hào nhập vào cuộc đời- mùa xuân nho nhỏ vào dòng chảy dạt dào sức sống, dạt dào tình đời, tình người mùa xuân của đất trời.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Cà Mau năm 2021
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 - THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2021 2022
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: Ngữ văn (không chuyên)
Ngày thi: 10/6/2021
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
(1) "...Người có tính khiêm tổn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
(2) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bẻ nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mìn. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, hoc mãi mãi.
(3) Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người...".
(Trích “Tinh hoa xử thế", Lâm Ngũ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Ở đoạn trích trên, tác giả đã trình bày nội dung theo cách nào trong các cách sau: Diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích, song hành? (0,5 điểm)
Câu 3. Tìm 04 từ (hoặc cụm từ) trong đoạn trích thể hiện tính khiêm tốn? (0,5 điểm)
Câu 4. Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng ở đoạn (1)? (0,75 điểm)
Câu 5. Anh/Chị có đồng tình với tác giả khi cho rằng cá nhân “dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi” không? Vì sao? (0,75 điểm)
Câu 6. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của đức tính khiêm tốn.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tìm biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hốt chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giặt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải đài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao."
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ", Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005, tr. 55-56)
Để ôn tập và chuẩn bị tốt hơn cho kì thi vào lớp 10 các bạn tham khảo đề thi vào lớp 10 của các tỉnh khác nhé
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Thuận năm 2021
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hải Dương năm 2021
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Bình năm 2021
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bình Phước năm 2021
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Nguyên năm 2021
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Bình năm 2021
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hải Phòng năm 2021
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bình Định năm 2021
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bình Thuận năm 2021
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Hà Nội năm 2021
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lạng Sơn năm 2021
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hậu Giang năm 2021
.............................................
Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Cà Mau năm 2021. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt