Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Bình năm 2020

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Thái Bình năm 2020

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Bình năm 2020 do thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm. Đây là đề thi vào lớp 10 dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài Toán. Mời các bạn cùng tham khảo

Lưu ý: Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 Thái Bình năm 2021

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Bình năm 2020

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1: (0,5 điểm)

Nghị luận

Câu 2: (0,5 điểm)

Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người

Câu 3: (1 điểm)

- Phép lặp: từ "đạo" ở cuối câu 1 được lặp lại ở đầu câu 2

- Phép thế: từ "điều ấy" ở câu 3 được dùng để thay thế cho phần nội dung "lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người" ở câu 2

Câu 4: (1 điểm)

Lối học hình thức là lối học chỉ để bồi đắp, thể hiện vào những thứ ở bên ngoài nhưng bên trong lại ít, ỏi, thiếu thốn. Đó là lối học chỉ cốt học vẹt, nhớ nhiều, biết nhiều, trình bày cầu kì, hoa mĩ những bản chất, nội dung thì không nhuần nhuyễn, vận dụng thuần thục được.

Câu 5: (1 điểm)

Theo em, lối học hình thức có thể dẫn đến nước mất nhà tan. Bởi khi lỗi học hình thức được mọi người hướng đến, ai ai cũng ca tụng được nhiều bài thơ hay, nhiều đạo lý tốt. Thế nhưng bên trong lại không thấy hiểu tường tận, bên ngoài thì không biết vận dụng vào thực tiễn. Như vậy, ngoài để dùng cho thi cử, trao đổi, thể hiện tài phú của bản thân, thì những kiến thức đã được học một cách hình thức ấy không thể giúp được gì cho thực tiễn của đất nước. Và một khi những sản phẩm của lối học hình thức không thể áp dụng vào cuộc sống được, thì nó không thể làm cho đất nước phát triển, giàu mạnh lên, cũng không giải quyết được các tình huống khó khăn. Khi đó đất nước chẳng mấy mà sẽ lụi bại dần.

Phần 2: Làm văn

Câu 1: (2 điểm)

1. Mở đoạn

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận "sự cần thiết của lối sống giản dị"

2. Thân đoạn

a. Giải thích: giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì phô trương trong lối sống.

b. Bàn luận (luôn có dẫn chứng cụ thể):

- Sống giản dị là một lối sống rất cần thiết và nên có trong cuộc sống hiện đại ngày nay

- Biểu hiện của lối sống giản dị (bộc lộ ở nhiều phương diện: trang phục, ăn uống, thói quen, giao tiếp, nói năng, phong cách làm việc...)

  • Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.
  • Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối...
  • Cách sinh hoạt: hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.
  • Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống.

- Tác dụng, ý nghĩa, vai trò của lối sống giản dị

  • Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè... góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người.
  • Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Khiến con người hòa đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.
  • Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa.
  • Sống giản dị giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự hòa đồng, bình đẳng, nhân ái.

- Hiện nay, giới trẻ đang lựa chọn cho mình lối sống như thế nào? Có nhiều người chọn lối sống giản dị không? (nêu cả đa số và thiểu số, tích cực và tiêu cực)

- Đưa ra các giải pháp, định hướng để giúp nâng cao giá trị và lan tỏa lối sống giản dị trong cộng đồng.

c. Mở rộng vấn đề

- Lối sống giản dị hoàn toàn khác với lối sống cẩu thả, lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu; giản dị cũng không đồng nghĩa với tiết kiệm, hà tiện... giản dị phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh vẫn thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, văn hóa.

- Phê phán lối sống xa hoa, đua đòi hay giản dị một cách giả tạo.

- Để sống giản dị, con người phải trải qua sự rèn luyện, cần một năng lực sống, quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.

d. Liên hệ bản thân em

- Nhận thức được giản dị là một lối sống đẹp.

- Là học sinh, mỗi chúng ta cần học tập phong cách sống giản dị, chân thành. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.

3. Kết đoạn

- Khái quát lại những quan điểm, thái độ của em về vấn đề cần bàn luận, 1 lần nữa khẳng định sự cần thiết của lối sống giản dị.

Câu 2: (4 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu về nhà thơ Bằng Việt, bài thơ Bếp lửa, đi vào khổ thơ cần phân tích (khổ thơ cuối)

2. Thân bài

Bài thơ có sự vận động của mạch thơ, mạch cảm xúc từ cụ thể tới khái quát, từ tả thực tới biểu tượng, từ cảm xúc tới suy ngẫm:

→ Sự vận động của cảm xúc theo thời gian:

- Tác giả suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời bà

  • Bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, bà và bếp lửa là hai hình tượng xuyên suốt bài thơ
  • Bếp lửa trở thành biểu tượng trọn vẹn, nghĩa tình về người bà – hình ảnh điển hình cho người phụ nữ Việt Nam có nhiều phẩm chất đáng quý
  • Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, suốt cả cuộc đời “lận đận” “mưa nắng” vẫn luôn sáng lên tình yêu thương
  • Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần với nhiều ý nghĩa khác nhau: ngoài nghĩa gốc thể hiện hành động nhóm lửa làm cho lửa bén, cháy thì còn mang nghĩa ẩn dụ là sự nhóm dậy, truyền yêu thương, những giá trị tốt đẹp, kí ức đẹp trong lòng đứa cháu

→ Hình ảnh bếp lửa giản dị, đơn sơ mang ý nghĩa trở thành ngọn lửa trong tim ẩn chứa sức sống và niềm hi vọng bất diệt

- Sự yêu thương, trân trọng và biết ơn của người cháu được thể hiện xúc động qua câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!”

  • Hình ảnh bếp lửa từ thực đã được nâng lên trở thành biểu tượng của ý chí, tình yêu thương

- Khi đi xa, nỗi nhớ về bà và bếp lửa vẫn khôn nguôi trong lòng người cháu

  • Khổ thơ cuối là lời tự bạch của cháu khi trưởng thành, tác giả làm nổi bật sức mạnh mang tính nguồn cội
  • Người cháu dù đi xa nhưng vẫn khôn nguôi nhớ về bà, nhớ về bếp lửa, quê hương… đó cũng chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc
  • Bài thơ khép lại bằng câu hỏi tu từ có ý nghĩa mở ra những khắc khoải, thường trực trong lòng người cháu về tình cảm, nỗi nhớ bà và quê hương

3. Kết bài

- HS nêu những cảm nhận của mình về khổ thơ vừa phân tích

- HS nêu khái quát những đặc sắc nghệ thuật, nội dung khổ thơ

- Liên hệ đến hình ảnh người bà, tình cảm bà cháu ở những tác phẩm khác mà em biết

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Bình năm 2020

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Bình năm 2020

Để chuẩn bị năm học mới vào lớp 10 các em tham gia vào nhóm Facebook do VnDoc chia sẻ, các em sẽ nhận trực tiếp các bài tập Toán, Văn, Tiếng Anh.. cùng các bài tập nâng cao cũng như các thông tin liên đến chương trình đào tạo lớp 10 khác hấp dẫn

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

.............................................

Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Bình năm 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm