Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tiền Giang năm 2021

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tiền Giang năm 2021

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tiền Giang năm 2021 - 2022 được diễn ra ngày 4/6/2021. Dưới đây là đáp án chi tiết do giáo viên VnDoc biên soạn giải đáp. Mời quý phụ huynh cùng các em học sinh tham khảo

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tỉnh Tiền Giang năm 2021

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tiền Giang năm 2021

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2:

Phép tu từ: liệt kê (lạnh lùng, vô cảm, ích kỉ, nỗi đau, hoạn nạn).

Tác dụng: nhấn mạnh vào hiện tượng vô cảm của con người trong xã hội hiện nay.

Câu 3:

Nội dung chính: nói về hiện tượng vô cảm của con người trong xã hội hiện nay trước nỗi đau, mất mát, khó khăn của đồng loại.

Câu 4:

Hành vi vô cảm: thái độ bàng quang, thờ ơ, lạnh lùng của con người trước nỗi đau, mất mát, khó khăn của người khác, thậm chí là con người có khả năng giúp đỡ người khác nhưng họ không làm, tệ hơn là trục lợi cho bản thân mình trong lúc người khác gặp nạn.

II. Làm văn

Câu 1 (2đ):

Dàn ý nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hành vi của một số người trong đoạn trích: "thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những ảnh nhìn lạnh lùng, vô cảm, thậm chí là có kẻ lợi dụng cơ hội để hôi của, ăn cắp, lấy tài sản của người gặp nạn.

2. Thân bài

a. Giải thích

Vô cảm: thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác.

Biểu hiện của vô cảm: thấy người bị nạn lại bỏ đi, lợi dụng cơ hội để hôi của, ăn cắp, lấy tài sản của người gặp nạn.

b. Phân tích

Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn.

Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi.

Sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự vô cảm của con người trong xã hội hiện nay, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý phân tích khổ thơ 1 và 2 Viếng lăng Bác

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác.

2. Thân bài

a. Khổ thơ 1:

Tác giả ở tận miền Nam mãi sau ngày độc lập dân tộc mới được ra thăm vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Hai từ “miền Nam” như nhấn mạnh hơn sự xa xôi trong khoảng cách địa lý giữa hai đầu Tổ quốc.

Nhìn hàng tre quanh lăng Bác, nhà thơ chợt cảm thấy rằng những cây tre kia như ý chí con người Việt Nam qua bao năm tháng luôn luôn bất khuất, kiên cường, hiên ngang. Dù có trải qua “bão táp mưa sa” nhưng vẫn đoàn kết một lòng cùng nhau đứng lên.

Từ láy “xanh xanh” diễn tả con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ luôn luôn “xanh” màu xanh bất diệt.

b. Khổ thơ 2:

“Ngày ngày” là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như lý tưởng, ý chí của Người sẽ luôn luôn sáng tỏ như mặt trời kia vậy. Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: nếu mặt trời soi sáng cho nhân loại thì Bác Hồ là mặt trời của cả dân tộc Việt Nam, mang đến ánh sáng độc lập, tự do cho dân tộc.

Lần thứ hai, “ngày ngày” được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng thăm Người. Hàng người đi trong sự trang nghiêm và tĩnh lặng, trong nỗi tiếc thương, đau xót vô vàn.

Người đọc như cảm thấy được sự tĩnh lặng, sự trải dài miên man vô tận của hàng người vào viếng Bác. Cả đoàn người ấy cứ lặng lẽ “đi trong thương nhớ”, thương nhớ vị lãnh tụ vĩ đại vô vàn kính yêu của dân tộc.

Viễn Phương hòa cùng dòng người đem tấm lòng yêu kính chân thành của mình dâng lên Bác, dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” của Người. Cả cuộc đời Người, với bảy mươi chín mùa xuân, tất cả đều cống hiến cho dân tộc, không một phút giây nào ngơi nghỉ dành cho bản thân mình.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung và ý nghĩa hai khổ thơ.

Đề thi chính thức vào lớp 10 môn tiếng Anh sở GD&ĐT Tiền Giang năm 2021 - 2022

Nội dung Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh 2021 Tiền Giang được VnDoc.com cập nhật ngay sau khi kết thúc thời gian thi chiều ngày 04/06/2021.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tiền Giang năm 2021

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tiền Giang năm 2021

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tiền Giang năm 2021

Để ôn tập và chuẩn bị tốt hơn cho kì thi vào lớp 10 các bạn tham khảo đề thi vào lớp 10 của các tỉnh khác nhé

.............................................

Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tiền Giang năm 2021. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 1.111
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm