Lập dàn ý Văn nghị luận xã hội ôn thi vào lớp 10

Lập dàn bài Văn nghị luận xã hội ôn thi vào lớp 10

Lập dàn ý Văn nghị luận xã hội ôn thi vào lớp 10 là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và ôn thi vào lớp 10. Mời các bạn tham khảo.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Dàn ý Văn nghị luận xã hội ôn thi vào 10

Đề 1: Lòng tự trọng

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần lập dàn ý

Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. Một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng tự trọng, lòng tự trọng là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng tự trọng.

II. Thân bài

1. Giải thích về lòng tự trọng

- Lòng tự trọng là ý thức của chính bản thân, có nghĩa là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.

- Tự trọng là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị không bao giờ thất vọng về bản thân

=>Phân biệt được giá trị của bản thân: Thiện ác và quan niệm về lí tưởng sâu sắc

2. Phân tích chứng minh biểu hiện của lòng tự trọng

a. Tự trọng là sống trung thực

- Hết lòng vì công việc, trung thực trong công việc và học tập là tự trọng- Dám nhận ra lỗi sai của mình, sống có trách nhiệm và sống trong sang, thẳng thắng

Dẫn chứng cụ thể tích cực

- Trong thực tế có rất nhiều người sống một cách trung thực, dám nhận lỗi sai khi làm sai

- Trong văn học có nhân vật Phương Định, nhân vật Lão Hạc.

b. Tự trọng là biết giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình.

- Lòng tự trọng thể hiện ở dám bên vực kẻ yếu dù cho nó có ảnh hưởng đến quyền lợi của mình

- Lòng tự trọng có nhiều mức độ: Tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc.…

Ví dụ: Hoàng không học bài, Hoàng chấp nhận điểm kém chứ nhất quyết không copy bài bạn.

Tiêu cực: Tuy nhiên bên cạnh đó có 1 số bộ phận sống không tự trọng như nhiều bạn không dám thừa nhận lỗi sai của mình khi làm sai hoặc có nhiều người sống không trung thực trong học tập và trong thi cử.

3. Đánh giá về lòng tự trọng

- Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội

- Xã hội ngày càng văn minh và hiện đại nếu con người biết sống tự trọng

- So sánh giữa tự trọng với tự ái, tự cao,….

4. Bài học nhận thức về lòng tự trọng

- Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về lòng tự trọng và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Đề 2: Lòng vị tha

A. Mở bài

Để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và thành công, mỗi người cần có nhiều đức tính. Một trong những đức tính cần có đó là lòng vị tha.

B. Thân bài

1. Vị tha là gì?

Vị tha có nghĩa là sống vì người khác (vị = vì; tha = người khác), không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp, hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng.

Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.

2. Những biểu hiện của lòng vị tha:

2.1. Trong công việc

– Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người.

– Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùn đẩy công việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách.

– Khi gặp thất bại không đỗ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng. (Dựa vào biểu hiện để nêu ví dụ, hoặc có thể nêu biểu hiện)

Ví dụ: Người mẹ, Kiều trong Truyện Kiều….

2.2. Trong quan hệ với mọi người

– Người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác.

– Luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).

– Người có lòng vị tha dễ thông cảm à tha thứ lỗi lầm của người khác. Họ ít khi bắt bẻ hay gây khó dễ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm.

– Người có lòng vị tha luôn trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói. Không bao giờ họ làm phương hại đến người khác.

3. Ý nghĩa của lòng vị tha trong cuộc sống:

3.1. Đối với bản thân

– Có lòng vị tha mới được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng được lòng vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân. Đó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách. Cuộc sống luôn có những xung đột xảy ra. Hãy tha thứ cho những người đã làm bạn tổn thương. Vì đó là cách tốt nhất để kết nối tình cảm và tìm lấy sự an bình cho tâm hồn.

– Lòng vị tha giúp ta sống bình an và thanh thản tâm hồn. Sống bằng lòng vị tha giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn.

– Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống.

3.2.Đối với xã hội

– Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn.

– Lòng vị tha là động lực xây nên những giá trị khoa học và nghệ thuật đích thực đóng góp cho con người. Nhà thơ Đỗ Phủ khi xưa ước mơ về ngôi nhà chung che bão tố khắp văn sĩ trên đời. Nam Cao coi tình thương đồng loại là nguyên tắc sống, là lẽ sống của con người. Trong khi tổ chức đời sống chưa hợp lí, chưa bình đẳng giữa con người thì tình yêu thương vị tha là phương cách duy nhất hữu ích để cân bằng. Yêu thương sẽ dành cho người thiệt thòi một cơ hội được học tập, vươn lên và bình đẳng nhau trong những giá trị chung tốt lành của xã hội.

– Lối sống vị tha phù hợp với xu thế của thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa, trên cơ sở hợp tác và chia sẻ.

4. Phê phán:

– Sống vị tha không có nghĩa là nuông chiều những thói hư tật xấu, bao biện dung túng những khuyết điểm. Sống vị tha phải có bản lĩnh cá nhân, luôn có chủ kiến cá nhân, không lệ thuộc vào người khác.

– Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình, lạnh lùng, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. Lối sống ích kỉ sẽ gây ra sự mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh tập thể, của động đồng.

– Phê phán những làm từ thiện nhưng không phải xuất phát từ tâm mà để nổi tiếng.

Tài liệu vẫn còn các bạn tải về để xem trọn nội dung

.............................................

Ngoài Lập dàn ý Văn nghị luận xã hội ôn thi vào lớp 10. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
21 14.010
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm