Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Ninh Thuận 2023

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Ninh Thuận năm 2023 diễn ra trong hai ngày: 3 và 4/6 với môn thi đầu tiên là Ngữ văn, thí sinh làm bài trong thời gian 120 phút. Dưới đây VnDoc gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Thuận năm 2023 kèm đáp án tham khảo. Mời các bạn so sánh đối chiếu với kết quả bài làm của mình nhé.

1. Đáp án đề thi vào 10 Ninh Thuận 2023

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Hình ảnh xuất hiện xuyên suốt là: cổng

Câu 2:

Từ láy: thướt tha,

Câu 3:

Tác giả thể hiện:

- Tác giả yêu mến cổng làng, quê hương. Tha thiết nhớ những kỉ niệm đã

- Tình cảm đó được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc.

Câu 4:

HS trình bày quan điểm cá nhân sao cho phù hợp với nội dung văn bản.

- Bài thơ giúp em hiểu hơn về cuộc sống êm đềm, bình dị, yên tĩnh nơi làng quê.

- Bài thơ cũng bồi đắp tình cảm yêu quý, tự hào về những nét đẹp truyền thống, giản dị của quê hương.

II. Làm Văn

Câu 1:

* Nêu vấn đề nghị luận: Làm thế nào để mỗi chúng ta thể hiện tình yêu quê hương đất nước?

- Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng luôn tồn tại bên trong mỗi con người.

- Làm thể nào để mỗi chúng ta thể hiện tình yêu quê hương đất nước?

+ Thể hiện qua những hành động nhỏ nhất như giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, quang cảnh nơi mình sinh sống.

+ Tham gia những hoạt động đề cao tinh thần yêu nước như tìm hiểu về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, những trò chơi, vẽ tranh biển đảo quê em.

+ Tự hào quá khứ hào hùng của dân tộc và biết ơn những cha anh đã hi sinh vì độc lập của đất nước.

+ Có thái độ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc.

+ Cảnh giác trước các thế lực thù địch. Tiếp nhận thông tin có chọn lọc và từ những nguồn

+ Tích cực trau dồi bản thân cả về thể chất và trí tuệ để dựng xây Tổ quốc.

* Bản luận mở rộng:

- Phê phán những người có tư tưởng coi thường dân tộc, tư tưởng lệch lạc.

* Liên hệ bản thân.

Câu 2:

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc.

- Giới thiệu nội dung cần phân tích: tâm trạng ông Hai khi hay tin làng chợ Dầu theo

2. Thân bài:

a. Khái quát về nhân vật ông Hai:

– Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình – Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. – Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.

b. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:

– Khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, ông lặng đi tưởng như không thở được

- Ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi biết làng mình theo giặc

– Khi về nhà, ông nằm vật ra giường, đêm đó trằn trọc không ngủ được.

+ Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.

+ Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

+ Tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt t và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước.

+ Bên tai ông đầy rẫy tiếng chửi bọn Việt gian, ông chẳng làm được gì, chưa thể đối mặt với điều đó, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi

+ Khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi bởi ông là người làng Chợ Dầu, ông thoáng nghĩ về lại làng nhưng ông đã gạt phăng đi, ông dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì I

3. Kết bài:

Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn: tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng

- Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.

2. Đề thi vào 10 môn Văn Ninh Thuận 2023

Văn vào 10 Ninh Thuận

Văn vào 10 Ninh Thuận

3. Đề thi vào 10 môn Văn Ninh Thuận 2022

SỞ GD&ĐT NINH THUẬN

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 ĐIỂM)

Hãy đọc hai văn bản sau:

[Văn bản 1]: YÊU NƠI MÌNH SỐNG

CÂY LIỄU

Nếu ta không quan tâm đến môi trường xung quanh thì rất khó để phát triển lớn mạnh, Liễu không cam chịu sống với một bờ sông bừa bãi hay nước sông bẩn thỉu - chúng giữ đất, đắp bờ bằng chính bộ rễ của mình và biến các chất ô nhiễm trong nước thành nguồn nitrat nuôi cấy. Tự chăm sóc chính mình có thể bắt đầu từ những điều đơn giản như tâm ga trải giường mới, bữa trưa đặc biệt.. 

(Tranh và bài viết, nguồn: “Sống như những cải cây” - Liz Marvin - (Nynie dịch), NXB Kim Đồng, năm 2020, trang 20)

[Văn bản 2]: SỐNG TRONG TỪNG KHOẢNH KHẮC

HOA ANH ĐÀO

Bất cứ ai từng có cơ hội tận mắt ngắm nhìn hoa anh đào đều sẽ choáng ngợp bởi vẻ đẹp của chúng. Ở Nhật Bản, các gia đình và nhóm bạn bè thường tổ chức dã ngoại dưới các tán cây hoa anh đào đương đơn những chùm hoa trắng muốt xinh đẹp trong hai tuần ngắn ngủi chúng nở (...), những điều đẹp đẽ, như cuộc sống, đều sẽ trôi qua. Vậy nên, hãy biết ơn khi chúng đang xảy ra và tận hưởng từng khoảnh khắc.

(Tranh và bài viết, nguồn: “Sống như những cái cây - Liz Marvin - Nynie dịch), NXB Kim Đồng, năm 2020, trang 65)

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (0,5 điểm): Tác giả đã đề cập đến loài thực vật nào ở văn bản 1 và 2?

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu tên biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Liễu không cam chịu sống với một bờ sông bừa bãi hay nước sông bấn thiu - chúng giữ đất đắp bờ bằng chính bộ rễ của mình và biến các chất ô nhiễm trong nước thành nguồn nitrat nuôi cấy".

Câu 3 (1,0 điểm): Hãy trình bày cách hiểu của em về cụm từ “Sống trong từng khoảnh khắc”.

Câu 4 (1,0 điểm): Nếu một bài học tư tưởng mà em thích được rút ra từ một trong hai văn bản trên. Lí giải vì sao em thích,

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc biết yêu nơi mình sinh sống.

Câu 2 (5,0 điểm): Có một thi sĩ yêu nơi mình sống và đã từng cảm nhận được khoảnh khắc của cuộc sống nơi ấy khi thu sang như sau:

Bỗng nhận ra hướng đi

Phả vào trong gió se

Sương chúng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

 Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sâm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Sông được lúc đềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

(“Sang thu” - Hữu Thỉnh - Ngữ văn 9, tập 2, NXB Có đám mây mùa hạ GDVN, năm 2018, trang 70)

Hãy viết bài văn phân tích những cảm nhận của nhà thơ ấy.

4. Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 năm 2022 Ninh Thuận

I. ĐỌC HIỂU:

1. Các loài thực vật tác giả đã đề cập là:

- Văn bản 1: Cây liễu.

- Văn bản 2: Cây hoa anh đào.

2. Biện pháp nhân hóa: cam chịu.

3. Học sinh trình bày cách hiểu của mình về cụm từ “Sống trong từng khoảnh khắc” sao cho hợp lí.

Gợi ý:

- Sống trong từng khoảnh khắc là biết trân trọng cuộc sống hiện tại.

- Sống trong từng khoảnh khắc là biết cố gắng hết mình, không sợ hãi, chùn bước trước bất cứ điều gì.

- Sống trong từng khoảnh khắc là việc hôm nay không để ngày mai.

4. Học sinh đưa ra một bài học mình yêu thích và đưa ra lí giải phù hợp.

Gợi ý: Bài học tư tưởng:

- Phải biết tự chăm sóc chính mình.

- Tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống.

II. LÀM VĂN:

Câu 1: Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức: Viết đúng đoạn văn khoảng 200 chữ.

* Yêu cầu về nội dung:

- Xác định đúng yêu cầu: Ý nghĩa của việc biết yêu nơi mình sinh sống.

- Giải thích: Yêu nơi mình sống là yêu thương trân trọng những sự vật, con người thậm chí những điều nhỏ nhặt nhất nơi mình sinh sống, nhà

- Ý nghĩa của việc biết yêu nơi mình sinh sống.

+ Khi biết yêu nơi mình sống bản thân mỗi con người sẽ học được cách trân trọng những điều thuộc về bản thân mình.

+ Khi biết yêu nơi mình sống, tình yêu đó sẽ tạo ra động lực để con người nỗ lực cống hiến, xây dựng. Trong quá trình cố gắng ấy, con người tích lũy được nhiều kiến thức để hoàn thiện bản thân hơn.

+ Khi biết yêu nơi mình sống, con người cảm nhận được hạnh phúc đến từ những điều hiện hữu xung quanh mình. Từ đó thêm yêu cuộc sống, cuộc sống cũng vì thế mà trở nên có ý nghĩa hơn.

- Bàn luận mở rộng:

+ Phê phán những người có tư tưởng xa rời quê hương, nơi mình sinh sống.

+ Gắn bó với quê hương xứ sở, nơi mình sinh sống nhưng vẫn luôn tiếp thu, học hỏi sự phát triển của nhân loại.

Câu 2: Cách giải:

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Sang thu.

II. Thân bài:

1. Những tín hiệu báo mùa thu sang.

Bài thơ được mở ra bằng những tín hiệu rất riêng, báo mùa thu về:

+ “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian thờ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ sum xuê hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh.

+ “Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi.

+ “Sương chúng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu. Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chầm chậm của mùa thu về với đất trời. Đối diện với những tín hiệu báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người:

+ “Hình như” là lối nói giả định, không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa – những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh tế.

+ Âm điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang. Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân.

2. Quang cảnh thiên nhiên ngả dần sang thu:

- Được tái hiện vừa chân thực lại vừa sống động:

+ “Sông” “dềnh dàng”: tả thực con sống của mùa thu vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, êm đềm. Nghệ thuật nhân hóa khiến con sông như đang được nghỉ ngơi sau một mùa hạ vất vả với bão giông. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho con người qua chiến tranh, lửa đạn, giờ đang chậm lại, cho phép mình được nghỉ ngơi.

+ “Chim” “vội vã”: vừa tả thực những cánh chim bay vội về phương Nam tránh rét, vừa gợi những vội vã, tất bật với lo toan thường nhật của đời người.

+ Phép đối “dềnh dàng” x “vội vã” làm nổi bật hai động thái trái ngược của thiên nhiên mà cũng là sự vận động của thiên nhiên giao mùa.

- Được khắc họa rất ấn tượng:

+ “Đám mây mùa hạ” được hữu hình hóa, vừa thực vừa hư, tái hiện được nhịp điệu của thời gian, là một chiếc cầu nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu để sự chuyển giao giữa hai mùa không đứt đoạn.

+ Đám mây mang cả lớp nghĩa thế sự, gợi trạng thái giao thời của đời sống khi đất nước chuyển giao từ chiến tranh sang hòa bình. Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ rất giàu chất tạo hình. Ấn sau những hình ảnh thiên nhiên lúc thu sang ấy còn là hình ảnh của đời sống lúc sang thu.

3. Những biến chuyển của thiên nhiên và suy ngẫm về đời người lúc chớm thu:

- Những biến chuyển của thiên nhiên được tái hiện tài tình:

+ Phép đối: “vẫn còn” – “vơi dần”, “nắng” – “mưa” gợi sự vận động trái chiều của hai hiện tượng thiên nhiên => biểu hiện của sự giao mùa. + “Mưa”, “nắng”: là những hiện tượng thời tiết dễ quan sát, nắm bắt, làm cụ thể hóa khoảnh khắc chuyển mùa. Nắng vẫn còn nhưng không chói chang, gay gắt, cơn mưa rào đặc trưng của mùa hạ đã vơi dần => dấu hiệu của mùa thu đậm nét hơn. + Những từ ngữ chỉ mức độ “vẫn còn” “vơi” “bớt” được sắp xếp giảm dần cho thấy mùa hạ đang nhạt dần, mùa thu ngày càng rõ nét hơn. Mùa thu đã hiện hình giữa đất trời.

- Suy ngẫm về đời người lúc chớm thu:

+ Tiếng sấm: Theo nghĩa thực, tiếng sấm là dấu hiệu của những cơn mưa rào mùa hạ. Sang thu, tiếng sấm nhỏ dần, không đủ sức làm lay động hàng cây đã bao mùa thay lá. Nghĩa ẩn dụ: chỉ những biến động thất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời, cho những gian nan, thử thách mà con người gặp phải trong cuộc đời.

+ “hàng cây đứng tuổi”: phép nhân hóa gợi cái xế chiều của đời người, gợi hình ảnh những con người đã trưởng thành, trầm tình và vững vàng hơn.

=> Con người khi đã trưởng thành sẽ hiểu biết hơn, bình tĩnh, ung dung hơn trc mọi đổi thay, biến động của cuộc đời.

III. Kết bài

- Nội dung:

+ Cảm nhận và tái hiện tinh thế khoảnh khắc chuyển mùa từ hạ sang thu với sự giao thoa của nhiều lớp nghĩa: trời đất sang thu, đời sống sang thu, đời người sang thu.

+ Tái hiện những nét đẹp đặc trưng của mùa thu đất Bắc lúc vừa sang.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ, hình ảnh vừa giản dị, tự nhiên mà giàu sức gợi, vừa độc đáo, mới lạ. Giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng.

...............

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Ninh Thuận 2022. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em có thể dễ dàng so sánh và đối chiếu với kết quả bài làm của mình. Để xem thêm các thông tin khác về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023, mời các bạn vào chuyên mục Thi vào lớp 10 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp các đề thi khác nhau được cập nhật liên tục, giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Bên cạnh đó là các thông tin về điểm chuẩn, điểm thi.... giúp các em dễ dàng theo dõi, cập nhật các thông tin quan trọng về tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023.

Đánh giá bài viết
1 495
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm