Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lai Châu năm 2024
Đề thi vào 10 môn Văn năm 2024 tỉnh Lai Châu
VnDoc gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lai Châu năm 2024 kèm đáp án tham khảo. Mời các bạn so sánh đối chiếu với kết quả bài làm của mình nhé.
1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Lai Châu 2024
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
Đoạn trích trích từ tác phẩm: Chiếc lược ngà
Tác giả: Nguyễn Quang Sáng.
Câu 2.
Thể loại: Truyện ngắn
Sáng tác năm: 1966.
Câu 3.
- Điệp ngữ: cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng cưa.
- Tác dụng.
+ Tạo nhịp điệu cho câu văn.
+ Việc sử dụng điệp ngữ nhằm mạnh vai trò, tầm quan trọng của chiếc lược ngà. Chiếc lược ấy đã giúp ông Sáu vơi bớt đi nỗi ân hận vì đã đánh con, đồng thời cũng thể hiện tình cảm yêu thương con tha thiết của ông.
Câu 4.
Ý nghĩa hình ảnh cây lược:
- Chiếc lược ngà tượng trưng cho tình cha con sâu đậm. Đó là món quà được ông Sáu tỉ mỉ, kì công chế tác. Ngắm chiếc lược, ông Sáu nguôi ngoai nỗi ân hận vì đánh con, càng nhớ con và mong gặp con.
- Chiếc lược ngà gợi nhắc sự éo le, đau thương mà chiến tranh mang lại. Chiếc lược ngà là lời hứa trong lúc chia ly, là di vật ông Sáu gửi lại cho đồng đội trước lúc "nhắm mắt đi xuôi".
- Chiếc lược ngà tượng trưng cho ngọn lửa truyền thống, nối tiếp nhau giữa các thể hệ. Bé Thu lớn lên trở thành cô giao liên dũng cảm, tiếp nối sứ mệnh của cha. Khi bác Ba trao lại chiếc lược ngà cho bé Thu, ở họ trỗi dậy tình cảm giống như tình cha con.
=> Như vậy, chiếc lược ngà biểu trưng cho sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam trong hoàn cảnh éo le, khốc liệt của chiến tranh, với những tình cảm tốt đẹp, bình dị, thiêng liêng, bất tử.
II. Làm văn
Câu 1
Các em có thể tham khảo: dàn ý nghị luận về tình cảm gia đình chi tiết nhất từng mục mà các em cần có để viết được một bài văn nghị luận về tình cảm gia đình hay
Có thể phả triển như sau:
Tình cảm gia đình: Là tình cảm xuất phát từ những người thân trong gia đình với nhau. Đây là thứ tỉnh tình cảm thiêng liêng, gần gũi nhất của mỗi con người. Tình cảm gia đình thường được biết đến qua tình cảm của cha mẹ, ông bà với con cháu và ngược lại.
* Vai trò của tình cảm gia đình:
- Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đầu đời của mỗi con người, là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, cảm xúc và góp phần tạo nên một con người.
- Tình cảm gia đình tạo nên chỗ dựa vững chắc về mặt tâm lý cũng như tinh thần của con người.
- Tình cảm gia đình là bước đệm, là động lực để con người vượt qua những khó khăn thử thách.
- Tình cảm gia đình đôi khi giúp ngoặt cuộc đời, ..
Bài làm tham khảo
“Khi con thành công, phía sau là bố mẹ. Khi con thất bại, bên cạnh là bố mẹ. Mọi khoảnh khắc quý giá đều có gia đình ở bên.” Khoảnh khắc ấy mỗi người trong chúng ta hiểu hơn về vai trò của tình cảm gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, bởi nên tình cảm gia đình mang vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đó là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chắc để mỗi người có thể vượt qua được mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Là nơi mà con người có thể tìm thấy niềm tin, tìm thấy sự bình yên, hy vọng để vượt qua mọi rào cản trên bước đường đời. Dù có đi đâu và về đâu, dù công việc có bộn bề đến đâu thì chúng ta đều hướng về gia đình, hướng về những tình cảm giản dị mà thiêng liêng nhất! Gia đình với mỗi người có ý nghĩa thiêng liêng và vai trò đặc biệt quan trọng, là nơi sinh ra, trưởng thành, là cái nôi của tình yêu thương, là động lực cho chúng ta mỗi lần vấp ngã, là nơi ta tìm về để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Nói về vai trò của gia đình, tôi chợt nhớ về những cuộc hội ngộ trong chương trình: “Như chưa hề có cuộc chia ly”. Vì một lý do nào đó, họ đã phải sống xa cách nhau trong rất nhiều năm thế nhưng, gia đình luôn trở thành động lực mạnh mẽ để họ tiếp tục sống, tiếp tục cống hiến và kiên trì với mong muốn có thể một ngày gặp lại những người thân quan trọng với mình. Hay gần đây, chúng ta biết tới câu chuyện về một phòng trọ đặc biệt tại trường đại học Bách Khoa, nơi đó có cậu học trò Tất Minh – cậu bé khuyết tật bẩm sinh với đôi chân bị liệt ngay từ khi sinh ra và bố cùng sống. Vì Tất Minh không thể tự đi lại, bố đã bỏ việc ở quê để lên chăm sóc em và đưa em đi học mỗi ngày. Minh hiểu được nỗi vất vả của bố, em luôn coi đó là động lực để phấn đấu trong học tập và nuôi hoài bão sau này có thể mở công ty riêng, có tiền chăm sóc cho bố mẹ. Câu chuyện của em không chỉ thắp lên trong chúng ta động lực mạnh mẽ vào cuộc sống mà quan trọng hơn, chúng ta hiểu rằng gia đình quan trọng với chúng ta thế nào. Trước mọi chông gai của cuộc sống, tôi vẫn đang nỗ lực một phần vì chính bản thân, một phần vì gia đình. Hiểu về vai trò của gia đình khiến cho tôi có những phút giây sống chậm lại, yêu những điều tưởng như không hoàn hảo mà lại rất hoàn hảo xung quanh. Chúng ta tự hào và hạnh phúc vì có gia đình là động lực lớn lao cho mọi bước ngoặt trong cuộc đời. Hãy trân quý những người thân xung quanh mình, hãy luôn yêu thương và làm những điều tốt đẹp nhất cho gia đình của mình, bạn nhé! Vì chúng mình, mãi mãi chỉ có một gia đình mà thôi.
Câu 2.
a) Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
+ Viễn Phương (1928 - 2005) là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
+ Bài thơ Viếng lăng Bác (1976) không chỉ là nén hương thơm thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâu nặng của Viễn Phương thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu thống nhất.
- Dẫn dắt, giới thiệu 2 khổ thơ đầu: Hai khổ thơ đã bộc lộ tâm trạng nhà thơ khi nhìn thấy hàng tre bên lăng Bác, cảnh vật quanh lăng và đoàn người vào viếng lăng.
b) Thân bài
* Khái quát về bài thơ
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1976 khi Viễn Phương được vinh dự cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thủ đô Hà Nội viếng lăng Bác sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất và lăng Bác vừa được hoàn thành.
- Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.
* Phân tích hai khổ thơ đầu
Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác
- “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” -> lời tự giới thiệu như lời tâm tình nhẹ nhàng.
+ Cách xưng hô “con - Bác” thân thương, gần gũi, diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.
+ “Con” ở đây cũng là cả miền Nam, là tất cả tấm lòng của đồng bào Nam Bộ đang hướng về Bác, hướng về vị cha già kính yêu của dân tộc với một niềm xúc động lớn lao.
+ Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” một cách tinh tế -> Cách nói giảm, nói tránh nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát.
=> Bác đã mãi mãi ra đi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc.
- Cảnh quang quanh lăng Bác:
"...Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng."
+ Hình ảnh hàng tre
Trong màn sương trắng, hình ảnh gây ấn tượng nhất đối với tác giả là hàng tre.
Từ “hàng tre” được điệp lại hai lần trong khổ thơ gợi lên vẻ đẹp đẽ vô cùng của nó.
Phép nhân hóa trong dòng thơ: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giúp hình ảnh hàng tre hiện lên càng thêm đẹp đẽ vô cùng.
=> Hình ảnh hàng tre là hình ảnh thực hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam; bên cạnh đó còn là một biểu tượng con người, dân tộc Việt Nam kiên trung bất khuất.
+ Thành ngữ “bão táp mưa sa” nhằm chỉ những khó khăn thử thách của lịch sử dân tộc tộc.
+ Dáng “đứng thẳng hàng” là tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục của một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ.
=> Niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc, con người Nam Bộ, những cảm xúc chân thành, thiêng liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu.
Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ trước dòng người vào lăng
- Hình ảnh vĩ đại khi bước đến gần lăng Bác:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân.
+ Cụm từ chỉ thời gian “ngày ngày” được lặp lại như muốn diễn tả hiện thực đang vận chuyển của thiên nhiên, vạn vật mà sự vận chuyển của mặt trời là một điển hình.
+ Hình ảnh "mặt trời"
“mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực : mặt trời thiên tạo, là nguồn sáng của vũ trụ, gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống và ánh sáng.
“mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ sáng tạo và độc đáo : hình ảnh của Bác Hồ vĩ đại. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh của dân tộc ta.
- Hình ảnh dòng người đang tuần tự tiến vào thăm lăng Bác:
+ Tác giả đã liên tưởng đó là “tràng hoa” được kết từ dòng người đang tuần tự, trang nghiêm bước vào viếng lăng, như đang dâng hương hoa lòng thơm ngát lên Bác kính yêu.
=> Sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc và nỗi tiếc thương vô hạn của muôn dân đối với Bác.
* Đặc sắc nghệ thuật trong khổ 1, 2
- Cảm xúc dâng trào, cách diễn đạt thật chân thật, tha thiết
- Hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ
- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.
- Hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm, tạo nên niềm đồng cảm sâu sắc trong lòng người đọc.
c) Kết bài
- Đánh giá khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của 2 khổ thơ
2. Đề thi vào 10 Văn Lai Châu 2024
3. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Lai Châu 2023
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải.
Câu 2:
- Thể thơ 5 chữ.
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: So sánh (so sánh “Đất nước” với “vì sao)
- Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào, tin tưởng của tác giả về đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp, khẳng định sự trường tồn của dân tộc.
Câu 4:
Nội dung chính của đoạn thơ: Niềm yêu mến tự hào cùng tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2 điểm):
1. Giới thiệu chung: vai trò của đức tính khiêm tốn.
2. Giải thích
Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗ lực, không ngừng học tập và học hỏi.
=> Khiêm tốn có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống con người.
3. Bàn luận
- Vai trò của đức tính khiếm tốn:
+ Khiêm tốn giúp chúng ta nhìn nhận đúng đắn bản thân, biết những chỗ tốt, chỗ chưa tốt để ngày càng hoàn thiên mình.
+ Khiêm tốn giúp chúng ta tránh thói kiêu căng, tự mãn.
+...
+ Khiếm tốn cũng giúp chúng ta luôn được những người xung quanh yêu quý, kính trọng.
- Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình. Lại có những người luôn coi bản thân mình là nhất, người khác phải học tập theo,...
4. Tổng kết.
Câu 2:
1. Giới thiệu chung
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật anh thanh niên.
2. Phân tích vẻ đẹp của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua nhân vật anh thanh niên.
a. Hoàn cảnh sống và làm việc
- Quê quán, nghề nghiệp: Đó là một chàng trai 27 tuổi, quê ở Lào Cai, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất và dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày để phục vụ sản xuất và chiến đấu.
- Hoàn cảnh sống: Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa.
=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt; công việc đòi hỏi sự nghị lực, tinh thần kỷ luật và tính chính xác cao.
b. Vẻ đẹp của con người làm việc và suy nghĩ cho đất nước
- Rất say mê công việc đo gió, đo mưa trên đỉnh Yên Sơn:
+ Chấp nhận sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao mấy nghìn m so với mặt biển -> dám đối mặt và vượt lên nỗi cô đơn vì tình yêu công việc.
+ Coi công việc như một người bạn “ta với công việc là đôi”
+ Thấy hạnh phúc khi được làm việc: tin vào ý nghĩa công việc mình làm, dự báo chính xác thời tiết người nông dân sản xuất, từng giúp không quân bắn rơi máy bay.
- Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao:
+ Có những đêm trời lạnh giá anh vẫn trở dậy đo gió, đo mưa.
+ Anh đã vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình để hoàn thành công việc.
-> Tinh thần trung thực và ý thức trách nhiệm với nghề.
- Không chỉ là con người yêu công việc, anh còn biết sắp xếp cuộc sống một cách khoa học, luôn trau dồi tri thức cho bản thân bằng cách đọc sách báo và đó cũng chính là cách anh làm cho tâm hồn mình phong phú hơn. Ngoài ra, anh còn là một người thân thiện, luôn biết quan tâm giúp đỡ người khác.
- Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên:
+ Anh muốn góp sức mình vào công cuộc dựng xây và bảo vệ cuộc sống mới (công việc của anh giúp ích cho lao động sản xuất và chiến đấu)
+ Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét -> tất cả đều lặng lẽ và bền bỉ với đời sống, với công việc.
+ Anh tác động lớn tới ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ tìm thấy ở anh lí tưởng sáng tạo của mình. Còn cô kĩ sư cũng tìm thấy ở anh một tấm gương về tình yêu cuộc sống, tình yêu công việc.
=> Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh.
=> Là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.
3. Tổng kết
4. Đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Lai Châu năm 2023
UBND TỈNH LAI CHÂU SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn thi: Ngữ văn (môn chung) Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 26/5/2023 |
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.”
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2.(1,0 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 3. (1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc nhất được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”.
Câu 4: (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm):
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bản về vai trò của đức tính khiêm tốn trong cuộc sống.
Câu 2. (4,0 điểm):
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long.