Nghị luận xã hội – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Nghị luận xã hội – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Ngữ văn lớp 9, chuẩn bị tốt cho kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 sắp tới

Nghị luận xã hội – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

I – Củng cố và mở rộng kiến thức, kỹ năng

1.Nhận diện kiểu bài nghị luận xã hội

a) Khái niệm

Nghị luận: nghị là xem xét, trao đổi; luận là bàn bạc, đánh giá. Nghị luận là dùng lí lẽ, dẫn chứng và cách thức lập luận để phân tích, bàn luận, đánh giá về một hoặc một số vấn đề nào đó.

Xã hội: các vấn đề của đời sống con người như triết học, lịch sử, kinh tế, đạo đức, văn học nghệ thuật, lối sống, cách ứng xử…

Nghị luận xã hội là những bài văn nghị luận bàn về các vấn đề xã hội (thực trạng xã hội, các hiện tượng đời sống, vấn đề về lối sống của con người, các mối quan hệ của con người trong xã hội…) nhằm thể hiện suy nghĩ, thái độ, quan điểm, tiếng nói chủ quan của người viết về vấn đề đặt ra, góp phần tạo những tác động tích cực tới con người, bồi đắp những giá trị nhân văn và thúc đẩy sự tiến bộ chung của xã hội.

b) Các kiểu bài nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội gồm ba dạng đề cơ bản: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội đật ra trong một tác phẩm văn học.

Dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường mượn một câu danh ngôn, một nhận định, đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái độ của mình.

Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm.

Dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học kết họp kiểm tra được cả về năng lực đọc – hiểu tác phẩm văn học, cả về

kiến thức xã hội và khả năng nghị luận với hai hình thức chủ yếu sau: Từ một tác phẩm đã học, đề yêu cầu người viết bàn về một ý nghĩa xã hội nào đó; hoặc cũng có thể từ một tác phẩm chưa được học, thường là một câu chuyện nhỏ (truyện mi ni), đề yêu cầu bàn về ý nghĩa xã hội đặt ra trong đó.

Những yêu cầu và kinh nghiệm cần có để viết được bài văn nghị luận xã hội đúng, hay và giàu chất văn

a) Đảm bảo kiến thức mang màu sắc chính trị – xã hội

Nhìn chung, các dạng bài nghị luận xã hội đều đòi hỏi người viết phải vận dụng, kết họp nhuần nhuyễn những hiểu biết, kiến thức về chính trị, pháp luật; kiến thức về lịch sử, văn hoá, đạo đức, tâm lí xã hội…; những tin tức thời sự cập nhật…

b) Đảm bảo mục đích, tư tưởng đúng đắn

– Phải xuất phát từ một lập trường tư tưởng đúng đắn, tiến bộ, cao đẹp, vì con người, vì sự tiến bộ chung của toàn xã hội hoặc từ các nguyên tắc đạo lí làm người… để bàn bạc, phân tích, khen chê, đề xuất ý kiến. Có vậy sự biện luận mói đúng, sắc và thuyết phục người đọc. Tuy nhiên, người viết phải thể hiện được cái nhìn, đánh giá của riêng mình về cuộc đòi, con người, về mục đích, lối sống… Những điều đó không có trong sách vở mà cần sự trải nghiệm của chính chủ thể.

– Phải thể hiện được thái độ, tình cảm, nhiệt tình của người viết. Những cảm xúc chân thành chính là rung động của tâm hồn khi chạm vào cuộc sống, giúp bài văn không phải là bài thuyết giáo khô khan cho một tư tưởng, đạo lí mà là sự chia sẻ chân thành của người viết về những gì mình trải qua, mình chiêm nghiệm. Người viết cần tạo cho mình tâm thế của người trong cuộc, đặt mình trong hoàn cảnh, tình huống của vấn đề. Khi đó, người viết sẽ có những suy ngẫm, đánh giá bằng chính những trải nghiệm của bản thân, điều này sẽ chi phối thái độ, cảm xúc, suy nghĩ, giọng điệu của người viết. Đọc những bài văn này, người đọc sẽ có cảm giác như đang được đối thoại trực tiếp vói người viết, “chất sống”, “chất xã hội” sẽ hiện lên một cách tự nhiên mà sống động. Tuy nhiên, nếu chỉ đặt mình là người trong cuộc, sử dụng điểm nhìn từ bên trong thì những suy ngẫm sẽ mang tính chủ quan, những đánh giá dễ mang tính cực đoan, một chiều, hoặc là ngợi ca, đề cao quá mức, hoặc là phê phán, lên án quá độ. Bởi vậy, để đánh giá vấn đề một cách chính xác, toàn diện thì người viết cần xác định cho mình điểm nhìn khách quan, xem xét vấn đề từ nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau. Khi đó, bài văn nghị luận xã hội dễ tìm được sự đồng cảm, đồng tình ở người đọc.

c) Đảm bảo kĩ năng nghị luận

– Tập trung hướng tới luận đề để bài viết không tản mạn. Người viết cần xác định được yêu cầu của đề, nắm bắt tình thần của đề bài. Phải xác định trúng, nắm bắt chính xác yêu cầu của đề bài thì người viết mói có thể có được định hướng suy nghĩ đúng đắn, khoanh vùng kiến thức, phạm vi dẫn chứng để biện giải vấn đề.

– Có ý thức triển khai thành các luận điểm mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; dẫn chứng xác đáng, tiêu biểu.

– Để giúp người đọc hiểu vấn đề, thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của người viết, bài văn nghị luận xã hội không chỉ cần luận điểm mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, phù họp mà còn cần có chất văn, hấp dẫn về hình thức diễn đạt; sử dụng linh hoạt các kiểu câu; ngôn ngữ phong phú, chính xác, tinh tế, độc đáo; lời dẫn, lời chuyển ý sao cho khéo léo, uyển chuyển, mượt mà… và viết văn có hình ảnh để nâng cao chất văn cho bài viết. Sau bước giải thích từ ngữ quan trọng, nên lấy từ hai đến ba ví dụ minh hoạ để cụ thể hoá khái niệm (nghĩa của những từ ngữ quan trọng). Trên thực tế, bước này đã khơi dậy được không chỉ tâm hồn, cảm xúc mà còn cả lối hành văn rất hình ảnh. Có thể lấy ví dụ cụ thể hoá nghĩa của từ hưởng thụ: Buổi sáng thức giấc, bạn bật tung cửa sổ để đón nhận khí trời và nắng mai. Đó là hưởng thụ, bạn đang hưởng thụ từ Mẹ Trái Đất. Hoặc lấy hình ảnh gà mái và con suối nhỏ trong cuốn Đaghextan của tôi của Ra-xun Gam-za-tốp làm ví dụ cụ thể hoá cho việc con người ta không tự biết mình là ai: gà mái mơ thấy mình là chim ưng, nó bay khỏi vách đá và ngã gãy cánh. Con suối nhỏ mơ thấy mình là dòng sông lớn, nó tràn vào bãi cát và lập tức bị hút khô… Cách diễn đạt trong văn nghị luận không cần phải “vang nhạc, sáng hình” như trong thơ, nhưng nếu HS biết đặt những câu văn có hình ảnh, có nhịp điệu một cách họp lí đôi khi lại có hiệu quả lớn. Một điều thường thấy trong văn nghị luận, nhất là nghị luận xã hội chính là: để tạo cách diễn đạt hình ảnh, người ta thường hay sử dụng biện pháp so sánh. Ví dụ: Người ta thường ví đời người như ngọn núi, sống là một cuộc chinh phục ngọn núi ấy. Thật buồn cho những ai chưa lên đến đỉnh đã tuột xuống cái dốc bên kia của đời mình.

– Muốn thuyết phục người đọc cả về tư tưởng và tình cảm, bài văn nghị luận cần có chất văn. Nếu chất nghị luận là phần xác thì chất văn được coi như phần hồn, nếu chất nghị luận tác động đến lí trí, giúp người đọc hiểu vấn đề, nắm được tư tưởng của người viết thì chất văn lại lay động trái tim người đọc, mang đến những xúc cảm sâu lắng, khiến ta thấm thìa, yêu mến, say sưa. Đặc biệt, với bài viết của một HS giỏi, chất văn góp phần quyết định sự thành công, tạo những ám ảnh nơi người đọc. Ngôn ngữ phải trong sáng, vừa có màu sắc luận lí vừa có sắc thái mĩ cảm.

a) Kĩ năng viết mở bài, kết bài trong văn nghị luận xã hội

(1) Mở bài

Thế nào là một mở bài hay?

Là mở bài đúng: có phần dẫn dắt vào đề và nêu vấn đề nghị luận.

Là mở bài ngắn gọn, độc đáo, ấn tượng, sáng tạo.

Một số cách mở bài/ nhập đề hay

Nhập đề bằng danh ngôn (có nội dung đồng thuận hoặc ngược thuận với vấn đề được đưa ra bàn luận)

Ví dụ: Suy nghĩ của anh/chị về câu châm ngôn: “Thời gian là vàng”.

Mở bài: Các Mác từng nhận định: “Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Thật vậy, trong cái hữu hạn trăm năm của đời người, thời gian là vô cùng quý báu, không chỉ để cho chúng ta được sống, làm việc mà còn thực hiện được những ước mơ, khát vọng… Thcri gian trôi qua sẽ không thể lấy lại. Vĩ thế, người xưa khẳng định: “Thời gian là vàng”.

Nhập đề bằng thơ

Ví dụ: Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của những câu sau trong bài thơ “Đừng quên” của Trần Nhuận Minh:

Đừng quên

Cái ác vỗ vai cái thiện

Cả hai cùng cười đi về tương lai.

Mở bài:

Dầu phải khi cay đắng dập vùi Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu Cây khế chua có đại bàng đến đậu Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

(Đất nước, trích trường ca Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm)

Đọc những câu thơ trên của Nguyễn Khoa Điềm, tôi lại nhớ về tuổi thơ, nhớ về những câu chuyện cổ tích bà thường hay kể. Qua những câu chuyện cổ, bà đã thắp lên trong tôi một lẽ sống, một triết lí nhân sinh cao đẹp trong cuộc đời “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Nhưng có chăng lúc nào cái thiện cũng chiến thắng cái ác? Tôi đã trăn trở nghĩ suy và chợt thức nghiệm được nhiều điều khi đọc hai câu thơ của Trần Nhuận Minh trong thi phẩm Đừng quên:

Cái ác vỗ vai cái thiện

Cả hai cùng cười đi về tương lai.

– Nhập đề bằng lời bài hát

Ví dụ: Suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sau của R. Ta-go:

Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thương

Và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát.

Mở bài: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa, chọn những nụ cười…”.

Những ca từ giàu ý nghĩa nhân bản của cố nhạc sĩ Trịnh Công Son cứ vang bên tai tôi mỗi sáng mai thức dậy. Nghe câu hát ấy, tôi thấy cuộc đời thật nhẹ nhàng và hạnh phúc biết bao. Và một lần nữa tôi lại thức nhận ra nhiều điều về cuộc sống khi đọc hai câu thơ của R. Ta-go:

Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thương

Và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát.

Nhập đề bằng câu chuyện ngắn trong thực tiễn đời sống hay trong văn học

Ví dụ: Viết bài vãn nghị luận bàn về lối sống đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay.

Mở bài: Có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi: Lão hành khất đứng bên cầu ngửa tay xin anh thanh niên. Anh thanh niên quây lại và nói: Ổng ơi, cháu không có gì để cho ông. Lão hành khất trả lời: cháu đã cho ta rất nhiều. Vậy anh thanh niên đã cho lão hành khất thứ gì? Đó phải chăng là sự đồng cảm và sự sẻ chia, một lối sống đẹp của con người trong xã hội hiện nay?

Nhập đề bằng cách đặt ra những suy luận, những câu hỏi về vấn đề cần bàn luận

Ví dụ: Viết bài văn nghị luận với chủ đề: Con đường phía trước.

Mở bài: Con người sống trên mặt đất này luôn phải đấu tranh để sinh tồn. Vì vậy, với mỗi người, đường đời phía trước thật nhiều ngã rẽ, đòi hỏi ta phải tỉnh táo lựa chọn. Có những đại lộ bằng phẳng tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, nhưng cũng có không ít những con đường chứa đầy gian khó, nhọc nhằn. Dầu vậy, cả nhân loại vẫn tiến về con đường phía trước.

Nhập đề bằng cách định nghĩa vấn đề cần bàn luận

Ví dụ: Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của câu chuyện sau:

TÌNH BẠN

Hai người bạn đi trên sa mạc, đến một chỗ họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kiềm chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình, người kia rất đau nhưng không nói một lời, anh chỉ lặng lẽ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát tôi”.

Họ tiếp tục đi, đến một con sông họ dừng lại và tắm ở đây, người bạn vừa bị tát sơ ý suýt chết đuối, may mà được người bạn kia cứu, khi hết hoảng sợ, anh khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người bạn kia ngạc nhiên hỏi: “Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại viết lên đá?”.

Mỉm cười, anh đáp lại: “Khi một người bạn làm, chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều đó lên cát, gió sẽ thổi chúng đi cùng sự tha thứ. Còn khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta nên khắc sâu nó lên đá như khắc sâu vào kí ức của trái tim, nơi không có ngọn gió nào có thể xoá nhoà được.

Hãy học cách viết trên đá và cát!

(Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng họp Thành phố Hồ Chí Minh)

Mở bài: Tĩnh bạn là viên kim cương, là tài sản có giá trị nhất mà mỗi người may mắn có được. Dù phải đi trong bóng tối lạnh lùng nhưng có một người bạn theo cùng vẫn hon đi một mình ngoài ánh sáng với hoa thom, cỏ lạ. Bạn còn là nơi ta soi vào để thấy một nửa bản thân mình trong đó. Giống như một viên kim cương quý và đẹp nhưng lại rất dễ xước, tình bạn cần được nâng niu, trân ương. Một trong những trang viết về tình bạn đã làm cho không ít người xúc động, trăn trở đó là câu chuyện “Tinh bạn’’ trong bộ sách “Hạt giống tâm hồn” của NXB Tổng họp Thành phố Hồ Chí Minh.

(2) Kết bài

Thế nào là một kết bài hay?

Là kết bài đúng: thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài; chỉ nêu những ý khái quát, có tính tổng kết, không lan man, lặp lại những gì đã trình bày.

- Là kết bài độc đáo, sáng tạo, tự nhiên và để lại dư vị.

Một số cách kết bài hay

Kết bài bằng danh ngôn hoặc ý thơ hay

Ví dụ: Tuân Tử cho rằng: “Lời nói hay giúp người ấm hơn vải lụa, lời nói dở hại người đau hơn gươm giáo”.

Suy nghĩ của anh/chị về nhận định trên.

Kết bài: Câu nói của Tuân Tử thật xác đáng, dễ tìm được sự đồng ý, đồng tình của nhiều người, trở thành bài học xử thế cho muôn đời. Mỗi chúng ta cần nhận thấy “học ăn, học nói” là bài học sơ đẳng và quan trọng của đạo làm người. Hãy thấm nhuần lời dạy của cha ông:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Kết bài bằng cách kết họp phần bài học nhận thức kèm theo lòi nhắn gửi

Ví dụ: Suy nghĩ cứa anh/chị về ý nghĩa của những câu sau trong bài thơ “Đừng quên” của Trần Nhuận Minh:

Đừng quên

Cái ác vỗ vai cái thiện

Cả hai cùng cười đi về tương lai.

Kết bài: Trên mỗi bước đường chúng ta bước, mỗi việc chúng ta làm luôn có hai người bạn “cùng cười đi về tương lai” với chúng ta. Điều quan trọng làm việc bạn chọn đồng hành cùng cái thiện hay cái ác, điều đó sẽ quyết định hình thành nên nhân phẩm, tính cách của bạn. Vậy, ngay từ ngày hôm nay, mỗi chúng ta hãy tự xem xét lại bản thân, nhìn lại những việc ta đã làm, những dự định cho tương lai và tự hỏi bản thân ta đã làm điều gì thiện? Gây ra điều ác gì? Từ những điều nhỏ nhất mỗi người hãy cố gắng hoàn thiện bản thăn, từ suy nghĩ đến hành động cũng cần hướng về Chân – Thiện – Mĩ và cùng phê phán, đào thải cái ác, cái xấu. Xã hội được kết nối bởi mỗi cá nhân, nhiều người lương thiện thì xã hội sẽ lương thiện. Bạn và tôi chúng ta cùng phấn đấu trở thành người lương thiện để cuộc đời này thiện – ác phân minh.

Kết bài theo hình thức nêu câu hỏi đặt ra cho mọi người cùng suy nghĩ; hoặc viết lời nhắn gửi mong muốn mọi người cùng nghĩ và làm theo

Ví dụ: Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩ của câu chuyện “Tình bạn” (trang 170).

Kết bài: Viết lên cát thì dễ nhưng để tha thứ hoàn toàn thì đâu dễ dàng như vậy? Đâu thể ỷ lại, nhờ gió cuốn đi mà phải chính bạn đối diện với lỗi lầm. Khắc lên đá dù khó mờ phai nhưng cũng mòn đi theo gió sương, năm tháng. Hãy đặt điều tốt đẹp vào trái tim bằng sự chân thành của bạn. Có những điều có thể tha thứ nhưng có lỗi lầm không thể bỏ qua khi mà nó liên quan đến danh dự, nhân phẩm, đạo đức, luân lí ở đời. Biết ghi nhớ, dám tha thứ là tốt nhưng phải đúng lúc, đúng chỗ, họp tình, họp lí và đừng đánh đổi lòng tự trọng. Học cách viết trên cát và trên đá, bạn đang học làm người. Chúc bạn làm người một cách “hoàn toàn” nhất!

Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn bài Nghị luận xã hội – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập từ đó chuẩn bị tốt cho kì thi HSG lớp 9 sắp tới

.......................................................................

Ngoài Nghị luận xã hội – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
13 12.069
Sắp xếp theo

    Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

    Xem thêm