Viếng lăng Bác của Viễn Phương – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9
Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Viếng lăng Bác của Viễn Phương – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Bài thơ đó là nỗi niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm Bác hồ. Nắm được những đặc sắc trong hình ảnh và giọng điệu thơ. Mời các bạn tham khảo
- Soạn bài Viếng lăng Bác siêu ngắn
- Soạn Văn 9 bài Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác VNEN
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 48: Viếng lăng Bác
1. Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương sáng tác vào tháng 4 năm 1976, ghi lại cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trong lần đầụ vào lăng viếng Bác một năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khi đó lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng mới được hoàn thành. Bài thơ gồm bốn khổ, mười sáu câu thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào xen lẫn nỗi đau xót của nhà thơ khi vừa từ miền Nam mới được giải phóng ra thăm lăng Bác.
2. Bài thơ thể hiện niềm xúc động và tình cảm sâu sắc của một người con miền Nam lần đầu thăm lăng Bác, đồng thời cũng là tình cảm chung của nhân dân, của cả dân tộc với vị lãnh tụ kính yêu.
Bài thơ có bố cục đơn giản, tự nhiên theo trình tự những xúc cảm và suy nghĩ của tác giả trong lần vào lăng viếng Bác.
Hai khổ thơ đầu là những ấn tượng, cảm xúc trước hình ảnh hàng tre bên lăng và dòng người vào lăng viếng Bác. Ở khổ thơ đầu, ấn tượng nổi bật của tác giả về cảnh quan quanh lăng Bác là hình ảnh hàng tre – một hình ảnh hết sức bình dị, thân thuộc của làng quê Việt Nam. Với hình ảnh hàng tre bát ngát lăng Bác không chỉ là nơi tôn nghiêm, mà lại hết sức gần gũi, bình dị, như được đặt giữa khung cảnh thân thuộc của quê hương. Hàng tre còn là biểu tượng cho sức sống, ý chí kiên cường, bền bỉ của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
Hình ảnh đoàn người vô tận đi trong thương nhớ vào viếng Bác đã được nhà thơ miêu tả bằng một hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, thể hiện lòng thành kính, tiếc thương của mọi người với vị lãnh tụ: “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”. Ở khổ thơ này, nhà thơ còn sáng tạo một hình ảnh ẩn dụ đặc sắc (mặt trời trong lăng) trong sự đối ứng với hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng”. Hình ảnh ẩn dụ ấy thể hiện một cách cô đúc, sâu sắc về sự vĩ đại, vĩnh hằng của Bác Hồ.
Khổ thơ thứ ba là niềm xúc động thiêng liêng xen lẫn nỗi xót đau của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Khung cảnh, không khí trang nghiêm, thanh tĩnh trong lăng đã được diễn tả bằng hình ảnh rất thích họp: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên – Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.
Khổ thơ cuối thể hiện niềm lưu luyến của nhà thơ khi phải rời lăng Bác trở về miền Nam. Nỗi niềm lưu luyến ấy được biểu hiện bằng điệp từ “muốn làm” lặp lại ba lần ở đầu các câu thơ, thể hiện ước muốn được hoá thân vào những cảnh vật quanh lăng Bác (con chim, đoá hoa, cây tre) để mãi mãi được ở gần bên Người.
3. Bài thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng mà nổi bật là loại hình ảnh thứ hai. Những hình ảnh ẩn dụ: mặt trời trong lăng, tràng hoa, trời xanh, vầng trăng vừa quen thuộc, gần gũi lại vừa có sức gợi cảm và giàu ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng là hình ảnh thực nhưng cũng được khai thác ở ý nghĩa biểu tượng hàng tre Việt Nam, cây tre trung hiếu.
Giọng điệu bài thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể hiện tâm trạng của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Thể thơ 8 chữ, nhưng có những dòng thơ 7 chữ hoặc 9 chữ, tuỳ thuộc vào nội dung cảm xúc ở mỗi câu thơ. Cách gieo vần trong từng khổ thơ cũng không cố định, có khi liền, có khi cách. Nhịp các khổ thơ nhìn chung là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính. Riêng khổ cuối, nhịp thơ nhanh hơn, với điệp ngữ muốn làm được lặp lại ba lần, thể hiện mong ước tha thiết và nỗi lưu luyến của tác giả.
Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Tài liệu này khá hay giúp các bạn học sinh ôn tập, rèn luyện chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi lớp 9 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập tốt. Mời các bạn tham khảo
- Con cò của Chế Lan Viên – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9
- Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9
.......................................................................
Ngoài Viếng lăng Bác của Viễn Phương – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9, Soạn văn 9 VNEN, Đề thi học sinh giỏi 9 hoặc đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt