Bến quê của Nguyễn Minh Châu – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Bến quê của Nguyễn Minh Châu

Bến quê của Nguyễn Minh Châu – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 chuẩn bị cho kì thi HSG lớp 9 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo

1. Trong Bến quê, Nguyễn Minh Châu đã đặt nhân vật vào một tình thế thật đặc biệt để soi rọi vào thế giới nội tâm con người, làm nổi bật lên chủ đề tư tưởng của truyện. Tình huống truyện trong Bến quế là một hoàn cảnh đầy nghịch lí: Nhân vật chính trong chuyện – Nhĩ – từng đi khắp nơi trên trái đất, về cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo đến nỗi không thể tự mình dịch chuyển trên chiếc phản hẹp kê bên cửa sổ. Nhưng cũng chính vào một buổi sáng trong những ngày cuối của cuộc đời mình, từ cửa sổ căn gác, Nhĩ đã nhận ra được ở vùng đất bãi bồi bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc, vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ. Nhưng thật trớ trêu, đó lại là nơi anh chưa một lần đặt chân đến. Trong cái buổi sáng có lẽ là cuối cùng của cuộc đời mình, Nhĩ vô cùng khao khát được một lần đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, cái miền đất thật gần gũi nhưng đã trở nên rất xa vời với anh. Nhĩ nhờ cậu con trai thay mình đi chuyến đò ngang sang sông để đặt chân lên cái bãi bồi bên kia. Nhưng vừa rời khỏi nhà, anh con trai lại sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè phố và rất có thể sẽ lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.

Tác phẩm là sự khẳng định về những giá trị bình- dị, gần gũi và bền vững của đời sống được nhận thức qua sự trải nghiệm ở một con người vào lúc cuối đời. Sự nhận thức ấy vừa mang ý nghĩa thức tỉnh, vừa có sự xót xa, tiếc nuối nhung giàu ý nghĩa nhân văn. Đó là sự thức tỉnh về những vẻ đẹp bình dị mà sâu xa của cuộc sống – như vẻ đẹp của một cái bãi bồi bên kia sông, như sự tần tảo và đức hi sinh của người vợ – những giá trị mà con người rất dễ bỏ qua hoặc lãng quên, nhất là khi còn trẻ.

2. Đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm thể hiện trước hết ở việc sáng tạo tình huống truyện độc đáo, hợp lí, tạo điều kiện thuận lợi để khám phá thế giới nội tâm nhân vật và đưa ra những chiêm nghiệm có ý nghĩa triết lí, nhân sinh.

Lựa chọn người trần thuật vô hình ở ngôi thứ ba nhưng lại thâm nhập vào cái nhìn và tâm trạng của nhân vật chính, tạo thuận lợi cho việc khám phá, miêu tả nội tâm nhân vật.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc. Tâm lí của Nhĩ được thể hiện gián tiếp qua cái nhìn cảnh vật thiên nhiên bên ngoài cửa sổ, trực tiếp qua những dòng độc thoại nội tâm, những đối thoại với người vợ, qua cử chỉ ở cuối truyện.

Xây dựng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Các hình ảnh đều mang hai lóp nghĩa là nghĩa thực và nghĩa biểu tượng: những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở đổ ụp xuống dòng sông gợi liên tưởng sự sống của Nhĩ đã ở vào nhũng ngày cuối cùng; hình ảnh bãi bồi bên kia sông là biểu tượng của quê hương xứ sở, của những vẻ đẹp bình dị, gần gũi; chi tiết đứa con trai sà vào đám người chơi phá cờ thế bên đường là biểu tượng về những “chùng chính”, “vòng vèo” trên đường đời mà người ta thường bị sa vào.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 là tài liệu này khá hay giúp các bạn học sinh ôn tập, rèn luyện chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi lớp 9 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập tốt. Mời các bạn tham khảo

.......................................................................

Ngoài Bến quê của Nguyễn Minh Châu – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9, Soạn văn 9 VNEN, Đề thi học sinh giỏi 9 hoặc đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
1 304
Sắp xếp theo

    Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

    Xem thêm