Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Bến quê siêu ngắn

Soạn bài Bến quê siêu ngắn được VnDoc sưu tầm và đăng tải nằm trong mục lục soạn văn 9 siêu ngắn. Bài soạn văn này giúp các bạn thấy được những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện Bến quê.Những bài học mang tính triết lý về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta. Mời các bạn tham khảo

Bố cục bài Bến quê

- Phần 1: Từ đầu ... bậc gỗ mòn lõm: Cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên

- Phần 2: Tiếp .... một vùng nước đỏ: Nhĩ nhờ con trai đi sang bờ sông bên kia

- Phần 3: còn lại: Hành động cố gắng cuối cùng của Nhĩ trước mặt cụ giáo Khuyến

Tóm tắt bài Bến quê

Truyện kể về nhân vật Nhĩ, người đã đi nhiều nơi, hầu như mọi ngõ ngách đều có dấu chân của anh. Nhưng đến cuối đời, anh lại bị liệt, việc di chuyển xung quanh cái giường cũng trở nên khó khăn đối với Nhĩ. Ngồi trên giường, Nhĩ có cơ hội nhìn ngắm cảnh vật xung quang, nhìn dòng sông và bãi bồi bên kia sông. Anh khao khát được đến đó, nhưng đôi chân lại trở nên bất lực. Anh liền gửi gắm tâm tư đó cho đứa con. Anh nhờ nó đi sang bên kia sông, như một tâm nguyện cuối cùng của cuộc đời.

Soạn bài bài Bến quê

Câu 1 (trang 107 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

- Hoàn cảnh nhân vật Nhĩ: Hồi còn trẻ, Nhĩ đã đi nhiều nơi, hầu như chưa nơi nào là anh chưa đặt chân đến. Khi về già anh bị liệt, anh liền phát hiện ra vẻ đẹp của bãi đất bồi ven sông, nơi quê hương anh, anh chưa từng đến đó một lần.

- Tình huống ấy đặt con người ta vào những nghịch cảnh: Nhĩ đã từng đi nhiều nơi nhưng bến quê nơi gần anh nhất anh lại chưa từng đến. Nhĩ là con người thích xê dịch nhưng khi về già anh lại bị liệt. Từ những nghịch lí đó tác giả muốn gửi gắm những triết lí về nhân sinh cuộc đời.

Câu 2 (trang 107 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

- Những ngày cuối đời, Nhĩ đã thấy ngoài cửa sổ:

+ Những bông bằng lăng đã thưa thớt, màu sắc nhợt nhạt

+ Con sông Hồng màu đỏ nhạt, rộng mênh mông

+ Vòm trời cao hơn

+ Bãi bồi màu mỡ, quen thuộc mà trở nên xa lạ

- Niềm khao khát của Nhĩ là được đặt chân đến bãi bồi bên kia sông

- Nhĩ khát khao như vậy vì đến khi nằm trên giường anh mới có cơ hội để nhìn ngắm vẻ đẹp của bến quê, anh muốn được nhìn ngắm cái bãi đất bồi nơi mà vợ anh đã được sinh ra và lớn lên. Khi chân con người ta không thể đi được nữa, người ta lại càng khát khao muốn được đi.

Câu 3 (trang 108 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

- Sự tinh tế: Tác giả đã miêu tả tâm trạng của nhân vật Nhĩ hết sức tinh tế. Từ những cử chỉ ngại ngùng “không dám nhìn vào mặt con”, đến những câu hỏi Liên vì sợ rằng mình trở thành gánh nặng cho gia đình. Ngượng nghịu khi nói ra yêu cầu kì quặc của mình đối với đứa con trai. Lo sợ đứa con trai vì mải chơi mà không kịp chuyến đò. Tưởng tượng mình là đứa con trai đang ở trên chuyến đò đó. Thu nhặt hết chút sức lực cuối cùng để nhô mình ra ngoài cửa sổ, khoát khoát đứa con trai

- Tinh thần nhân đạo: Dù trong hoàn cảnh hiểm nghèo, nhân vật vẫn ánh lên hi vọng được đi đến bãi bồi bên kia. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương của nhân vật Nhĩ

Câu 4 (trang 108 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Ý nghĩa của chi tiết cuối truyện là:

- Nhĩ lo lắng đứa con vì mải chơi mà nhỡ mất chuyến đò không sang được bãi bồi bên kia sông. Khát vọng của Nhĩ không được thực hiện và sợ rằng nó cũng sẽ trở thành niềm hối tiếc của đứa con lúc cuối đời

- Con người ta đi nhiều nơi, trải qua những lối quanh co của cuộc đời cuối cùng cũng trở về với mảnh đất quê hương, những thứ bình dị mà khi còn trẻ ta không chú ý đến nó lại là nơi đẹp nhất, đáng trân trọng nhất.

Câu 5 (trang 108 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Một số hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng:

- Hình ảnh bãi bồi, bến sông, thiên nhiên ngoài khung cửa sổ ngoài ý nghĩa thực còn biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, gần gũi của quê hương.

- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng... gợi ra ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng.

- Đứa con trai ham chơi gợi suy nghĩ về sự chùng chình, vòng vèo của đường đời.

Câu 6 (trang 108 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

- “Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi được đến ...không bao giờ giải thích hết”.

- Ý nghĩa đoạn: thể hiện một triết lí mà nhà văn muốn gửi gắm – con người khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình, đồng thời thức tỉnh về những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống.

Luyện tập

Câu 1 (trang 108 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc, mà vẫn ánh lên vẻ bình dị của một hàng cây, một con thuyền, dòng sông, bến đò, bãi bồi... Hình ảnh những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt gợi nhắc sự tàn úa cũng như những giây phút cuối cùng của Nhĩ trong cuộc đời.

Câu 2 (trang 108 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Con đường để đi sang bến sông bên kia thật ngắn, nhưng trên con đường đó lại có những điều hấp dẫn khác, khiến con người ta bị lôi cuốn mà quên việc phải bước đi. Chính những điều vòng vèo và chùng chình đó đã làm cho con người không kịp nhận ra vẻ đẹp đơn sơ, giản dị trước mắt.

VnDoc đã hướng dẫn các bạn Soạn bài Bến quê siêu ngắn, sẽ là tài liệu hay nhằm hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài, rút ngắn thời gian soạn bài thấy được những tình huống nghịch lí, giàu hình ảnh biểu tượng trong tác phẩm Bến quê. Chúc các bạn học tốt, mời các bạn cùng tham khảo

............................................

Ngoài Soạn bài Bến quê siêu ngắn. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9, Soạn văn 9 VNEN hoặc đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Ngắn nhất

    Xem thêm