Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ánh Trăng của Nguyễn Duy – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Ánh Trăng của Nguyễn Duy

Ánh Trăng của Nguyễn Duy – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ánh trăng của Nguyễn Duy đã mang sức sáng nối liền giữa quá khứ và hiện tại và là tấm gương để soi lòng, sự thức tỉnh bừng ngộ chân lý. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây

1. Nguyễn Duy viết bài thơ Ánh trăng năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ba năm sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sau chiến tranh, tác giả cũng như nhiều người lính đã từ rừng về thành phố, quen dần với cuộc sống đô thị trong thời bình, về thành phố sau chiến tranh, ai cũng bận rộn với những lo toan bộn bề của cuộc sống thời hậu chiến, những năm tháng chiến tranh và cái thời tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo đã trở thành quá khứ mờ dần và bị chìm lấp đi giữa những lo toan, tất bật của cuộc sống thường nhật. Bài thơ Ánh trăng là một lời tâm sự, tự nhắc nhở, tự vấn của nhà thơ về nghĩa tình thuỷ chung với qúa khứ gian lao, với đồng đội và nhân dân.

2. Bài thơ có bố cục theo trình tự thời gian với lời kể của chủ thể trữ tình. Nhìn lại mình trong thời gian, thấy rõ hai giai đoạn trong cuộc sống của nhân vật trữ tình mà ranh giới là thời điểm từ ngày về thành phố.

Bài thơ được triển khai như lời tâm sự của nhân vật trữ tình về quan hệ giữa mình với vầng trăng theo dòng thời gian. Chất tự sự thể hiện ở các yếu tố: lời kể xen kẽ với miêu tả, thuật kể theo dòng thời gian, có tình huống bất ngờ tạo bước ngoặt của câu chuyện và tâm trạng nhân vật. Chất trữ tình hoà quyện với chất tự sự, thể hiện ở thái độ, cảm xúc khi kể, miêu tả và bộc lộ trực tiếp tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Thủ pháp đối lập được sử dụng triệt để, tạo được hiệu quả nghệ thuật cao: đối lập trong quan hệ giữa con người với vầng trăng ở hai thời kì: trước và sau khi về thành phố; đối lập giữa bóng tối của căn phòng khi mất điện với vầng trăng sáng ngoài cửa sổ; đối lập khi con người soi mình vào vầng trăng, thấy rõ sự thuỷ chung, tròn đầy của vầng trăng và sự hờ hững, phai nhạt nghĩa tình trong lòng mình; đối lập giữa cái bình thản “im phăng phắc” của vầng trăng với cái “giật mình” thức tỉnh của nhân vật trữ tình.

Sáng tạo hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng phong phú. Bài thơ có hai hình tượng chính: nhân vật trữ tình và vầng trăng. Hai hình tượng ấy có mặt trong suốt bài thơ, cùng đi qua nhiều chặng thời gian, mối quan hệ khi thì gắn bó thân thiết, khi lại trở nên xa lạ và cuối cùng soi chiếu vào nhau để thức tỉnh cho nhân vật trữ tình.

Bài thơ được bố cục theo mạch kể về quan hệ của nhân vật trữ tình với vầng trăng ở hai thời đoạn:

Hồi nhỏ rồi thời chiến tranh, con người sống ở đồng, ở bể, ở rừng, gần với thiên nhiên, “hồn nhiên như cây cỏ”, thì vầng trăng thật gần gũi: “thành tri kỉ”.

Sau chiến tranh về thành phố, con người quen dần với tiện nghi và không gian đô thị, vầng trăng trở thành xa lạ “như người dưng qua đường”. Một tình huống bất ngờ xảy ra: mất điện. Tình huống ấy đã tạo ra bước ngoặt trong mạch tự sự và dòng tâm tư của nhân vật trữ tình. Anh đẩy cửa sổ và bắt gặp vầng trăng tròn. Vầng trăng ấy gọi về hình ảnh quá khứ với nghĩa tình đồng đội, nhân dân.

Kết cấu bài thơ vừa dựa theo mạch tự sự, vừa triển khai theo dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình. Mạch tự sự và mạch trữ tình không tách rời mà thâm nhập, hoà quyện, ở phần đầu, yếu tố tự sự trội hơn, còn ở phần sau (từ tình huống bất ngờ đèn điện tắt) thì yếu tố trữ tình là chủ đạo.

Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn bài Văn mẫu về Ánh Trăng của Nguyễn Duy – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Tài liệu làm nổi bật lên vẻ đẹp ánh trăng mang sức sáng nối liền giữa quá khứ và hiện tại, rèn luyện chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi lớp 9 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập tốt. Mời các bạn tham khảo

.......................................................................

Ngoài Ánh Trăng của Nguyễn Duy – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9, Soạn văn 9 VNEN, Đề thi học sinh giỏi 9 hoặc đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

    Xem thêm