Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo để hiểu rõ hơn về tinh thần hào hùng của chú bộ đội cụ Hồ giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt kiến thức để học tốt môn Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn tham khảo

1.Bài thơ về tiểu đội xe không kính được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ gồm 7 khổ, ở khổ thơ nào cũng có hai hình ảnh gắn liền với nhau: xe không kính và người chiến sĩ lái xe. Miêu tả chiếc xe không kính rồi không đèn, thậm chí không có cả mui xe, bài thơ cho thấy sự khốc liệt, dữ dội của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Nhưng vượt lên trên sự khốc liệt của chiến tranh là hình ảnh người lính lái xe với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy, vẫn vượt lên phía trước bởi ở họ có trái tim tràn đầy tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Để làm nổi bật tư tưởng ấy của bài thơ, Phạm Tiến Duật đã tìm được một cách cấu tứ độc đáo, đó là khai thác triệt để sự tương phản. Ngay nhan đề bài thơ đã bộc lộ rõ điều đó. Trong cả 7 khổ thơ đều có sự tương phản, chuyển hoá giữa cái không và cái có.

2. Bài thơ thành công trước hết ở việc đưa chất liệu hiện thực – ở đây là hiện thực chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn vào thơ một cách tự nhiên, phong phú, tạo nên chất khoẻ khoắn, sinh động của tác phẩm, vốn sống thực tế, sự trải nghiệm của chính tác giả và cái nhìn giàu tính phát hiện, nhạy bén khiến cho các hình ảnh trong bài thơ vừa mới lạ, độc. đáo, lại vừa tự nhiên, chân thực.

Ngôn ngữ và giọng điệu cũng góp phần rất quan trọng tạo nên thành công của bài thơ: ngôn ngữ gần với lời nói thường, mang tính khẩu ngữ, tái hiện đúng ngôn ngữ của những chiến sĩ lái xe; giọng điệu tự nhiên, trẻ trung, lạc quan, có vẻ tinh nghịch pha một chút ngang tàng. Câu thơ được cấu trúc theo kiểu điệu nói, gần với lời nói thường, tạo nên tính chất linh hoạt, tự nhiên của bài thơ.

Đặc sắc trong kết cấu bài thơ là tạo sự đối lập: đối lập giữa sự khốc liệt của chiến tranh, sự tàn phá của bom đạn kẻ thù với hình ảnh hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe; đối lập giữa cái không (sự thiếu thốn những trang bị tối thiểu của chiếc xe) với cái có (tinh thần dũng cảm, ý chí chiến đấu của người lính lái xe).

Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn bài Văn mẫu về Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Bài văn cho ta thấy tinh thần hào hùng của chú bộ đội cụ Hồ giúp các bạn học sinh ôn tập, rèn luyện chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi lớp 9 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập tốt. Mời các bạn tham khảo

.......................................................................

Ngoài Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9, Soạn văn 9 VNEN, Đề thi học sinh giỏi 9 hoặc đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
1 2.233
Sắp xếp theo

Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

Xem thêm