Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Luyện tập văn nghị luận – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Luyện tập văn nghị luận

Luyện tập văn nghị luận – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 được VnDoc sưu tầm và chia sẻ. Tài liệu giúp các bạn hiểu sâu thêm về phương pháp nghị luận và biết vận dụng được phương pháp lập luận để tạo lập văn bản nghị luận. Mời các bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho kì thi HSG lớp 9 sắp tới

1. Nêu những biểu hiện của lối sống giản dị ở Bác Hồ. Vì sao có thể nói đó là lối sống “giản dị mà thanh cao”?

2. Vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa”?

3. Anh/chị hiểu như thế nào về đề nghị của Mác-két ở đoạn cuối của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

4. Từ bài viết của Chu Quang Tiềm, anh/chị hãy nêu những ưu, nhược điểm trong việc đọc sách của bản thân và đề ra phương hướng phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

5. Giải thích ý kiến sau của Nguyễn Đình Thi trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ: “Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn.”. Bằng kinh nghiệm tiếp nhận văn học của mình, anh/chị hãy lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến trên.

6. Vì sao tác giả bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới cho rằng: trong những hành trang cần chuẩn bị để bước vào thế kỉ XX, “có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”?

Gợi ý

1. Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở lối sống giản dị mà thanh cao:

Những biểu hiện của lối sống giản dị ở Bác Hồ:

+ Nơi ở và làm việc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao” như cảnh làng quê qụen thuộc, “chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ”.

+ Trang phục hết sức giản dị: “bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”; tư trang ít ỏi: “một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm”.

+ Bác ăn uống đạm bạc: “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…”.

Cách sống giản dị ấy lại rất mực thanh cao vì:

+ Cuộc sống vật chất đơn giản tới mức tối thiểu giúp con người được sống nhiều hơn với cuộc sống tinh thần phong phú, sâu sắc. Con người không còn lệ thuộc vào các điều kiện vật chất, các nhu cầu vật chất để có thể toàn tâm toàn ý với nhũng mục đích cao cả, những khát vọng tốt đẹp.

+ Lối sống giản dị cho con người được sống hài hoà với thiên nhiên, được tận hưởng cái đẹp vô tận trong tự nhiên (thơ Bác Hồ, kể cả những bài làm trong hoàn cảnh bị tù đày, luôn tràn đầy hình ảnh, vẻ đẹp của thiên nhiên, đó chính là một minh chứng cho sự thanh cao trong tâm hỗn và lối sống của Bác). Chính vì thế, lối sống ấy có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tinh thần và thể xác con người. Lối sống của Bác Hồ có nhiều nét tương đồng với cốt cách của những nhà hiền triết phương Đông xưa, gọi nhớ đến hình ảnh Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2. Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên. Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt toàn nhân loại mà còn tiêu huỷ mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy, nó phản tiến hoá, phản lại “lí trí tự nhiên” như cách nói của Mác-két. (“Lí trí tự nhiên” ở đây có thể hiểu là quy luật của tự nhiên, lôgíc tất yếu của tự nhiên.)

Để làm rõ luận điểm này, tác giả đã đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất. Tất cả cho thấy, sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hoá hết sức lâu dài của tự nhiên, một quá trình được tính bằng hàng triệu năm: “Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi”. Từ đó, tác giả dẫn người đọc đến một nhận thức rõ ràng về tính chất phản tiến hoá, phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân: nếu nổ ra, nó sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên. Với luận điểm này, hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân đã được nhận thức sâu hơn ở tính chất phản tự nhiên, phản tiến hoá của nó.

3. Ở cuối văn bản, Mác-két đưa ra một đề nghị: “mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân”. Nên hiểu đề nghị này của nhà văn Mác-két là muốn nhấn mạnh: Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình và bảo vệ sự sống trên trái đất, không thể để cho chiến tranh hạt nhân huỷ diệt toàn bộ thành quả tiến hoá của sự sống và văn minh của nhân loại, cần lên án mạnh mẽ những kẻ vì lợi ích ti tiện mà có thể đẩy loài người vào thảm hoạ chiến tranh hạt nhân.

4. Để làm bài tập này, HS cần tự nhìn lại việc đọc sách của mình, trung thực và khách quan chỉ ra những thói quen xấu, những nhược điểm trong việc đọc sách của mình, rồi từ những gọi ý của tác giả Chu Quang Tiềm mà đề ra cho mình phương hướng khắc phục.

5. Cần giải thích từng ý nhỏ trong nội dung câu văn của Nguyễn Đình Thi:

“Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày”: Vãn nghệ bắt nguồn từ hiện thực đời sống, gắn bó chặt chẽ với cuộc đời hằng ngày.

‘‘Văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người”: Văn nghệ không dừng lại ở việc phản ánh, sao chép những thực tại đã có mà còn nhằm hướng tới xây dựng, bồi đắp tâm hồn con người.

“Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn”: giải thích về khả năng tạo sự sống cho tâm hồn con người của văn nghệ (cụ thể, đó chính là làm cho đời sống tình cảm của con người phong phú hơn, vui buồn nhiều hon, yêu thương và căm hòn được nhiều hon), làm tăng khả năng nhận thức, hiểu biết về đời sống [tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị), tóm lại là “sống được nhiều hơn”.

Bằng kinh nghiệm tiếp nhận văn học của chính mình, em có thể lấy những dẫn chứng về một hoặc một số tác phẩm văn học đã có tác động sâu sắc đến tình cảm, nhận thức của bản thân mình để chúng minh cho ý kiến của Nguyễn Đình Thi.

6. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là chuẩn bị chính bản thân con người, bởi vì:

Từ xưa đến nay, con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử.

Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

Thời đại ngày nay là thời đại phát triển như huyền thoại của khoa học, của công nghệ và sự giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng của các nền kinh tế thế giới. Để đạt mục tiêu về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, nước ta phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp ; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Giải quyết những nhiệm vụ ấy, làm nên sự nghiệp ấy, không ai khác chính là những con người Việt Nam, với những điểm mạnh và điểm yếu vốn có.

Luyện tập văn nghị luận – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 được VnDoc chia sẻ trên đây, sẽ là tài liệu hay giúp các bạn nắm chắc kiến thức Ngữ văn lớp 9 đồng thời hiểu được Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản. Chúc các bạn học tốt, mời các bạn cùng tham khảo

.......................................................................

Ngoài Luyện tập văn nghị luận – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

    Xem thêm