Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 dưới đây được VnDoc tổng hợp là bài Văn mẫu hay cho các bạn học sinh tham khảo, chuẩn bị tốt cho kì thi chọn HSG sắp tới
- Cảm nghĩ của em về bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Soạn Văn 9: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Soạn bài lớp 9: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm
1. Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi tác giả công tác tại chiến khu miền tây Thừa Thiên. Bài thơ được viết dưới dạng lời ru em bé được người mẹ địu trên lưng khi làm việc, qua đó thể hiện hình ảnh người mẹ Tà-ôi với tình yêu con tha thiết hoà làm một với tình yêu thương bộ đội, tình yêu đất nước, đồng thời thể hiện ý chí chiến đấu và niềm tin vào ngày chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
2. Bài thơ có ba đoạn, cũng là ba khúc hát ru, có cấu trúc lặp lại ở các đoạn: mở đầu là lời của tác giả: “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi”, tiếp đó là lời ru trực tiếp của người mẹ được bắt đầu bằng điệp khúc: “Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi”. Ba đoạn thơ không phải là sự lặp lại đơn giản mà có sự mở rộng, phát triển của hình tượng và tư tưởng, cảm xúc mặc dù rất thống nhất. Mỗi đoạn lại thể hiện hình ảnh người mẹ trong một công việc, đồng thời tình cảm vá ước mong, khát vọng của người mẹ cũng được thể hiện ngày càng sâu rộng.
Hình ảnh nổi bật trong bài thơ chính là hình ảnh người mẹ dân tộc Tà-ôi: công việc lao động vất vả, tình yêu thương con thắm thiết, tình yêu thương bộ đội, dân làng, sự gắn bó với cách mạng và niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Các khía cạnh ấy không tách rời mà được biểu hiện thống nhất trong mỗi việc làm, mỗi lời ru của người mẹ ở cả ba đoạn của bài thơ.
3. Kết cấu bài thơ mô phỏng theo kết cấu khúc ru. Mỗi khúc hát ru chia làm hai phần: lời của tác giả và lời ru trực tiếp của người mẹ đều hướng váo đối tượng là em bé trên lưng mẹ. Phù họp với cấu trúc lời ru, mỗi đoạn đều được lặp lại hai câu mở đầu: “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi – Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ”. Lời ru trực tiếp của người mẹ cũng được mở đầu bằng câu: “Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi”, được lặp lại trong cả ba khúc ru.
Phù họp với điệu hát ru, bài thơ có giọng điệu tha thiết, được tạo nên bởi nhiều từ gọi, từ xưng hô trìu mến [ơi, hỡi) và nhịp thơ chậm, sử dụng nhiều câu thơ lặp lại.
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm. Nhiều hình ảnh thơ, đặc biệt là hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong công việc và hoạt động được miêu tả bằng bút pháp hiện thực, thể hiện chân thực cuộc sống lao động và chiến đấu vất vả, gian khổ của đồng bào dân tộc ở vùng chiến khu. Phương thức biểu cảm không chỉ biểu hiện trực tiếp qua lời tác giả và lời ru của mẹ mà còn được biểu hiện ngay trong những hình ảnh miêu tả về người mẹ với công việc lao động vất vả và tình yêu thương con thắm thiết.
Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn bài Văn mẫu về Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Tài liệu làm nổi bật lên vẻ đẹp kì vĩ tráng lệ của thiên nhiên từ đó giúp các bạn học sinh ôn tập, rèn luyện chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi lớp 9 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập tốt. Mời các bạn tham khảo
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9
- Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9
.......................................................................
Ngoài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9, Soạn văn 9 VNEN, Đề thi học sinh giỏi 9 hoặc đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt