Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cố hương của Lỗ Tấn – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Cố hương của Lỗ Tấn – Văn học nước ngoài

Cố hương của Lỗ Tấn – Văn học nước ngoài – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 hiểu rõ hơn về phương châm dùng trong hội thoại, các loại phương châm thường được dùng trong văn bản, hội thoại thường diễn ra. Mời các bạn cùng tham khảo

1. Cố hương có cốt truyện đơn giản, kể lại chuyến về quê lần cuối của nhân vật “tôi” cùng những suy ngẫm của “tôi” về cố hương. Xuyên suốt cả tác phẩm là dòng tâm tư của nhân vật “tôi” về cố hương, về những đổi thay tiêu điều của cảnh vật và con người ở quê hương cùng những suy ngẫm về hiện tại và tương lai của con người và xã hội Trung Quốc. Vì thế, truyện đậm màu sắc trữ tình.

“Tôi” và Nhuận Thổ đều là nhân vật chính của truyện nhưng “tôi” có thể coi là nhân vật trung tâm. “Tôi” không chỉ là nhân vật có chức năng kể chuyện mà còn giữ vai trò trung tâm, liên kết mọi nhân vật, cảnh vật, sự việc trong truyện, Đồng thời, “tôi” chính là nhân vật thể hiện cái nhìn, sự đánh giá đối với các hiện tượng đời sống được miêu tả trong truyện và thể hiện tư tưởng của tác phẩm.

Nhân vật “tôi” trở về cố hương trên con thuyền vào ban đêm và rời khỏi quê hương cũng trên một con thuyền vào lúc hoàng hôn. Không gian và thời gian của hai hành động đó dường như lặp lại nhau, nhưng vẫn có nhiều điểm khác biệt. Cái khác trước hết là ở hướng của hành động: trở về và ra đi. Cái khác cơ bản còn là ở tâm trạng và suy tư của nhân vật “tôi”. Khi trở về thì mong mỏi, háo hức, xen với nỗi buồn phảng phất vĩ đây là lần cuối trở về quê, và vì nhận thấy những biến đổi, sa sút của quê hương trong cảnh vật bên đường. Khi rời cố hương, dòng suy tư của nhân vật đi từ nỗi buồn đau trước sự biến suy của cuộc sống và con người quê hương (hình ảnh Nhuận Thổ, thím Hai Dương), đến niềm mong mỏi cho các thế hệ con cháu sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn, cuối cùng là niềm hi vọng về một con đường mới và khẳng định quyết tâm hành động. Niềm hi vọng dấy lên trong lòng “tôi” không phải là vô cớ, nó được khơi nguồn từ hình ảnh rất đẹp, vừa thực vừa như hư ảo trong kí ức của “tôi” về cố hương, gần giống với hình ảnh từng hiện lên khi “tôi” nghe bà mẹ nhắc đến Nhuận Thổ ở phần trước. Từ niềm hi vọng chuyển sang niềm tin vào một con đường mới sẽ mở ra cho cố hương, cũng như cho cả xã hội. Suy nghĩ ấy không chỉ khích lệ con người cần có hi vọng, mà hơn thế nữa cần dám hành động để những ước vọng ấy được hiện thực hoá.

2. Đặc sắc về nghệ thuật:

Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận: Kết hợp miêu tả với biểu cảm trong phần một và phần hai của truyện: cảnh trên đường về cố hương gọi cảm xúc cho “tôi” vừa háo hức vừa vương vấn nỗi buồn khi nhận ra sự đổi thay tiêu điều của quê hương; miêu tả cảnh ngôi nhà, miêu tả các nhân vật bà mẹ, thím Hai Dương, Nhuận Thổ xen với những cảm nghĩ và hồi ức của “tôi”. Kết họp tự sự với biểu cảm, bình luận rõ nhất trong phân cuối truyện.

Sử dụng biện pháp hồi tưởng và đối chiếu để làm rõ sự đổi thay, suy tàn của cố hương: Yếu tố hồi tưởng có ở cả ba phần của truyện, nhưng nổi bật ở phần thứ hai khi nhớ về Nhuận Thổ hồi nhỏ, về thím Hai Dương khi còn là nàng “Tây Thi đậu phụ”. Sự đối chiếu giữa quá khứ và hiện tại cũng thường xuyên xuất hiện trong truyện, đặc biệt là khi miêu tả nhân vật Nhuận Thổ.

Bố cục theo trình tự thời gian sự việc (chuyến về thăm quê cũ lần cuối) nhưng bên trong là kết cấu theo dòng tâm tư của nhân vật “tôi”, đan xen giữa thời gian hiện tại và những kỉ niệm quá khứ; sử dụng lối kết cấu đầu cuối tương ứng nhung không phải là sự lặp lại mà có biến đổi, phát triển.

Luyện tập văn nghị luận – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 được VnDoc chia sẻ trên đây, sẽ là tài liệu hay giúp các bạn nắm chắc kiến thức Ngữ văn lớp 9 đồng thời hiểu được Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản. Chúc các bạn học tốt, mời các bạn cùng tham khảo

.......................................................................

Ngoài Luyện tập văn nghị luận – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

    Xem thêm