Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Luyện tập truyện ngắn hiện đại – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Luyện tập truyện ngắn hiện đại

Luyện tập truyện ngắn hiện đại – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu gồm các câu hỏi nằm trong phần truyện ngắn hiện đại, giúp các bạn củng cố kiến thức Ngữ văn lớp 9, rèn luyện chuẩn bị tốt cho kì thi HSG 9 sắp tới.

1. Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai trong truyện ngắn Làng (Kim Lân) từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến khi tin ấy được cải chính. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả.

2. Đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út trong truyện ngắn Làng (Kim Lân) và cho biết vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ. Qua những lời trò chuyện ấy, anh/chị cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến?

3. Tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) là gì? Vai trò của tình huống đó đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện.

4. Chất thơ là một nét đặc sắc của truyện Lặng lẽ Sa Pa. Hãy làm rõ nhận định ấy.

5. Nêu tình huống chính trong nửa đầu của đoạn trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng (kể về lần về thăm nhà cuối cùng của ông Sáu). Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của tác giả.

6. Phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà. Nhận xét về tính cách nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả nhân vật này của tác giả.

7. Ở đoạn kết truyện Bến quê, Nguyễn Minh Châu đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ khác thường như thế nào? Hãy giải thích ý nghĩa của các chi tiết ấy.

8. Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Hãy phân tích để làm rõ điều này.

9. Tính cách và tâm lí nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) được thể hiện như thế nào qua lời độc thoại của nhân vật? (Chú ý các đoạn nhân vật tự quan sát. và nói về mình; tâm trạng của cô trong một lần phá bom; cảm xúc trước trận mưa đá.)

10. Các truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn lóp 9 đều xây dựng được những tình huống truyện đặc sắc. Anh/chị hiểu như thế nào là tình huống truyện và vai trò của tình huống truyện trong một truyện ngắn?

Nêu tình huống chính của truyện và vai trò của tình huống ấy trong các truyện: Làng (Kim Lân), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Bến quê (Nguyễn Minh Châu).

Gợi ý

1.- HS tìm nêu các chi tiết miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai ở ba thời điểm: khi bất ngờ nghe tin làng mình theo giặc, trong những ngày tiếp sau đố và khi cái tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính. Chú ý: tâm lí nhân vật không chỉ được biểu hiện trực tiếp trong những cảm xúc, ý nghĩ mà còn được thể hiện qua các cảm giác ở ngoại hình và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.

Ban đầu là nhũng cảm xúc đột ngột hiện ra bằng các trạng thái cơ thể: cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân rồi lặng đi tưởng chừng không thở được. Rồi tiếp đó là nỗi xấu hổ, đau xót khiến ông cúi gằm mặt mà đi. Nỗi đau đớn, tủi hổ về việc làng mình theo giặc khiến ông Hai cảm thấy như mình cũng là kẻ có tội, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, không dám ló mặt ra ngoài. Sau cùng thì tâm trạng của ông Hai được biểu hiện trong những lời độc thoại dưới hình thức trò chuyện với đứa con út, mà thực chất là lời tự bạch và khẳng định tấm lòng thuỷ chung của mình với kháng chiến để làm vọi bót phần nào nỗi khổ tâm nặng nề đã dằn vặt ông bấy lâu.

Ở đoạn kết, khi cái tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính thì một lần nữa tình yêu làng, yêu nước ở ông Hai lại được thể hiện một cách thành thực và cảm động. Ông đã thay đổi hẳn: “Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bõm bẽm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy”. Ông vui mừng và hào hứng kể với bác Thứ rằng cái tin làng Chợ Dầu theo giặc là sai sự thật. Và ông còn hào húng khoe cả việc nhà mình bị Tây đốt nhẵn. Rồi ông vội vã, lật đật đến các nhà trong xóm để kể, để khoe về những điều đó.

Kim Lân đã rất hiểu tâm lí của người nông dân, đặc biệt là tình cảm với làng quê và tâm lí cộng đồng của họ. Tâm lí nhân vật ông Hai được thể hiện từ ngoại hình, cử chỉ đến ngôn ngữ, hành động. Không chỉ diễn tả chính xác, tinh tế các trạng thái tâm lí mà tác giả còn miêu tả thành công quá trình vận động, chuyển biến của tâm trạng nhân vật.

2. – Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào nhũng lời thủ thỉ tâm sự với đứa con còn rất ngây thơ. Đây là một đoạn vãn diễn tả rất xúc cảm và sinh động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai – một người nông dân – với quê hương, đất nước, cách mạng và kháng chiến.

HS đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hai và đứa con út, chú ý trình tự những câu hỏi của ông và những lời tự nhủ của nhân vật. Nhũng câu hỏi “con là con ai?”, “nhà con ở đâu?”, “con có thích về làng Chợ Dầu không?”, không chỉ nhằm gợi cho đứa con tình cảm gia đình, quê hương, mà còn để bộc lộ nỗi nhớ, tình cảm gắn bó của ông Hai với cái làng Chợ Dầu thân thiết. Còn câu hỏi “Thế con ủng hộ ai?” và câu trả lời của đứa bé “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” lại chính là sự biểu lộ tinh thần kháng chiến, tình cảm yêu nước ở người nông dân này. Tiếp theo những lời đối thoại với đứa con út là nhũng lời tự nhủ (một hình thức độc thoại) của ông Hai, thể hiện trực tiếp lòng thuỷ chung với kháng chiến, với đất nước của ông: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”.

3. – Tình huống Cơ bản của truyện Lặng lẽ Sa Pa (Nguyên Thành Long) chính là cuộc gập gỡ tình cờ trong chuyến đi qua Sa Pa của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, rồi được anh mời lên thăm nơi ở và làm việc của anh trong chốc lát.

Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả trình bày “bức chân dung” của nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung. Sáng tạo được tình huống ấy và lựa chọn điểm nhìn từ người hoạ sĩ già – một nghệ sĩ từng trải và có nhiều suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời và nghệ thuật, tác giả đã tạo được điều kiện thuận lợi để thể hiện chủ đề của tác phẩm. Tình huống gặp gỡ bất ngờ nhưng rất tự nhiên là cơ hội cho những nhân vật khác nhau về nghề nghiệp, tuổi tác, vốn chưa từng quen biết nhau, trò chuyện, suy nghĩ về cùng một vấn đề trong cuộc sống, từ đó mà gợi mở tiếp cho cảm xúc và suy nghĩ ở người đọc.

4. HS cần giải thích về chất thơ trong truyện, từ đó tìm những biểu hiện về chất thơ trong truyện ngắn này. Chất thơ trong truyện thường được hiểu là màu sắc trữ tình, được thể hiện trong những rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tâm hồn con người, những tình cảm, cảm xúc, quan hệ tốt đẹp, giàu tính nhân ái của con người.

Thành công và cũng là sức hấp dẫn của Lặng lẽ Sa Pa không chỉ ở nhân vật, tình huống truyện và các chi tiết nghệ thuật được chọn lọc của tác giả, mà chủ yếu còn ở cái không khí riêng đậm chất thơ của truyện được đan dệt tổng hoà từ nhiều yếu tố nghệ thuật – từ tình huống, cốt truyện đến vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật, các chi tiết nghệ thuật, nhất là từ những bức tranh thiên nhiên. Truyện ngắn này có gì đó gần như một bài thơ, với cái tứ là cuộc gặp gỡ tình cờ để lại nhiều dư vang trong lòng các nhân vật và cả trong tâm trí người đọc. Chất thơ ấy còn ở nhiều chi tiết đặc sắc được tác giả dụng công sáng tạo: anh thanh niên đẩy cây gỗ chắn ngang đường xe chạy để có cớ được gặp và trò chuyện với mọi người; cảnh vườn hoa rực rở bất ngờ hiện ra trước hai vị khách, chi tiết chiếc khăn tay cô gái cố ý bỏ quên trong cuốn sách, anh thanh niên lại không hiểu ý, chạy theo trả lại,…

Chất thơ không chỉ ở những chi tiết bên ngoài mà còn ở bề sâu trong tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật. Không chỉ anh thanh niên mà tất cả các nhân vật trong truyện đều đẹp trọng những suy nghĩ, cảm xúc, trong các mối quan hệ và cách sống. Đặc biệt, chất thơ toát lên từ những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của Sa Pa, vừa hùng vĩ vừa mĩ lệ hiện ra dưới cái nhìn của một hoạ sĩ. Hai bức tranh đầy ánh sáng được đặt ở đoạn đầu và đoạn cuối truyện đã tạo một cái nền không gian thật tươi sáng, trong trẻo cho câu chuyện về cuộc gặp gỡ tình cờ của ba nhân vật.

5. Tình huống chính trong nửa đầu của đoạn trích chính là sự việc bé Thu kiên quyết khộng nhận ông Sáu là cha. Tình huống ấy là đầu mối gây ra cảnh ngộ éo le và nỗi day dứt ở ông Sáu, cũng như của mọi người trong gia đình, suốt những ngày ông Sáu được về phép thăm nhà. Tình huống ấy chỉ được giải toả ở thời điểm cuối cùng khi ông Sáu sắp từ biệt gia đình trở lại chiến khu. Chiến tranh gắn liền với xa cách, li tán, với những cảnh ngộ éo le. Tình huống bé Thu không chịu nhận cha ương truyện cũng là một trong những éo le do hoàn cảnh chiến tranh gây ra. Tình huống ấy đầy bất ngờ, xuất hiện ngay từ khi ông Sáu vừa về đến đầu xóm, cha con được gặp nhau sau bao năm xa cách. Để tạo sự họp lí cho tình huống ấy, tác giả đã sáng tạo một chi tiết: khuôn mặt ông Sáu có một vết sẹo đài do bị đạn bắn làm biến dạng, khác với khuôn mặt trong tấm hình chụp cùng vợ. Vì thế bé Thu, với suy nghĩ còn non nót của một đứa trẻ, đã nhất quyết không nhận cha. Tình huống này cũng gợi nhớ đến tình huống đứa con nhỏ không nhận cha trong Chuyện người con gái Nam Xương, chỉ có điều diễn biến và kết cục mỗi truyện thì khác nhau.

6. – Tính cách của nhân vật bé Thu: Qua biểu hiện tâm lí và hành động của bé Thu, tác giả đã làm nổi rõ một số nét tính cách của nhân vật: Thu là cô bé có tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Bên cạnh đó, ở Thu còn có nét cá tính cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng dù sao bé Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.

Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu được miêu tả trong truyện, với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ, ta thấy tác giả tỏ ra am hiểu và diễn tả rất sinh động tâm lí trẻ em.

7. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Minh Châu ở truyện ngắn này rất tinh tế và thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Đặt nhân vật vào hoàn cảnh đặc biệt – phải nằm liệt trên giường bệnh và ở những ngày cuối cùng của cuộc đời, tác giả phát hiện và miêu tả những cảm xúc, ý nghĩ, trạng thái của nhân vật từ những biểu hiện mơ hồ, thoáng qua cho đến những chiêm nghiệm thấm thìa, sâu sắc.

HS tìm và phân tích những chi tiết miêu tả tâm lí nhân vật Nhĩ khi anh phát hiện ra vẻ đẹp bình dị của khung cảnh thiên nhiên quê hương; những cảm xúc, suy nghĩ nội tâm của Nhĩ trong câu chuyện với Liên; ý nghĩ của Nhĩ khi nhận ra tình huống nghịch lí về đời người khi thấy đứa con trai sà vào đám chơi phá cờ thế. Tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trong cái ngày có lẽ là cuối cùng của đời mình, tuy có xót xa, ân hận, khắc khoải nhưng là sự thức nhận tỉnh táo và trong sáng về những điều nghịch lí trong cuộc đời con người, giúp người ta nhận ra những giá trị đích thực, bình dị, gần gũi của cuộc sống. Vì thế, nó thấm đượm giá trị nhân đạo.

8. Phương Định là nhân vật kể chuyện, đồng thời củng là nhân vật trung tâm của truyện.

Ở nơi trọng điểm ác liệt, hằng ngày giáp mặt với hiểm nguy và cái chết, chiến đấu dũng cảm nhưng ở cô vẫn không mất đi sự hồn nhiên, nhạy cảm, tâm hồn trong sáng và nhiều mơ mộng. Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Phương Định là con gái Hà Nội vào chiến trường, cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ và một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữạ chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.

Tuy là một cô gái hồn nhiên, hay mơ mộng nhưng trong công việc, Phương Định rất bĩnh tĩnh, cẩn thận, chắc chắn. Đoạn cuối truyện, nhấn vật kể về một lần phá bom đã bộc lộ nhũng phẩm chất ấy ở cô. Không những vậy, Phương Định còn rất tận tình, chu đáo với đồng đội: Khi Nho bị thương, chị Thao luống cuống vì sợ máu, không biết phải làm gì thì Phương Định bình tĩnh rửa vết thương cho bạn, rồi tiêm thuốc, pha sữa, chăm sóc chu đáo cho Nho.

9. – Tình huống là một hoàn cảnh mà ở đó cuộc sống không diễn ra một cách bình lặng mà được dồn nén, bộc lộ rõ bản chất của nó. Đặt trong tình huống ấy, nhân vật sẽ bộc lộ rõ ràng tính cách hoặc tâm trạng. Tình huống còn tạo bước ngoặt cho cốt truyện phát triển. Xây dựng tình huống vì thế là một trong những yếu tố quan trọng nhất của nghệ thuật viết truyện ngắn.

Những tình huống hay trong truyện phải tự nhiên, hợp lí mà lại độc đáo.

Tình huống trong truyện Làng là: khi ông Hai vừa ở phòng thông tin ra, đang phấn chấn, hào hứng với những tin tức kháng chiến thì bất ngờ nghe tin làng mình theo giặc. Tình huống ấy đã đặt ông vào một tâm trạng bất ổn, căng thẳng đưa đến xung đột giữa tình cảm làng quê và lòng yêu nước, ý thức công dân. Từ đó, truyện làm nổi bật tinh thần kháng chiến và lòng yêu nước của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tình huống trong truyện Chiếc lược ngà: Truyện có nhiều tình huống, nhưng tình huống cơ bản là ở phần đầu của trụyện: bé Thu kiên quyết không nhận cha khi ông Sáu được về phép thăm nhà sau nhiều năm đi kháng chiến. Tình huống ấy đã bộc lộ sâu sắc tình cha con của ông Sáu và bé Thu, đồng thời cho thấy nhũng éo le trong hoàn cảnh chiến tranh.

Truyện Bến quê: Tác giả đặt nhân vật Nhĩ vào tình huống đặc biệt: những ngày cuối cùng của cuộc đời trên giường bệnh. Trong cảnh ngộ ấy, nhân vật mới nhận ra được những vẻ đẹp và những giá trị thật bình dị, thân thiết của cuộc sống xung quanh (một bãi bồi bên kia sông, người vợ tần tảo và giàu đức hi sinh…).

Luyện tập truyện ngắn hiện đại – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Trên đây VnDoc câu hỏi ôn tập truyện ngắn hiện đại, hy vọng với bộ câu hỏi này các bạn học sinh sẽ có thêm tài liệu ôn tập củng cố thêm kiến thức Ngữ văn lớp 9, chuẩn bị tốt cho kì thi HSG 9 sắp tới. Mời các bạn tham khảo

.......................................................................

Ngoài Luyện tập truyện ngắn hiện đại – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

    Xem thêm