Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten – H.Ten – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp. Tác phẩm cho ta thấy được đặc trưng trong sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả. Ngoài ra thấy cách lập luận chặt chẽ của tác giả trong văn bản. Mời các tải về tham khảo

1. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten là bài nghị luận văn chương của tác giả H. Ten nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa cái nhìn của nhà khoa học Buy-phông với cái nhìn của nhà thơ La Phông-ten về hai đối tượng là chó sói và cừu.‘Bài nghị luận này cho ta nhận thức về sự khác biệt giữa văn chương và khoa học.

Bố cục của đoạn trích gồm hai phần: phần một (từ đầu đến “tốt bụng như thế”) và có thể đặt tên là “Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông- ten”. Phần hai (phần còn lại) có thể đặt tên là “Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten”.

Hình tượng con cừu trong thơ La Phông-ten qua sự đối sánh với hình ảnh con cừu trong công trình khoa học của Buy-phông:

+ Buy-phông viết về loài cừu: ngu ngốc và sợ sệt, chúng “tụ tập” lại“thành bầy” là do chúng “sợ hãi”; chúng không biết trốn tránh nội nguy hiểm; chúng hết sức thụ động “chúng ở đâu là cứ đứng nguyên tại đấy, ngay dưới trời mưa, ngay trong tuyết rơi’’, chúng chỉ di chuyển khi con đầu đàn di chuyển do sự thôi thúc của người chăn cừu hay chó xua đuổi.

Buy-phông không nói đến tình mẫu tử thân thương của loài cừu vì không phải chỉ ở loài cùn mới có. Nhà khoa học chỉ nêu nhận xét về đặc tính của loài cừu nói chung, không nói về một con cùn cụ thể.

+ Hình tượng con cừu dưới ngòi bút La Phông-ten: nhà thơ xây dựng hình tượng con cùn cụ thể (ở đây là cùn con) trong một hoàn cảnh cụ thể – cuộc chạm trán và những lời đối thoại với chó sói bên nguồn nước (xem đoạn trích từ bài thơ của La Phông-ten mở đầu văn bản).

Bằng tưởng tượng, nhà thơ nhân cách hoá con cừu để nó suy nghĩ, nói năng, hành động như con người. Nhưng sự sáng tạo ấy vẫn dựa trên những đặc điểm vốn có của loài cừu: hiền lành, nhút nhát, chẳng bao giờ làm hại ai mà cũng chẳng có thể làm hại ai.

Hình tượng chó sói-dưới ngòi bút của La Phông-ten trong sự đối sánh với loài chó sói ở công trình khoa học của Buy-phông:

+ Buy-phông miêu tả loài sói trong tự nhiên hoang dã qua cái nhìn chính xác của nhà khoa học: chó sói sống cô độc, chúng “thù ghét mọi sự kết bè kết bạn”, chúng chỉ tập họp nhau lại khi cần tấn công một con vật to lớn nào đó; chó sói là loài có “bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôị gớm ghiếc, bản tính hư hỏng”; nó làm ta căm ghét bởi vì “lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng”.

Buy-phông không nói đến “nỗi bất hạnh” của chó sói, vì đấy không phải là nét cơ bản trong đời sống hoang dã của chúng.

+ Hình tượng chó sói dưới ngòi bút của La Phông-ten: là một con chó sói cụ thể, như “một gã vô lại, luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn”. Bài thơ của La Phông-ten dựng lên một hoàn cảnh cụ thể: Chó sói gặp cừu bên nguồn nước và nó muốn ăn thịt cừu nên buộc cho cừu những “tội” mà cừu không hề có: làm bẩn nguồn nước, nói xấu sói từ năm ngoái. Mặc dù những “tội” ấy đều do chó sói bịa đặt, vu vạ, nhưng cuối cùng cừu vẫn bị sói ăn thịt, bỏi nó có “cái lí của kẻ mạnh”.

La Phông-ten bằng thủ pháp nhân hoá đã xây dựng chó sói thành một hình tượng văn học có mặt trong nhiều bài thơ. Sự tưởng tượng của nhà thơ vẫn dựa trên cơ sở là những đặc tính vốn có của loài chó sói. Ở hình tượng nhân vật này có “hài kịch về sự ngu ngốc” (vụng về, bất tài, chẳng kiếm được cái gì ăn, bụng luôn đói meo…), nhưng chủ yếu là “bi kịch của sự độc ác”, bởi nó gian giảo, hống hách, tàn bạo, bắt nạt kẻ yếu.

Qua sự trình bày của H. Ten về hình tượng chó sói và cừu trong thơ của La Phông-ten, có đối sánh với hai loài vật này trong công trình của nhà khoa học Buy-phông, có thể rút ra đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là dùng tưởng tượng, hư cấu và thể hiện quan niệm, thái độ của tác giả đối với đối tượng miêụ tả.

Đặc sắc về nghệ thuật

Tiến hành nghị luận theo trình tự ba bước: cừu và chó sói dưới ngòi bút của La Phông-ten – cừu và chó sói dưới ngòi bút của Buy-phông – cừu và chó sói dưới ngòi bút của La Phông-ten. Trình tự lập luận này cho thấy trọng tâm của vấn đề nghị luận là nói về đặc điểm của hình tượng chó sói, cừu trong thơ La Phông-ten. Việc đối sánh với những nhận xét của nhà khoa học Búy-phông là nhằm làm rõ những đặc điểm của hai hình tượng nghệ thuật trong thơ La Phông-ten.

Sử dụng phép lập luận so sánh, đối chiếu bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con vật của nhà khoa học Buy-phông và nhà thơ La Phông-ten, từ đó, làm nổi bật hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ.

Qua phép so sánh, hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, văn bản đã làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.

Những đứa trẻ – M.Go-rơ-ki – Văn học nước ngoài – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 được VnDoc chia sẻ trên đây. Tài liệu này giúp các bạn nắm chắc kiến thức Ngữ văn lớp 9 đồng thời chuẩn bị tốt cho kì thi HSG lớp 9 sắp tới. Chúc các bạn học tốt

.......................................................................

Ngoài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten – H.Ten – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
1 135
Sắp xếp theo

    Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

    Xem thêm