Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bình giảng bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm

Văn mẫu lớp 9: Bình giảng bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 9 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 9 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Bình giảng tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Nguyễn Khoa Điềm là người con của đất Thừa Thiên Huế được sinh ra trong một gia đình trí thức cách mạng. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông về quê hương miền Nam tham gia chiến đấu. Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được sáng tác năm 1971, khi ông đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên. Hình ảnh người mẹ được nói đến trong bài thơ là người mẹ Tà-ôi có tình thương yêu con, thương làng bản, thương bộ đội, thương đất nước, với khát vọng tự do trong cuộc kháng chiến bền bỉ, anh dùng của dân tộc.

khúc hát ruBài thơ ra đời giữa những tháng năm quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trên cả hai miền Nam Bắc, và đã nhanh chóng làm xúc động đến hàng triệu trái tim người đọc, bởi những gì bài thơ thể hiện là sự phản ánh từ hiện thực qua cái nhìn, cái cảm và sự thể hiện của Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ có ba khúc được sáng tạo theo âm điệu dân ca. Mở đầu mỗi khúc ca là một điệp khúc ngọt ngào tha thiết:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Và kết thúc từng khúc ca là lời ru trực tiếp của người mẹ vang lên:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ…

Ở mỗi khúc ca là sự gắn kết giữa công việc người mẹ đang làm với tình cảm ước mong của người mẹ.

Khúc ca thứ nhất là tiếng ru của người mẹ khi địu con giã gạo. Diễn tả công việc vất vả này, Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ giàu sức gợi cảm:

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối!

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.

Hình ảnh “nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng” rất thực và cũng rất gợi. Nguyễn Khoa Điềm không chỉ miêu tả sự vất vả của người mẹ và còn cảm thông sẻ chia và sự đặc biệt là sự gắn bó giữa người mẹ và đứa con trong mọi hoàn cảnh. Đứa con được sinh ra và lớn lên trên lưng mẹ, hạnh phúc bên người mẹ và lớn lên từng ngày. Một chuỗi hình ảnh được sử dụng có sức diễn đạt rất “đắc” – má em nóng hổi vì mồ hôi mẹ tuôn rơi, vai mẹ gầy làm gối, lưng mẹ làm chiếc nôi để con lớn lên, tỉm mẹ dạt dào tình yêu thương và đã “hát thành lời”. Tất cả đã gợi lên tình cảm yêu thương con tha thiết.

Người mẹ thật vất vả và có những ước mơ rất thực. Vì đang giã gạo nuôi bộ đội nên mẹ ước: “Con mo' cho mẹ hạt gạo trắng ngần – Mai sau con lớn vung chày lún sâu”.

Đoạn thơ thứ hai là khúc ca của người mẹ khi tỉa bắp trên núi Ka-lưi:

Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

Em ngủ ngon em đừng làm mẹ mỏi

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

“Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi” nghĩa là đang làm công việc lao động sản xuất của người dân chiến khu. Hình ảnh vất vả của người mẹ được Nguyễn Khoa Điềm miêu tả thật sinh động và tuyệt đẹp trong hình ảnh “lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”. Hiện diện trong bức tranh rộng lớn, hùng vĩ của miền núi Tây Thừa Thiên là hình ảnh người mẹ Tà-ôi, gian khổ, kiên nhẫn, chịu đựng. Với cách so sánh “lưng núi” với “lưng mẹ” là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm tạo được ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người mẹ.

Hình ảnh “mặt trời” được nói đến nhiều trong ca dao, dân ca và trong thi ca dân tộc, và ở trong bài thơ này, Nguyễn Khoa Điềm cũng có cách thể hiện độc đáo, sáng tạo trong ngòi bút so sánh, ẩn dụ gợi sự liên tưởng đẹp, giàu ý nghĩa thẩm mĩ:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

“Mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ, là nguồn sáng vĩnh cửu đem lại sự sống trên trái đất này. Từ mặt trời vũ trụ, Nguyễn Khoa Điềm liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”:

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

Câu thơ giản dị nhưng giàu ý nghĩa. “Mặt trời của mẹ” là hình ảnh ẩn dụ gợi cho người đọc cảm nhận được đó là hình ảnh em cu Tai là niềm tin, niềm hạnh phúc, niềm tự hào của người mẹ. Câu thơ chân thành và thấm thía, thể hiện tình cảm thiết tha của người mẹ Tà-ôi và cùng chia sẻ niềm tự hào của người mẹ với những ước mong tốt đẹp của mình.

Vì mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi, nên mẹ ước: “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều – Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi”. Ước mơ của mẹ thật chân thành, tha thiết, có cả niềm hy vọng tự hào.

Ở đoạn một và hai của bài thơ, ta thấy tình thương con người của người mẹ gắn với tình thương bộ đội, tình thương buôn làng, quê hương gian khổ. Bởi vậy, mẹ luôn mong ước “hạt gạo trắng ngần”, “hạt bắp lên đều”, ước mong con được chóng khôn để trở thanh chàng trai cường tráng, mạnh mẽ trong lao động sản xuất.

Ở khúc ca thứ ba nhịp thơ dồn dập, vang ngân gợi dậy không khí sôi nổi lên đường đánh giặc Mỹ của mọi tầng lớp.

Mẹ đang chuyển lán, mẹ cố đạp rừng

Thằng Mĩ đuổi là phải rời con suối

Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông

Mẹ dịu con đi để giành trận cuối

Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường

Từ trong đói khổ em cáo Trường Sơn

Người mẹ Tà-ôi không chỉ bền bỉ trong lao động sản xuất mà còn mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu. Mẹ ý thức rõ rệt về lẽ sống và mục đích của cuộc chiến đấu mà cả dân tộc ta đang tiến hành, đó là công cuộc đấu tranh chống Mĩ, giải phóng miền Nam Việt Nam. Nguyễn Khoa Điềm đã tạo dựng một hình ảnh thơ giàu chất hiện thực, khiến người đọc cảm nhận được những vang âm của một thời oanh liệt, khi mà quân dân cả nước dồn dập lên đường “để giành trận cuối”.

Cũng chính vì điệu con đi “để giành trận cuối” nên mẹ mới: “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ – Mai sau con lớn làm người tự do.. ”. Mơ được thấy Bác Hồ là mơ ước nước nhà được thống nhất, Bắc – Nam sum họp, mong ước con được làm người dân của một nước hòa bình, tự do. Khúc ca thể hiện tình thương con của người mẹ gắn với tình yêu đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Trong bài thơ, Nguyễn Khoa Điềm không để cho người mẹ trực tiếp nói lên những ước mơ của mình mà gửi trọn niềm mơ ước đó và đứa con: “Con mơ cho mẹ”, nghĩa là người mẹ đã gửi trọn niềm mong mỏi vào giấc mơ của đứa con. Mẹ mong con mình ngủ ngon và có những giấc mơ đẹp – giấc mơ ấy được thăng tiến qua ba đoạn thơ. Điều đó thể hiện tình cảm khát vọng của người mẹ ngày càng rộng lớn, ngày càng hòa cùng công việc kháng chiến gian khổ, anh dũng của quê hương, đất nước.

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ khơi gợi nhiều vang âm về tình cảm yêu thương tha thiết của người mẹ đối với con và quê hương đất nước. Nguyễn Khoa Điềm đã tạo dựng được một bức tranh sinh động giàu chất hiện thực về hình ảnh của những con người lao động ở miền núi Tây Thừa Thiên mà tiêu biểu là người mẹ Tà-ôi. Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước thiết tha, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Bình giảng bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm