Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 12: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 12: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 12: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

1. Bài thơ có kết cấu theo những khúc hát ru. Kết cấu ấy được thể hiện như thế nào trong bố cục đoạn thơ và từng bài thơ? Những câu thơ nào được lặp lại trong các đoạn thơ? Tác dụng của sự lặp lại ấy?

Trả lời:

- Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Lời ru của người mẹ khi đang giã gạo nuôi bộ đội.

+ Phần 2 (hai khổ thơ tiếp theo): Lời ru của người mẹ khi đang tỉa bắp trên núi Ka-lư.

+ Phần 3 (hai khổ thơ cuối): Lời ru của người mẹ khi đang chuyển lán, đạp rừng trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ.

- Bài thơ có 3 khúc, mỗi khúc có hai khổ thơ đều mở đầu bằng lời ru của tác giả, kết thúc bằng lời ru của mẹ.

- Tác dụng:

+ Cách lặp đi, lặp lại, cách ngắt nhịp như thế tạo âm điệu dìu dắt vấn vương của lời ru, gợi vẻ nhịp nhàng của cánh nôi đưa.

+ Tuy vậy, mỗi khúc hát có sự lặp lại nhưng cũng có sự phát triển. Giọng điệu ấy thể hiện một cách đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ giành cho em, mong em lớn khôn, khỏe mạnh, thành công dân tự do của nước nhà độc lập, thống nhất.

2. Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ. Qua hình ảnh người mẹ, em cảm nhận như thế nào về đời sống và cuộc chiến đấu của người dân ở chiến khu miền tây Thừa Thiên trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ?

Trả lời:

- Hình ảnh người mẹ Tà-ôi gắn với hoàn cảnh công việc cụ thể trong từng đoạn thơ:

+ Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến

+ Mẹ làm công việc lao động sản xuất của người dân ở chiến khu: Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lư bất chấp gian khổ ở nơi rừng núi mênh mông heo hút

+ Mẹ cùng anh trai chị gái tham gia chiến đấu bao vệ căn cứ di chuyển lực lượng để kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm và lòng tin vào thắng lợi

→ Những công việc và tấm lòng: bền bỉ trong lao động quyết tâm trong chiến đấu, thắm thiết yêu con và nặng tình yêu buôn làng của người mẹ trên chiến khu kháng chiến gian khổ

- Đời sống chiến đấu của nhân dân trong vùng chiến khu miền tây: đó là cuộc sống gian khổ, cuộc chiến đấu kiên trì anh dũng cùng sự gắn bó thủy chung của họ với cách mạng

3. Câu 3 , tr. 154, SGK

Trả lời:

- Hai câu thơ vừa sử dụng phép so sánh, vừa sử dụng phép ẩn dụ.

- Mặt trời của bắp ấy là mặt trời của vũ trụ đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, còn “Mặt trời của mẹ” là em. Em là mặt trời của đời mẹ. Em mang ánh sáng, nguồn sống tinh thần đến cho mẹ, em là một mặt trời nhỏ bé gần gũi thân thương ngay trên lưng mẹ. Em cần thiết với cuộc đời mẹ xiết bao!

→ Hình ảnh khắc họa tình cảm sâu đậm của người mẹ đối với con.

4. Câu 4, tr. 154, SGK

Trả lời:

- Tình cảm mong ước của người mẹ đối với con trong từng khúc ru: Mẹ yêu con, mong con khôn lớn trưởng thành, mong con được sống trong hòa bình.

+ Mẹ giã gạo nên mẹ mơ con lớn “Vung chầy lún sân” giã những hạt gạo trắng ngần.

+ Mẹ tỉa bắp nên mơ con lớn “Phát mười Ka Lư” tỉa nhiều bắp nuôi làng.

+ Mẹ địu con ra trận nên mẹ mơ thấy Bác Hồ, nghĩa là mơ thấy đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp và “Mai sau con lớn làm người tự do”

- Mối liên hệ giữ lời ru trực tiếp và hoàn cảnh công việc mẹ đang làm: lời ru của mẹ có quan hệ rất tự nhiên, chặt chẽ với công việc mẹ đang làm, với tình cảm và ước mơ của mẹ.

- Sự phát triển tình cảm và ước vọng của mẹ qua các lời ru: không gian làm việc của mẹ rộng dần ra, tình yêu của mẹ cũng rộng mở và phát triển:

+ Yêu con – yêu bộ đội

+ Yêu con – yêu làng

+ Yêu con – yêu nước.

5. Câu 5, tr. 155, SGK

Trả lời:

- Tình yêu con của người mẹ gắn liền với tình yêu bộ đội, yêu buôn làng gian khổ, yêu đất nước, tình cảm riêng chung đã hòa làm một.

- Những mong ước của mẹ cũng là mong ước cho con, cho làng, cho đất nước, mong con lớn giã gạo nuôi bộ đội, phát rẫy nuôi làng và cầm súng ra trận, cả gia đình ra trận, cả đất nước ra trận

Ngoài các bài Giải Vở BT Ngữ văn 9 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn lớp 9 ,Soạn văn lớp 9, Học tốt Ngữ Văn lớp 9, Soạn Văn lớp 9 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 9

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

    Xem thêm