Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 60

VnDoc xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 60: Chuyện người con gái Nam Xương sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.

Bài: Chuyện người con gái Nam Xương

Câu 1. Nhan đề văn bản Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương” có gì cần chú ý?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nhan đề, dựa vào sự hiểu biết của mình và đưa ra lưu ý

Lời giải chi tiết:

Nhan đề văn bản có điểm cần chú ý là hai chữ “nghĩ thêm”. Hai chữ ấy hàm ý Chuyện người con gái Nam Xương đã được nhiều người nói đến, ở đây tác giả chỉ nêu những điều nghĩ thêm thôi. Mà “nghĩ thêm” nghĩa là không có gì quan trọng (ý nhỏ, ý phụ). Đây thường là cách viết khiêm nhường, cho rằng những ý mình nêu lên không có gì to tát, quan trọng.

Câu 2. Chọn những ý nêu đúng mục đích của việc đọc hiểu văn bản Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương”:

A. Giúp học sinh hiểu thêm văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

B. Giúp học sinh biết thêm một truyện truyền kì Việt Nam thời trung đại

C. Giúp học sinh biết cách đọc một văn bản nghị luận phân tích truyện

D. Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của Chuyện người con gái Nam Xương

E. Giúp học sinh có những hiểu biết về cuộc đời tác giả Nguyễn Dữ

G. Giúp học sinh hiểu bối cảnh ra đời của Chuyện người con gái Nam Xương

Phương pháp giải:

Dựa vào mục đích của việc đọc hiểu văn bản nghị luận viết về các tác phẩm có trong SGK đã nêu ở phần Yêu cầu cần đạt.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Câu 3. Tác giả đã làm sáng tỏ luận đề bằng những luận điểm nào? Dẫn ra một số lí lẽ và bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ cho luận đề và luận điểm của văn bản

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản, xác định luận điểm và dẫn ra một số lí lẽ, bằng chứng của người viết.

Lời giải chi tiết:

- Luận điểm 1: “sự tan nát hạnh phúc của Vũ Nương đã bắt đầu từ cái bóng của chính Vũ Nương”. Để làm rõ điều này, tác giả đã phân tích bằng những lí lẽ kết hợp với bằng chứng: “Chồng đi chiến trận, “ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản”. Cái bóng là gì vậy? Nếu không phải là một biểu tượng cho sự đồng nhất mình với chồng?”, hoặc: “Vậy mà có ai ngờ rằng đời Vũ Nương tan nát bắt đầu chính từ cái bóng kia. Tan nát đến mức thánh thần, Trời Phật cũng chỉ có thể an ủi, bù đắp chút ít chứ không cứu lại được.”,

- Luận điểm 2: “Không ít người đã cho rằng sự tan nát hạnh phúc của Vũ Nương là do chế độ nam nữ bất bình đẳng. Nói thế nghe qua thấy có lí. Nhưng nghĩ kĩ thì thấy về cơ bản không hẳn thế.”. Luận điểm ấy được làm rõ qua lí lẽ và bằng chứng như: “Bởi như chính tác phẩm đã để lộ, nguyên nhân quan trọng và trực tiếp làm tan nát đời Vũ Nương cùng với chuyện cái bóng của Vũ Nương, lời nói hồn nhiên, vô tư của đứa con, là cái “tính đa nghi”, “hay ghen” của anh chồng Trương Sinh.”,...

- Luận điểm 3: “Đây đó lại còn có ý kiến cho rằng Vũ Nương tan nát hạnh phúc - là vì chiến tranh. Xin nói ngay: Ý kiến này là hoàn toàn sai”. Sau đó, tác giả nêu lên lí lẽ và bằng chứng.

- Cuối cùng, trong phần (3), tác giả khái quát và khẳng định lại luận đề đã nêu: Rõ ràng truyện Chuyện người con gái Nam Xương đã cho người đọc thấy thế nào là cái mong manh vô cùng mong manh của hạnh phúc người phụ nữ muôn nơi, muôn thuở.”.

Câu 4. Phân tích để làm sáng tỏ cách trình bày kết hợp của tác giả trong văn bản: nêu vấn đề khách quan và phát biểu ý kiến chủ quan.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản, chỉ ra cách trình bày kết hợp của tác giả và nêu nhận xét

Lời giải chi tiết:

“Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lấy cái bóng của Vũ Nương để nói là cha Đản, tức là chồng mình” là cách trình bày khách quan nội dung từ tác phẩm. Nhưng từ đó phân tích thì tác giả chuyển sang ý kiến chủ quan: “Vậy mà có ai ngờ rằng đời Vũ Nương tan nát bắt đầu chính từ cái bóng kia. Tan nát đến mức thánh thần, Trời Phật cũng chỉ có thể an ủi, bù đắp chút ít chứ không cứu lại được. Rồi nữa, tham gia vào việc phá nát hạnh phúc của Vũ Nương là ai? Trời ơi! Lại không ai khác mà chính là đứa con của Vũ Nương.”...

Câu 5. Văn bản đã làm sáng tỏ thêm giá trị của Chuyện người con gái Nam Xương ở những điểm nào (nội dung, nghệ thuật)?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản, chỉ ra giá trị về nội dung, nghệ thuật được người viết đề cập tới.

Lời giải chi tiết:

- Về nội dung: Bài viết đã làm rõ hơn những thông điệp sâu sắc của Chuyện người con gái Nam Xương qua luận đề và các luận điểm đã xác định ở bài tập 3. Ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện “cái mong manh vô cùng mong manh, mong manh tới độ với tư duy thông thường, trên thế gian này, chẳng ai có thể nghĩ tới”.

- Về nghệ thuật: Bài viết cho thấy Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên “một cốt truyện bao gồm một hệ thống chi tiết, trong đó đặc biệt có chi tiết chủ công ăm ắp trữ lượng nghệ thuật thông qua một bút pháp vừa thực vừa ảo, vừa hiện thực vừa lãng mạn”, một áng “thiên cổ kì bút”.

Câu 6. Em hiểu phần “nghĩ thêm” của tác giả bài viết là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản, chỉ ra phần “nghĩ thêm” của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Phần “nghĩ thêm” của tác giả được thể hiện qua đoạn văn:

“Muốn thấy được cái độc đáo và cũng là cao siêu của Chuyện người con gái Nam Xương, phải nói thêm điều này. Đó là cái mong manh vô cùng mong manh, mong manh tới độ với tư duy thông thường, trên thế gian này, chẳng ai có thể nghĩ tới. Nhưng đó là sự thật. Sự thật quá ư khắc nghiệt đối với hạnh phúc của đàn bà, chẳng riêng gì ở Việt Nam thời phong kiến, mà còn là với nữ giới muôn nơi, muôn thuở.”

Câu 7. Xác định những câu văn nêu vấn đề khách quan, ý kiến chủ quan trong đoạn văn sau (trích Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Đình Chú) và lí giải vì sao:

“Trong Chuyện người con gái Nam Xương, hình tượng trung tâm là Vũ Nương đã được xây dựng với tính cách một phụ nữ đẹp người, đặc biệt là đẹp nết nhưng lại phải chịu một nỗi oan khiên tày trời. Nàng là hiện thân cho thân phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Nói thế hoàn toàn không sai nhưng chưa đủ để phân biệt được giá trị của Chuyện người con gái Nam Xương với các tác phẩm khác cùng nói về phẩm chất tốt đẹp và nỗi khổ của người phụ nữ ở thời trung đại. Muốn thấy được cái độc đáo và cũng là cao siêu của Chuyện người con gái Nam Xương, phải nói thêm điều này. Đó là cái mong manh vô cùng mong manh, mong manh tới độ với tư duy thông thường, trên thế gian này, chẳng ai có thể nghĩ tới. Nhưng đó là sự thật. Sự thật quá ư khắc nghiệt đối với hạnh phúc của đàn bà, chẳng riêng gì ở Việt Nam thời phong kiến, mà còn là với nữ giới muôn nơi, muôn thuở.”

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn, xác định những câu văn nêu vấn đề khách quan, ý kiến chủ quan.

Lời giải chi tiết:

- Câu văn nêu ý kiến chủ quan là câu thể hiện ý kiến riêng của chính người viết. Ví dụ về câu văn nêu ý kiến chủ quan trong đoạn: “Nàng là hiện thân cho thân phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Nói thế hoàn toàn không sai nhưng chưa đủ để phân biệt được giá trị của Chuyện người con gái Nam Xương với các tác phẩm khác cùng nói về phẩm chất tốt đẹp và nỗi khổ của người phụ nữ ở thời trung đại.”.

- Câu văn nêu vấn đề khách quan là câu văn người viết dựa vào nội dung của truyện để nêu tóm tắt ý kiến. Ví dụ về câu văn nêu vấn đề khách quan trong đoạn “Trong Chuyện người con gái Nam Xương, hình tượng trung tâm là Vũ Nương đã được xây dựng với tính cách một phụ nữ đẹp người, đặc biệt là đẹp nết nhưng lại phải chịu một nỗi oan khiên tày trời.”.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 61

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • dnkd ♡
    dnkd ♡

    😍😍😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 09:40 27/10
    • Sư Tử
      Sư Tử

      😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 09:41 27/10
      • Ma Kết
        Ma Kết

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 09:41 27/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm