Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 6

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 6: Tiếng Việt trang 12 sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.

Bài: Tiếng Việt trang 12

Câu 1. Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào viết bằng chữ Hán, tác phẩm nào viết bằng chữ Nôm, tác phẩm nào viết bằng chữ Quốc ngữ?

Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Mời trầu (Hồ Xuân Hương), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng).

Phương pháp giải:

Dựa vào sự hiểu biết, suy luận của mình và xem lại giới thiệu về các tác phẩm ở phần Đọc hiểu văn bản

Lời giải chi tiết:

Chữ Hán

Chữ Nôm

Chữ Quốc ngữ

Chiếu dời đô, Hoàng Lê nhất thống chí, Đại cáo bình Ngô,

Mời trầu

Cảnh khuya, Đất rừng phương Nam, Dọc đường xứ Nghệ

Câu 2. Tìm cách diễn đạt phù hợp ở bên B và giải thích vì sao cách diễn đạt đó phù hợp với mỗi loại tác phẩm nêu bên A.

A. Tác phẩm

B. Được dịch hay phiên âm

a. Tác phẩm viết bằng chữ Hán

1) Được phiên âm ra chữ quốc ngữ

b. Tác phẩm viết bằng chữ Nôm

2) Được dịch sang tiếng Việt

3) Được dịch ra chữ Quốc ngữ

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của em về đặc điểm của mỗi loại tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

a- 1, 2 vì viết bằng chữ Hán cần phải phiên âm sang chữ quốc ngữ để hiểu từ đó và dịch nghĩa sang tiếng Việt để hiểu bài thơ

b- 3 vì chữ Nôm chỉ cần được chuyển sang chữ quốc ngữ để hiểu

Câu 3. Hãy tìm thêm một số ví dụ về các trường hợp sau trong chữ Quốc ngữ:

a) Trường hợp dùng nhiều chữ cái khác nhau để ghi cùng một âm. Ví dụ, ghi âm /k/ bằng các chữ c, k, q.....

b) Trường hợp dùng một chữ cái để ghi nhiều âm khác nhau. Ví dụ, dùng chữ a vừa để ghi âm /a/, vừa để ghi âm /ă/....

c) Trường hợp ghép nhiều chữ cái để ghi một âm. Ví dụ: ch, ng, kh…

Phương pháp giải:

Tìm các ví dụ trên Internet

Lời giải chi tiết:

a) Âm /c/ thay cho /k/, /q/…

b) Âm /â/ vừa để ghi âm /â/ vừa để ghi âm /ơ/

c) Qu, ngh, gh…

Câu 4. Ví dụ, ghép thảo (yếu tố ghi nghĩa) với cổ (yếu tố mô phỏng âm) trong tiếng Hán để ghi yếu tố cỏ trong tiếng Việt (thảo + cổ = cỏ).

Dựa vào cách cấu tạo chữ Nôm được giới thiệu ở trên, hãy cho biết trong những chữ Nôm (được thể hiện dưới dạng chữ Quốc ngữ in đậm) dưới đây, yếu tố nào dùng để ghi nghĩa, yếu tố nào dùng để ghi âm.

a) chồng = trùng + phu

b) gái = nữ + cái

c) già = lão + trà

d) năm = nam + niên

e) trâu = ngưu + lâu

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết về nghĩa của các yếu tố Hán Việt và cấu tạo chữ Nôm

Lời giải chi tiết:

Câu

Yếu tố ghi nghĩa

Yếu tố ghi âm

a

phu

trùng

b

nữ

Cái

c

lão

trà

d

niên

Nam

e

ngưu

lâu

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 7

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 16:09 24/10
    • Thiên Bình
      Thiên Bình

      😊😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 16:09 24/10
      • Phan Thị Nương
        Phan Thị Nương

        💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 16:09 24/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm