Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 38

Giải SBT Ngữ văn 9 bài 38: Tiếng Việt trang 11 có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Tiếng Việt trang 11

Câu 1. Thử chuyển mỗi thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ được in đậm dưới đây sang vị trí khác trong câu; qua đó, giải thích vì sao các tác giả lại chọn vị trí của chúng như ở những câu đã cho.

a) Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn (Hồ Chí Minh).

b) Vì đường xa, chúng tôi chỉ ở nhà được có ba ngày. Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là cha. (Nguyễn Quang Sáng)

c) Giữa mặt vịnh mênh mông xanh ngắt và tim tím, nhô lên những tảng đá với hình thù kì dị và dường như được bút sơn của một hoạ sĩ quét lên võ số màu sắc, từ màu xanh ngọc bích đến màu đỏ nâu và vàng. (Thi Sảnh)

d) Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

(Bà Huyện Thanh Quan)

Phương pháp giải:

Sắp xếp các từ ngữ in đậm theo vị trí khác và rút ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

- Ở hai đoạn văn a, b, các trạng ngữ đứng đầu câu (in đậm) có thể chuyển xuống sau chủ ngữ (hoặc xuống cuối câu). Ví dụ: “Dân ta, từ đó chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Dân ta, từ đó càng cực khổ, nghèo nàn.”, “Con bé không kịp nhận ra anh là cha trong ba ngày ngắn ngủi đó.". Việc các tác giả chọn cách đặt trạng ngữ ở đầu câu như ở những câu đã cho là nhằm mục đích nhấn mạnh vào bối cảnh của sự việc được biểu thị trong câu và tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu: Nhờ được đặt ở đầu câu mà các trạng ngữ này tạo nên mối quan hệ chặt chẽ về hình thức (thể hiện qua các biện pháp thế, lặp) và về ý nghĩa giữa những câu chứa chúng với những câu đứng trước.

- Ở câu c, có thể chuyển vị ngữ (nhô lên) xuống vị trí vốn có ở sau chủ ngữ. Ví dụ: “Giữa mặt vịnh mênh mông xanh ngắt và tim tím, những tảng đá vôi hình thù kì dị và dường như được bút sơn của một hoạ sĩ quét lên vô số màu sắc, từ màu xanh ngọc bích đến màu đỏ nâu và vàng nhô lên.”. Việc tác giả chọn cách chuyển vị ngữ ở câu này lên trước chủ ngữ là nhằm nhấn mạnh vào sự xuất hiện và trạng thái (nhô lên) của sự vật được biểu thị bởi chủ ngữ.

- Ở câu d, có thể chuyển các thành phần (in đậm) của cụm danh từ xuống vị trí vốn có của chúng (ví dụ: vài chú tiều, mấy nhà chợ). Việc tác giả chuyển vị trí của các thành phần này lên đầu cụm danh từ như ở câu đã cho là nhằm nhấn mạnh vào sự vật được biểu thị bởi các thành phần này.

Câu 2. Tìm câu bị động trong những đoạn văn dưới đây. Cho biết việc sử dụng những câu bị động đó phù hợp như thế nào đối với văn cảnh và mục đích diễn đạt.

a) Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài. Những động tác xe đài được thực hiện rất đa dạng. (Phí Trường Giang)

b) Địa đạo Củ Chi hình thành trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (khoảng năm 1948). Hệ thống địa đạo được xây dựng sớm nhất tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An [...]. Lúc đầu, địa đạo chỉ có những đoạn ngắn, cấu trúc đơn giản, dùng để giấu tài liệu, trù ếm cán bộ trong vùng địch hậu. Sang giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ, địa đạo được gia cố và mở rộng. (Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi)

c) Trong hơn một thế kỉ trở lại đây, dân số thế giới ngày càng tăng, trong khi số lượng các loài động vật ngày một giảm đi rõ rệt. Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại [...]. Nhiều loài thậm chỉ thường xuyên bị con người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và tàn sát không nương tay. (Theo Kim Hạnh Bảo - Trần Nghị Du)

Phương pháp giải:

Xem lại cách hiểu về câu bị động (nêu ở phần Kiến thức Ngữ văn SGK/4), chú ý tác dụng liên kết câu của câu bị động và đọc kĩ những câu đã cho để thực hiện bài tập.

Lời giải chi tiết:

a) Những động tác xe đài được thực hiện rất đa dạng.

-> Câu bị động xuất hiện sau câu đầu tiên (giới thiệu nghi thức xe đài trong đấu vật) được kết thúc bằng cụm từ nghi thức xe đài. Việc dùng câu bị động với chủ ngữ là cụm từ những động tác xe đài tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu trong đoạn. Việc sử dụng câu bị động ở đây phù hợp để tập trung sự chú ý vào hành động "được thực hiện" chứ không phải người hoặc vật thực hiện nó.

b) Hệ thống địa đạo được xây dựng sớm nhất tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An.

Sang giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ, địa đạo được gia cố và mở rộng.

-> Câu bị động xuất hiện sau câu đầu tiên (hệ thống địa đạo được xây dựng ), việc dùng câu bị động với chủ ngữ là cụm từ địa đạo tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu trong đoạn. Việc sử dụng câu bị động ở đây phù hợp để tập trung vào việc hành động "được xây dựng", "được gia cố và mở rộng", thay vì người nào hoặc tổ chức nào thực hiện hành động.

c) Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại [...]. Nhiều loài thậm chí thường xuyên bị con người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và tàn sát không nương tay.

-> Cả hai câu văn đều tồn tại dưới dạng câu bị động. Việc sử dụng câu bị động ở đây phù hợp để tập trung vào việc hành động "bị chiếm đóng, phá hoại", "bị ngược đãi, sẵn bắt và tàn sát", thay vì người làm hành động đó. Câu bị động cũng làm cho thông điệp trở nên mạnh mẽ và giúp người đọc chú ý hơn vào nội dung.

Câu 3. Biến đổi những câu chủ động dưới đây thành câu bị động

a) Quan Phó bảng Sắc đã dẫn hai con trai đi hầu khắp những nơi nổi tiếng và phong cảnh đẹp, về di tích lịch sử của Nghệ An. (Sơn Tùng)

b) Ba nó bế nó lên. (Nguyễn Quang Sáng)

c) Tây nó đốt nhà tôi rồi, bác ạ. (Kim Lân)

d) Cuộc sống càng văn minh tiến bộ, con người càng sử dụng nhiều nước hơn cho mọi nhu cầu của mình... (Theo Trịnh Văn)

Phương pháp giải:

Xem lại đặc điểm của câu bị động và cách biến đổi câu chủ động thành bị động (nêu ở phần Kiến thức Ngữ văn SGK/4) và đọc kĩ những câu đã cho để thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

a) Hai con trai đã được dẫn đi hầu khắp những nơi nổi tiếng và phong cảnh đẹp, về di tích lịch sử của Nghệ An bởi Quan Phó bảng Sắc.

b) Nó đã được ba nó bế lên.

c) Nhà tôi đã bị Tây nó đốt rồi, bác ạ.

d) Khi cuộc sống càng văn minh tiến bộ, nước càng được sử dụng nhiều hơn cho mọi nhu cầu của con người.

Câu 4. Những câu dưới đây có phải là câu bị động không? Vì sao?

a) Năm bị đi đày. (Nguyên Hồng)

b) Anh còn bị mất cái ô trắng. (Nguyễn Công Hoan)

Phương pháp giải:

Xem lại đặc điểm về ý nghĩa, cấu tạo của câu bị động (nêu ở phần Kiến thức Ngữ văn SGK/4) và đọc kĩ những câu đã cho để thực hiện bài tập.

Lời giải chi tiết:

a) Câu “Năm bị đi đày” không phải câu bị động vì chủ ngữ trong câu này không phải đối tượng được hoạt động của người hay vật khác tác động vào.

b) Câu “Anh còn bị mất cái ô trắng” là câu bị động vì chủ ngữ “anh” là người “bị mất cái ô trắng”.

Câu 5. Vì sao các từ, cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu?

a) Trên đảm đất cao bày một hương ản. Trên hương án, trầm hương tỏa khói thơm. (Nguyễn Huy Tưởng)

b) Chúng tôi cùng thoát li đi kháng chiến đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. (Nguyễn Quang Sáng)

c) Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. (Nguyễn Quang Sáng)

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về đặc điểm, tác dụng của trạng ngữ và kết quả bài tập 1 để thực hiện các yêu cầu

Lời giải chi tiết:

a) Trạng ngữ “Trên hương án” được đặt ở đầu câu nhằm bổ nghĩa (nơi chốn) cho cụm chủ vị “trầm hương tỏa khói thơm”. Việc đưa trạng ngữ lên đầu câu giúp người đọc ngay lập tức nhận biết được vị trí, bối cảnh diễn ra sự việc.

b) Trạng ngữ “Lúc đi” được đặt ở đầu câu nhầm bổ nghĩa (thời gian) cho cụm chủ vị “đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi”. Việc đưa trạng ngữ lên đầu câu giúp người đọc xác định được thời điểm về thông tin được nhắc đến.

c) Trạng ngữ “Mỗi lần bị xúc động” được đặt ở đầu câu nhầm bổ nghĩa (nguyên nhân) cho cụm chủ vị “vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ”.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 39

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Công chúa béo
    Công chúa béo

    😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 10:01 26/10
    • Bánh Tét
      Bánh Tét

      🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 10:01 26/10
      • Sói
        Sói

        😃😃😃😃😃😃😃v

        Thích Phản hồi 10:02 26/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm