Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 21

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 9 bài 21: Viết trang 28 có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài tập 1 Viết trang 28

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm truyện mà em yêu thích

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết

Nguyễn Tuân, một cây bút tài hoa trong nền văn học Việt Nam hiện đại - người nghệ sĩ mà cả cuộc đời mải mê đi tìm cái đẹp, hướng đến thứ văn chương chân - thiện - mỹ. Tác phẩm “Chữ người tử tù” chính là tiêu biểu cho điều đó, đặc biệt là ở cảnh cho chữ của nhân vật huấn Cao. Phân cảnh cho chữ nằm ở phần cuối tác phẩm khi tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm. Cảnh cho chữ khi ấy giống như một nút cởi, giải tỏa hết những băn khoăn, chờ đợi nơi người đọc, để từ đây lan tỏa những giá trị lớn lao của tác phẩm. Trong một buồng giam tối tăm, chật hẹp với ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã diễn ra. Theo lẽ thường, nghệ thuật thường được sáng tạo những nơi có không gian đẹp, thoáng đãng, yên tĩnh. Nhưng trong một không gian chứa đầy bóng tối, nhơ bẩn như chốn ngục tù thì việc sáng tạo nghệ thuật vẫn xảy ra. Trong hoàn cảnh ấy thì người tử tù “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn ung dung, đĩnh đạc, ra dáng một người nghệ sĩ tài hoa “dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”. Dường như trật tự xã hội đang dần bị đảo lộn khi mà viên quản ngục và thầy thơ lại trở lên khúm lúm. Giờ đây thì tù nhân lại trở thành người răn dạy, ban phát cái đẹp, người vốn răn đe, nạt nộ tù nhân như tử tù như cai ngục lại trở lên người được răn dạy. Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cả và tài năng xuất chúng, người tử tù đã hướng quản ngục đến một cuộc sống của cái thiện. Trong khung cảnh đen tối của nơi ngục tù, hình tượng Huấn Cao bỗng trở lên cao lớn lạ thường, vượt qua cái dung tục thấp hèn của thế giới xung quanh. Đồng thời thể hiện một niềm tin vững chắc của tác giả Nguyễn Tuân là dù trong bất kì hoàn cảnh nào con người vẫn luôn khao khát hướng tới chân - thiện - mỹ.

Bài tập 2 Viết trang 28

Lập dàn ý cho bài văn phân tích 1 tác phẩm truyện có yếu tố kì ảo. Chọn 1 luận điểm để viết thành đoạn văn

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết

- Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương và dẫn dắt vào những yếu tố kì ảo.

- Thân bài

a. Những chi tiết kì ảo

- Chi tiết kì ảo thứ nhất: Phan Lang đêm nằm mộng thấy có người xin chàng thả rùa xanh mà chàng vừa bắt được (Linh phi hóa thân)

+ Điều kì ảo ở đây là có một thế giới dưới nước (Thủy cung) và Linh phi hóa thân thành chú rùa đi ngao du và sa vào lưới.

+ Việc Phan Lang cứu một con rùa là điều hết sức bình thường nhưng chú rùa đó là Linh phi, đã báo mộng và mong chàng thả ra.

+ Phan Lang tưởng chừng không liên quan đến câu chuyện nhà Vũ Nương nhưng chính chàng sau này trở thành cầu nối cho vợ chồng Vũ Nương.

- Chi tiết kì ảo thứ hai: Vũ Nương và Phan lang được Linh Phi cứu sống và cho ở nơi động rùa dưới thủy cung. Sau đó, Phan Lang được hồi sinh và trở về trần gian

+ Biết Vũ Nương bị oan nên Linh Phi đã cứu nàng khi nàng tự vẫn và đưa nàng về thủy cung của mình.

+ Sau này, Phan Lang gặp nạn, cũng được Linh Phi cứu và chàng gặp lại Vũ Nương ở Thủy cung. Khi trò chuyện và khuyên nhủ Vũ Nương, Phan Lang cầm theo tín vật của nàng trở về nhân gian → vô lí, hoang đường.

- Chi tiết kì ảo thứ ba: linh hồn Vũ Nương trở về trên bến sông khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng nói vài lời tỏ minh rồi từ từ biến mất trong sương khói mịt mờ.

b. Đánh giá chung

Những chi tiết kì ảo là sáng tạo của Nguyễn Dữ, do ông dựng lên với dụng ý của riêng mình so với cốt truyện dân gian Vợ chàng Trương.

Các chi tiết kì ảo góp phần hoàn thiện tính cách và nhân phẩm của nhân vật. Vũ Nương trở về trực tiếp nói lời từ biệt cuối cùng. Trương Sinh vì thế mà cũng tỏ ra là người biết hối lỗi, khát khao hạnh phúc trong muộn màng.

Các chi tiết kì ảo làm tăng thêm giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm. Đó là tiếng nói bênh vực con người, là minh chứng cho đạo lý ở hiền gặp lành của nhân gian.

- Kết bài: Khái quát lại ý nghĩa các chi tiết kì ảo nói riêng và nội dung, ý nghĩa của câu chuyện nói chung

Viết đoạn văn

Thành công của "Chuyện người con gái Nam Xương" không chỉ bởi giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc mà còn bởi nghệ thuật kì ảo được Nguyễn Dữ khéo léo đưa vào tác phẩm. Trong phần cuối tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương", sự xuất hiện của những yếu tố kì ảo đã để lại cho người đọc một kết thúc đầy ấn tượng. Qua chi tiết kì ảo ở phần cuối tác phẩm, tác giả muốn phê phán, lên án xã hội bất công, trọng nam khinh nữ lúc bấy giờ. Có lẽ, trong xã hội xưa, người phụ nữ chưa bao giờ được hưởng hạnh phúc dù chỉ là nhỏ nhoi. Chi tiết kì ảo giúp Vũ Nương được quay trở lại trong sương khói còn cho chúng ta thấy niềm thương cảm của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Như vậy, yếu tố kì ảo trong "Chuyện người con gái Nam Xương" còn đem lại giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc với những bài học đắt giá cho chúng ta.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 22

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đậu Phộng
    Đậu Phộng

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 13:20 20/10
    • Gấu Bông
      Gấu Bông

      😄😄😄😄😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 13:21 20/10
      • Friv ッ
        Friv ッ

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 13:21 20/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm