Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 22

Với nội dung bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 22: Nói và nghe trang 28 sách Kết nối tri thức và cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.

Bài tập 1 trang 28

Em hãy chuẩn bị nội dung cho hoạt động thảo luận với đề tài sau: Giá trị của những tác phẩm văn học kinh điển đối với HS

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết

Mở đầu: Giới thiệu vấn đề: Giá trị của những tác phẩm văn học kinh điển đối với HS

Triển khai

(1) Phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo

Khi đọc sách, trẻ phải vận dụng trí tưởng tượng của mình để hình dung, liên tưởng các phong cảnh, sự kiện được mô tả trong truyện. Đây là nền tảng cho trẻ phát triển năng lực sáng tạo - một kỹ năng thiết yếu trong thế kỷ 21.

(2) Trau dồi vốn từ và cải thiện kỹ năng viết

Một cuốn sách được xem là kinh điển chắc chắn phải thể hiện năng lực ngôn ngữ điêu luyện. Trẻ sẽ học được cách dùng từ, diễn đạt, phát triển đoạn văn mạch lạc. Càng đọc nhiều, kỹ năng viết càng hoàn thiện.

(3) Tăng lòng thấu cảm

Theo một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Science (2013), thả mình vào một cuốn sách văn học, nhất là thể loại viễn tưởng, giúp người đọc dễ cảm thông hơn với người khác. Khi đọc sách, trẻ phải đặt mình vào vị thế của nhân vật để cảm nhận rõ nội dung câu chuyện, từ đó trẻ học được cách cảm thông, san sẻ và yêu thương người khác.

(4) Tăng sự tập trung

Với sự phát triển của các thiết bị điện tử, khả năng tập trung của trẻ em ngày càng ngắn đi. Theo nghiên cứu của Microsoft, trung bình khả năng tập trung của chúng ta giảm từ 12 giây xuống còn 8 giây vào năm 2015. Nếu tìm thấy những cuốn sách văn học hấp dẫn, trẻ sẽ bị cuốn vào diễn biến truyện và quên hết các thiết bị điện tử. Chỉ cần 15-20 phút đọc xong một chương sách mỗi ngày, khả năng tập trung của trẻ sẽ cải thiện đáng kể.

Kết thúc: Khẳng định lại giá trị, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc những tác phẩm kinh điển

Bài tập 2 trang 28

Chọn thảo luận trong nhóm học tập về 1 trong các vấn đề sau

- Xu hướng muốn tự do thể hiện cá tính trong giới trẻ

- Thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh

- Xác lập quan niệm về lối sống đẹp

- Ý nghĩa của sự đồng cảm và chia sẻ

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Thảo luận nhóm và chọn 1 vấn đề mà nhóm quan tâm

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết

Mở đầu: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận Ý nghĩa của sự đồng cảm và chia sẻ

Tiểu khai

- Giải thích vấn đề: sự đồng cảm và chia sẻ là gì?

- Ý nghĩa của sự đồng cảm và chia sẻ

+ Sự đồng cảm và sẻ chia giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin, làm giảm đi những đau khổ trong cuộc sống của họ.

+ Nó có vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi, gắn bó hơn…

+....

- Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm, thờ ơ của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay.

Kết thúc: Khái quát lại vấn đề vừa nghị luận Đồng cảm và chia sẻ đã và đang là một lối ứng xử tốt đẹp rất cần được gìn giữ.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 23

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • dnkd ♡
    dnkd ♡

    😇😇😇😇😇😇😇😇

    Thích Phản hồi 13:34 20/10
    • Friv ッ
      Friv ッ

      🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 13:34 20/10
      • Lê Jelar
        Lê Jelar

        🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

        Thích Phản hồi 13:35 20/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm