Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 51

Với nội dung bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 51: Tình sông núi sách Kết nối tri thức và cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.

Bài: Tình sông núi

Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Có thể xếp bài thơ Tình sông núi vào loại tác phẩm văn học viết về đề tài gì? Kể tên một số bài thơ của các tác giả khác mà em cho rằng có cùng đề tài với Tình sông núi.

Trả lời:

- Đề tài: Quê hương, đất nước.

- Một số bài thơ cùng đề tài: Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm),…

Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Khi say ngắm sông núi quê hương, tác giả có ấn tượng mạnh nhất về điều gì? Dựa vào đâu mà em nhận định như vậy?

Trả lời:

Tác giả có sự nhạy cảm đặc biệt với với vẻ thơ mộng, thân thương, gần gũi của những gì được ông tái hiện, tạo hình. Đằng sau nét quyến rũ của thiên nhiên luôn thấp thoáng hình bóng con người. Cảnh và người hòa quyện với nhau, gợi dậy những cảm xúc êm ái, dịu ngọt, gắn bó.

- Dựa vào các hình ảnh miêu tả thiên nhiên và con người, sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người: nơi gầu nước gieo vàng, tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng, bắp căng như đồng, tay ghì cán cuốc,….

Câu 3 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cho biết cách hiểu của tác giả về các khái niệm: cần lao, dân tộc, giang sơn, Tổ quốc.

Trả lời:

– Cần lao vừa có thể được dùng như tính từ, chỉ sự cần cù trong lao động, vừa có thể được dùng như danh từ, chỉ người lao động nói chung. Trong bài thơ, cần lao hiện lên như một đối tượng được tác giả yêu quý, ngưỡng mộ, tôn vinh.

– Dân tộc được tác giả bài thơ hiểu như một khái niệm thiêng liêng, luôn gợi lên cảm xúc tự hào, thể hiện được sự gắn kết giữa tất cả những con người đã chung tay xây dựng nên đất nước Việt Nam.

– Giang sơn cũng được nhìn nhận là một khái niệm thiêng liêng. Khi nhắc đến nó, trong lòng nhà thơ dấy lên niềm xúc động lớn lao, do nhà thơ ý thức sâu sắc rằng giang sơn là thành quả vĩ đại mà nhân dân đã phải đổ bao nhiêu mồ hôi và máu để tạo nên trong suốt chiều dài lịch sử.

– Tổ quốc, trong cảm nhận của nhà thơ, cũng là một khái niệm đặc biệt. Vì thế, câu thơ chỉ có từ Tổ quốc ở cuối bài mang âm điệu như nghẹn ngào, do niềm xúc động đã được đẩy lên tột đỉnh.

Có thể thấy: Khi được tắm đẫm trong tình cảm yêu thương sâu nặng của nhà thơ, các từ cần lao, dân tộc, giang sơn, Tổ quốc không còn tồn tại như những khái niệm khô khan mà đã trở thành hình tượng sống động, tác động mạnh vào cảm xúc và nhận thức của người đọc.

Câu 4 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Tình sông núi là bài thơ đậm chất tạo hình. Nếu được thể hiện tác phẩm này bằng ngôn ngữ hội hoạ, em sẽ vẽ những gì? (Nêu dự định của em về bố cục, hình tượng trung tâm và các chi tiết đặc tả,...)

Trả lời:

Có thể vẽ bức tranh mang tính tả thực, với một khung cảnh xác định. Cũng có thể vẽ bức tranh mang tính trừu tượng mà tương quan giữa các khối hình, đường nét, màu sắc biểu đạt được cảm xúc nồng nàn về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Nếu em đủ khả năng biến dự định thành hiện thực thì đó là điều rất có ý nghĩa, thực sự đáng khuyến khích.

Câu 5 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Trong tùy bút Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua (Ilya Ehrenburg) đã viết: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga (Volga), con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.” (dẫn theo Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2011, tr. 107). Cách nhìn nhận đó của nhà văn Nga giúp em hiểu thêm gì về mạch cảm xúc của bài thơ Tình sông núi? Hãy viết đoạn văn (có độ dài tùy chọn) để trả lời câu hỏi này.

Trả lời:

Tham khảo:

Tình cảm đối với đất nước, Tổ quốc không phải là thứ tình cảm chung chung, được phô diễn qua những lời to tát hướng tới những đối tượng cũng to tát nhưng trừu tượng. Nó cần phải được bắt mạch vào chính cuộc sống thực, biểu hiện qua tình cảm và thái độ gắn bó máu thịt với tất cả những gì quen thuộc quanh ta, từ con người đến cảnh sắc dù có thể rất bình dị, đơn sơ. Chính điều đó sẽ dẫn con người đến với những tình cảm rộng lớn và ý thức công dân cao cả. Trong thơ, việc các tác giả biểu hiện tình yêu đất nước, Tổ quốc qua tình yêu đối với một miền đất cụ thể luôn tạo được ấn tượng thẩm mĩ tích cực về sự chân thật, sâu sắc của cảm xúc.

Câu 6 trang 28 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Bức tranh non nước trong đoạn thơ đã được vẽ bằng các đường nét, màu sắc và âm thanh như thế nào?

Trả lời:

Cần hình dung được nét vẽ phóng khoáng vớ hình thể sông núi với các đối tượng cụ thể hiện ra vừa chập chùng, vừa bất ngát; nhận ra bản hòa sắc của màu xanh có điểm xuyết màu vàng sống động nghe được tiếng thở dập dồn, phấn khích của nhà thơ hoa với tiếng lách cách rộn ràng của thoi đưa, tiếng reo trong trẻo của những giọt nước rơi xuống khí chiếc gàu được kéo từ giếng lên.

Câu 7 trang 28 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Hãy diễn tả bằng văn xuôi ý thơ được thể hiện trong hai câu: Gầu nước gieo vàng/ Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng.

Trả lời:

– Câu thứ nhất không chỉ vẽ động tác (gieo – thả xuống, buông xuống, rơi xuống mà còn diễn tả được âm thanh (tiếng nước như tiếng vang rơi vang ngắn). Thậm chí, câu thơ còn gợi được sắc vàng nếu người đọc liên tưởng tới hai câu thơ của Bàng Bá Lân: Hỡi cô tát nước bên đàng, sao có lại múc trắng vàng để đi? (Tiếng hát trong trắng). Theo đó, có thể hình dung vàng ở đây là màu vàng của những vòng sóng đẫm ánh trăng toả lan trong lòng giếng khi chiếc gàu chạm vào mặt nước hay màu vàng của dòng nước lung linh rơi xuống từ chiếc gàu đầy. Rõ ràng, đây là một câu thơ đa nghĩa, trong đó hai từ gieo và vàng có thể được hiểu khác nhau tùy cảm nhận của mỗi người.

– Câu thứ hai vừa tái hiện được âm thanh sống động (dội) lại vừa tả được dáng nét nghiêng nghiêng của tấm vách. Thực ra, từ nghiêng không chỉ có giá trị tạo hình. Nó còn thể hiện được cảm giác ngất ngây của nhà thơ khí nghe trong không gian đầy ắp những tiếng động quen thuộc, biểu thị một cuộc sống thanh bình. Hai từ dội và nghiêng đều có thể được xem là “thi nhãn”.

Câu 8 trang 28 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Câu “Tôi lim dim cặp mắt” có đơn thuần miêu tả dáng vẻ bề ngoài của nhà thơ hay không? Vì sao? Có thể nói điều gì về trạng thái cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua hình ảnh đó?

Trả lời:

Câu “Tôi lim dim cặp mắt” không đơn thuần miêu tả dáng vẻ bề ngoài của nhà thơ mà còn thể hiện được tình cảm, trạng thái cảm xúc. Đó là cảm xúc mơ màng, đắm đuối, ngây ngất.

Câu 9 trang 28 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Xác định các vị trí có gieo vần trong đoạn thơ và nêu nhận xét về cách sử dụng vần của tác giả.

Trả lời:

- Những vị trí có gieo vần: mắt – đẹp, giàu – đèo, khoai – chài – người, ngang – vàng – ràng.

- Bài thơ Tình sông núi được viết theo thể tự do, không bắt buộc phải gieo vần. Tuy nhiên, tác giả vẫn dùng vần một cách phóng túng (không theo mô hình cố định, dùng cả vần chính và vần thông để tạo nhạc tính và tăng cường sự liên kết bên trong cho tác phẩm.

Câu 10 trang 28 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Chỉ ra cặp câu lục bát biến thể có trong đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình thức lục bát biến thể ở đây.

Trả lời:

Cặp lục bát biến thể:

Mấy sông là mấy vạn chài

Ngựa xe rào rạt đổ người sang ngang.

Gầu nước gieo vàng

Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng.

Tác dụng: Tăng tính nhịp điệu, thể hiện cảm xúc của tác giả.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 52

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chuột Chít
    Chuột Chít

    😍😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 3 ngày trước
    • Laura Hypatia
      Laura Hypatia

      😄😄😄😄😄😄😄😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 3 ngày trước
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        👌👌👌👌👌👌👌👌👌👌👌

        Thích Phản hồi 3 ngày trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm