Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 50

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 50: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội sách Kết nối tri thức và cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.

Bài: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội

Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Có thể xếp văn bản Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội vào loại văn bản nào? Em dựa vào đâu để xếp loại như vậy?

Trả lời:

Văn bản Thực hành đọc luôn cùng loại, thể loại với văn bản 1 và văn bản 2. Khi tìm căn cứ để đảm bảo việc xếp loại của mình là đúng, cần chú ý đến nhan đề văn bản, đối tượng được văn bản đề cập, nội dung cụ thể được tác giả triển khai,...

Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Tóm tắt lần lượt nội dung các đoạn của văn bản và nêu khái quát những thông tin mà em cho là quan trọng nhất.

Trả lời:

Sau đây là nội dung hai đoạn đầu (em hãy tóm tắt tiếp các đoạn còn lại):

– Uỷ ban Di sản Thế giới trong kì họp lần thứ 34 tại Bra-xin năm 2010 đã công nhận Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản văn hoá thế giới, đáp ứng được nhiều tiêu chí quan trọng mà Uỷ ban này đã xác định.

– Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long có vùng lõi và vùng đệm. Vùng lõi gồm Khu Di tích Thành cổ Hà Nội và Khu Di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, chiếm 18,395 ha. Vùng đệm chiếm 108 ha.

Câu 3 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Hãy sơ đồ hoá cách trình bày thông tin của văn bản và cho biết: Cách trình bày thông tin ở đây có phù hợp với những điều đã khái quát ở mục Cách trình bày thông tin trong văn bản thông tin thuộc phần Tri thức ngữ văn (SGK, tr. 90) của bài học hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Văn bản Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được tạo lập theo đúng mô hình chung của loại văn bản giới thiệu về một di tích lịch sử. Khi nêu thông tin về quyết định của Uỷ ban Di sản Thế giới, người viết đồng thời đã đưa đến cái nhìn tổng quan về Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, qua việc nói rõ khu di tích này đã đáp ứng được tiêu chí xếp hạng nào. Đoạn giữa và là phần chính của văn bản cung cấp thông tin cụ thể hơn về các bộ phận cấu thành của khu di tích, có kết hợp nêu tình trạng thực tế và lịch sử hình thành của từng đối tượng vốn có quy mô lớn, nhỏ khác nhau.

- Khi trả lời ý hỏi “Vì sao?”, cần nhận thức được: Mọi khái quát về cách trình bày, triển khai văn bản thông tin đều phải dựa trên thực tế tồn tại của thế giới văn bản, vì vậy, sự phù hợp giữa những khái quát này với mỗi văn bản cụ thể là điều tất yếu, dễ thấy. Tuy nhiên, do tính đặc thù của từng đối tượng quy định, văn bản nào cũng phải có sáng tạo riêng trong cách trình bày, triển khai thông tin. Ở mức độ nhất định, những sáng tạo riêng ấy có thể vượt ra ngoài phạm vi khái quát của phần Tri thức ngữ văn về cấu trúc chung của các kiểu, loại văn bản.

Câu 4 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Theo em, văn bản nên được bổ sung yếu tố gì hoặc hình thức thông tin nào để nó trở nên hấp dẫn, thuyết phục hơn?

Trả lời:

Có thể nêu yêu cầu bổ sung một số hình ảnh, sơ đồ chọn lọc hoặc bổ sung ý nói về kế hoạch bảo tồn, phục chế, quảng bá,...

Câu 5 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về địa danh Thăng Long – Hà Nội nói riêng, lịch sử đất nước nói chung?

Trả lời:

- Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là một địa danh có ý nghĩa cực kì to lớn đối với Việt Nam. Thể hiện những bước đi vững chắc của chúng ta trong công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị đối với di tích đặc biệt quan trọng này.

Câu 6 trang 27 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Phát biểu ý kiến của em về việc đoạn cuối văn bản có nhắc lại một thông tin đã được nêu ở đoạn đầu văn bản. Theo em, xét từ phương diện cấu trúc văn bản, việc nhắc lại đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Trong các văn bản nghị luận hay thông tin, việc đoạn cuối nhắc lại một hoặc một vài ý đã nói ở đoạn đầu là hiện tượng rất phổ biến. Thông thường, việc này đã được các tác giả thực hiện một cách chủ động nhằm đảm bảo sự tập trung, nhất quán của mạch viết. Ở đây không chỉ có sự lặp lại mà còn có sự biến đổi, mở rộng ý. Kinh nghiệm này nên được vận dụng khi em tập viết văn bản nghị luận hay văn bản thông tin.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 51

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Củ Đậu
    Củ Đậu

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 6 giờ trước
    • Cô Độc
      Cô Độc

      😘😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 6 giờ trước
      • Ma Kết
        Ma Kết

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 6 giờ trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm