Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 8

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 8: Một thể thơ độc đáo của người Việt sách Kết nối tri thức và cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.

Bài: Một thể thơ độc đáo của người Việt

Bài tập 1 trang 14

Đọc lai văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt trong SGK (tr. 49 - 51) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

Câu 1. Theo tác giả văn bản, trong các tác phẩm viết bằng thể thơ song thất lục bát dưới đây, tác phẩm nào ra đời sớm nhất

A. Khóc Dương Khuê

B. Chinh phụ ngâm

C. Chức cẩm hồi văn

D. Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D

Câu 2. Ai được cho là một trong những tác giả đầu tiên sáng tác bằng thể thơ song thất lục bát?

A. Lê Ngọc Hân

B. Lê Đức Mao

C. Đoàn Thị Điểm

D. Hồ Dzếnh

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Đáp án: B

Câu 3. Đặc điểm nào được coi là thế mạnh của thể thơ song thất lục bát?

A. Có thể sử dụng để sáng tác những tác phẩm có độ dài khác nhau

B. Giàu nhạc tính, có sức truyền cảm đặc biệt

C. Được dùng để sáng tác nhiều thể loại văn học khác nhau

D. Có khả năng truyền tải những cảm xúc mới mẻ

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Đáp án: B

Câu 4. Thông thường, cứ 28 chữ (tiếng), tương đương với một nhóm 4 câu thơ, thì thể song thất lục bát có mấy tiếng gieo vần?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D

Câu 5. Thông điệp chính mà văn bản muốn gửi tới độc giả là gì?

A. Song thất lục bát là thể thơ cổ điển, hiện nay đã không còn thịnh hành

B. Thơ song thất lục bát đem lại ấn tượng về những tình cảm thân thương

C. Song thất lục bát là một thể thơ đặc sắc do người Việt sáng tạo nên

D. Song thất lục bát là thể thơ thể hiện tâm hồn sâu lắng của người Việt

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D

Bài tập 2 trang 14

Câu 1. Văn bản nhắc đến những nhà thơ nào đã sử dụng thể thơ song thất lục bát khi sáng tác? Việc nếu tên những nhà thơ này có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Văn bản nhắc đến những nhà thơ đã sử dụng thể thơ song thất lục bát khi sáng tác là Lê Đức Mao, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Lê Ngọc Hân, Cao Bá Nhạ, Phan Huy Thực, Ngô Thế Vinh, Đinh Nhật Thận,...

- Tác dụng: Với việc nêu tên đến những nhà thơ đã sử dụng thể thơ song thất lục bát khi sáng tác, tác giả nhấn mạnh công lao, sự đóng góp to lớn của các tác giả này. Đồng thời, bày tỏ sự ngưỡng mộ, kính mến tài năng của các tác giả. Đây đều là những nhân vật có thật trong lịch sử, làm cho văn bản trở nên chân thực, đáng tin, chi tiết và cụ thể

Câu 2. Thể thơ song thất lục bát chủ yếu được sử dụng trong những thể loại văn học nào?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Thể thơ song thất lục bát chủ yếu được sử dụng trong những thể loại ngâm khúc, ca trù, văn tế, thơ

Câu 3. Theo tác giả văn bản, đặc điểm nào thể hiện nét độc đáo của thể thơ song thất lục bát?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Theo tác giả văn bản, giàu nhạc tính là 1 đặc điểm thể hiện nét độc đáo, điểm mạnh của thể thơ song thất lục bát, đặc biệt là phát huy ở 1 thể loại trữ tình trong văn học Việt Nam đó là ngâm khúc. Thể thơ đã tạo 1 dấu ấn riêng, biểu hiện những tâm trạng, cảm xúc kết hợp với những giá trị nhân văn và hiện thực sâu sắc

Câu 4. Theo nội dung văn bản, cảm xúc chủ đạo thể hiện trong những sáng tác bằng thể thơ song thất lục bát thời xưa và thời hiện đại có gì khác biệt?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Điểm khác biệt: Thay cho tâm trạng buồn thương thường trực trong quá khứ, những sáng tác bằng thể thơ song thất lục bát thời hiện đại mang hơi thở của thời đại mới, truyền tải tâm trạng cảm xúc mới mẻ.

Câu 5. Theo em, trong tương lai, thể thơ song thất lục bát có còn thích hợp để sử dụng trong sáng tác văn học hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Như chúng ta đã biết, thể thơ song thất lục bát đem lại ấn tượng về những tình cảm thân thương, là nơi con người có thể gửi gắm tâm hồn sâu lắng của mình. Ấy mà, nhu cầu mong muốn được giãi bày, được đồng cảm của con người là 1 nhu cầu thời đại, nó không bao giờ mất đi. Vì vậy, có thể nói, đó là lí do mà thể thơ song thất lục bát vẫn luôn mang 1 giá trị, ý nghĩa vô cùng quan trọng không thể thay thế. Dù trong tương lai, thể thơ không còn thịnh hành, phổ biến nhưng nó vẫn luôn là một thể loại mang giá trị tinh thần, văn hóa của người Việt, đáng được lưu trữ, bảo tồn

Bài tập 3 trang 15

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

ĐAU LÒNG LŨ LỤT MIỀN TRUNG

Mưa giăng mắc nỗi buồn nhân thế
Mờ chân mây dâu bể đón đưa
Ai làm bão tố gió mưa
Đời chan nước mắt, héo dưa kiếp người!
Ngày rát mặt, ngang trời mưa đổ
Đêm giá băng sương nhỏ lệ rơi
Mây đen nỡ kín mặt người
Sinh linh chết đứng giữa trời nước non!

Nghe gió thổi lòng còn bão tố
Tiếng mưa rơi thác đổ ngàn xa
Lũ ơi, sấp ngửa ập òa
Nước ơi, trắng xoá lệ nhòa bóng quê!

Mưa gấp khúc đường về nẻo cũ
Bong bóng trôi theo lũ cuốn đê
Bàn tay kêu cứu - tái tê
Thò qua mái ngói bốn bề nước trôi!
Nhìn trẻ nhỏ màn trời chiếu nước
Các cụ già rét mướt tái xanh
Cuộc đời lúc rách lúc lành
Người mình chia sẻ đã thành bản năng!

Cùng một bọc, chung cành chung gốc
Nào cùng chia bão lốc gió sương
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương ... "

(Phạm Ngọc San, Chạng vạng hoa đèn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011, tr. 79 - 80)

Câu 1. Bố cục của bài thơ gồm mấy phần, nêu nội dung chính của từng phần?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Bố cục của bài thơ gồm 2 phần

+ 4 khổ đầu: Nỗi xót xa của nhà thơ trước những hậu quả lũ lụt đem lại cho con người

+ 2 khổ cuối: Lời kêu gọi giúp đỡ, đùm bọc, yêu thương đồng bào gặp khó khăn. Thông điệp tác giả muốn gửi đến bạn đọc

Câu 2. Những từ ngữ nào trong bài thơ cho thấy lũ lụt ở miền Trung vẫn là một thiên tai nghiêm trọng?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ trong bài thơ cho thấy lũ lụt ở miền Trung vẫn là một thiên tai nghiêm trọng là: bão tố gió mưa, rát mặt, ngang trời mưa đổ, giá băng, thác đổ ngàn xa, sấp ngửa ập òa, trắng xóa lệ nhòa, mưa gấp khúc, bong bóng trôi theo lũ cuốn đê, bốn bề nước trôi, màn trời chiếu nước, bão lốc gió sương

Câu 3. Câu thơ “Mây đen nỡ kín mặt người” diễn tả điều gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Câu thơ “Mây đen nỡ kín mặt người” nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng, ghê gớm của lũ lụt miền Trung. Bằng hình ảnh cụ thể là mây đen và mặt người, tác giả đã khắc họa rõ nét khung cảnh con người nhỏ bé trước thiên tai, trước cơn bão lũ dữ dội

Câu 4. Cụm từ cùng một bọc khiến người đọc liên tưởng đến câu chuyện nào? Việc gợi nhắc câu chuyện đó trong bài thơ có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Cụm từ cùng một bọc khiến người đọc liên tưởng đến câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”

- Ý nghĩa: Tác giả nhắc về cội nguồn, nòi giống của con người, nhằm mục đích khơi gợi tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ta.

Câu 5. Theo em, khổ thơ cuối chỉ có 3 câu thơ thể hiện điều gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Khổ thơ cuối chỉ có 3 câu thơ tuy ngắn nhưng đó chính là dụng ý của tác giả. Trong 3 câu, có trích dẫn 1 phần của bài ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương\ Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Nhấn mạnh về tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống thường ngày. Tác giả khéo léo nêu ra thông điệp, kêu gọi sự giúp đỡ của đồng bào trên cả nước, cùng hướng về miền Trung thân yêu

Câu 6. Tình cảm của những người dân sống giữa thiên tai được thể hiện trong bài thơ gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Tình cảm của những người dân sống giữa thiên tai được thể hiện trong bài thơ là 1 tình cảm thiêng liêng, bất diệt, đáng quý vô ngần. Bản thân em, là một học sinh rất ngưỡng mộ, kính trọng thứ tình cảm cao quý, chia sẻ ngọt bùi, đùm bọc lẫn nhau đó. Vì vậy, bản thân em nói riêng hay mọi người trên đất nước Việt Nam nói chung cần lưu truyền, bảo vệ thứ tình cảm tốt đẹp ấy đến các thế hệ sau

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 9

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hằng Nguyễn
    Hằng Nguyễn

    🤠🤠🤠🤠🤠🤠🤠

    Thích Phản hồi 20:39 19/10
    • Gấu Bông
      Gấu Bông

      😄😄😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 20:40 19/10
      • Chanaries
        Chanaries

        🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

        Thích Phản hồi 20:42 19/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm