Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 12
Với nội dung bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 12: Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga sách Kết nối tri thức và cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.
Bài: Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga
Bài tập 1 trang 17
Câu 1. Chọn ý KHÔNG thể hiện lí do khiến Lục Vân Tiên quyết định ra tay trừng trị bọn cướp
A. Căm giận những kẻ hung đồ hại dân
B. Xót thương những người dân bị ức hiếp
C. Thể hiện tài năng võ nghệ cao cường
D. Thể hiện trách nhiệm, bổn phận của người anh hùng
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
Câu 2. Chọn những cách hiểu đúng về dụng ý của tác giả khi miêu tả hình ảnh đám cướp hung ác, dữ tợn
A. Thể hiện sự khinh ghét đảng cướp Phong Lai
B. Nhấn mạnh tình huống nguy hiểm của Lục Vân Tiên
C. Thể hiện khí phách anh hùng của Lục Vân Tiên
D. Bày tỏ sự lo lắng, sợ hãi trước sức mạnh của bọn cướp
E. Làm nổi bật tài năng võ nghệ phi thường của Lục Vân Tiên
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A, B, C, E
Câu 3. Chọn phương án nêu đúng các chi tiết được tác giả sử dụng để khắc họa nhân vật Lục Vân Tiên trong 14 dòng thơ đầu
A. Ngoại hình, lời nói
B. Lời nói, cử chỉ, hành động
C. Hành động, cảm xúc, suy nghĩ
D. Diễn biến nội tâm
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
Câu 4. Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật trong đoạn thơ sau
Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng, hội tụ đầy đủ những phẩm chất của 1 anh hùng nghĩa hiệp. Đối diện với bọn cướp, chỉ có 1 mình, lại không vũ khí, chàng vẫn dũng cảm xông pha, đối đầu không sợ nguy hiểm. Tuy không miêu tả tỉ mỉ trận đấu, nhưng người đọc vẫn hình dung được hành động nhanh nhẹn, quyết đoán của chàng. Hành động ấy được so sánh với anh hùng Triệu Tử khi phá vòng Đương Dương - một anh hùng kiêu hùng, trượng nghĩa. Trước sức mạnh và tài năng của Lục Vân Tiên, bọn cướp không thể chống cự, lòng nhân từ luôn chiến thắng. Lời thơ chân chất, mộc mạc song hồn thơ chan chứa dạt dào, nêu bật chân lý của tác phẩm.
Câu 5. Lời giãi bày của Kiều Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên thể hiện những nét tính cách nào của nhân vật
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Lời giãi bày của Kiều Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên thể hiện đây là 1 nhân vật thùy mị, nết na, có học thức. Cô là một con người đằm thắm, ân tình, cư xử có trước có sau. Với nàng, Vân Tiên không chỉ cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng: “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy – Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”. Nàng coi đó là ơn trọng và áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn dù biết rằng có đền đáp bao nhiêu cũng chưa đủ: “Lấy chi cho phải tấm lòng cùng ngươi”.
Câu 6. Chỉ ra 1 số từ ngữ địa phương trong văn bản và nêu tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ đó
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
- 1 số từ ngữ địa phương trong văn bản là: mầy (mày), nầy (này), hãn (chưa rõ), hay vầy (biết như thế này)
- Tác dụng: mang lại sắc thái vùng miền, tô đậm chất đặc trưng của nền văn hóa và địa lý nơi tác giả sinh sống. Bằng cách sử dụng từ ngữ địa phương, tác giả có thể xây dựng hình ảnh và không gian sống chân thực.
Câu 7. Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày cảm nhận của em về 1 nét đẹp của nhân vật Lục Vân Tiên được thể hiện ở 6 dòng thơ cuối
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Qua 6 câu thơ cuối, ta thấy Lục Vân Tiên hiện lên không chỉ là 1 nhân vật dũng cảm, anh hùng mà còn vô cùng hào hiệp, trọng nghĩa khí và nhân hậu. Khi nghe trong kiệu vọng ra tiếng nói muốn được tạ ơn, chàng vội gạt đi ngay. Vân Tiên không muốn nhận những cái lạy tạ của 2 cô gái và từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Sa. Chàng không hề đòi hỏi, với chàng làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên, thường tình. Qua những cử chỉ, hành động lời nói, tác giả càng khắc họa rõ nét hình tượng lý tưởng của nhân vật Lục Vân Tiên
Bài tập 2 trang 19
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
KIỀU NGUYỆT NGA CẢM TẠ LỤC VÂN TIÊN
Thưa rằng: "Tiện thiếp đi đường,
Chẳng hay quân tử quê hương nơi nào?".
Phút nghe lời nói thanh tao,
Vân Tiên há nỡ lòng nào phui pha:
"Đông Thành vốn thiệt quê ta,
Họ là Lục thị tên là Vân Tiên".
Nguyệt Nga vốn đấng thuyền quyên,
Tai nghe lời nói tay liền rút trâm.
Thưa rằng: "Nay gặp tri âm,
Xin đưa một vật để cầm làm tin".
Vân Tiên ngơ mặt chẳng nhìn,
Nguyệt Nga liếc thấy lòng thìn nết na:
"Vật chi một chút gọi là,
Thiếp thưa chưa dứt chàng đà làm ngơ.
Của này là của vất vơ,
Lòng chê cũng phải mặt ngơ sao đành".
Vân Tiên khó nỗi làm thinh,
Chữ ân buộc lại chữ tình lây dây.
Than rằng: "Đó khéo trêu đây,
Ơn kia đã mấy của nầy rất sang.
Đương khi gặp gỡ giữa đàng,
Một lời cũng nhớ ngàn vàng chẳng phai.
Nhớ câu trọng nghĩa khinh tài,
Nào ai chịu lấy của ai làm gì".
Thưa rằng: "Chút phận nữ nhi,
Vốn chưa biết lẽ có khi mất lòng.
Ai dè những đấng anh hùng,
Thấy trâm thôi lại thẹn thùng cùng trâm".
Riêng than: “Trâm hỡi là trâm,
Vô duyên chi bấy ai cầm mà mơ.
Đưa trâm chàng đã làm ngơ,
Thiếp xin đưa một bài thơ giã từ".
[ ... ]
Vân Tiên từ giã phản hồi,
Nguyệt Nga than thở: "Tình ôi là tình!
Nghĩ mình mà ngán cho mình,
Nỗi ân chưa trả nỗi tình lại vương.
Nặng nề hai chữ uyên ương,
Chuỗi sầu ai khéo vấn vương vào lòng.
Nguyện cùng Nguyệt lão hỡi ông,
Trăm năm cho vẹn chữ tòng mới an.
Hữu tình chi bấy Ngưu Lang,
Tấm lòng Chức Nữ vì chàng mà nghiêng.
Thôi thôi em hỡi Kim Liên,
Đẩy xe cho chị qua miền Hà Khê".
(Theo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập l, Ca Văn Thỉnh - Nguyễn Sĩ Lâm - Nguyễn Thạch Giang biên khảo và chú giải, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980, tr. 100 - 102)
Câu 1. Tóm tắt nội dung của đoạn trích
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Kiều Nguyệt Nga cảm tạ ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên nhưng chàng từ chối, không màng tất cả. Chàng cho rằng, làm việc nghĩa cứu người là điều đương nhiên, không cần báo đáp.
Câu 2. Hãy chỉ ra đâu là lời của người kể chuyện, đâu là lời của nhân vật
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
- Lời của nhân vật: Là những câu thơ được đặt trong dấu ngoặc kép
- Lời của người kể chuyện: còn lại
Câu 3. Kẻ bảng theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp vào các ô trống
LỜI NHÂN VẬT KIỀU NGUYỆT NGA | ||
STT | Lời đối thoại | Lời độc thoại |
1 | ||
2 | ||
3 |
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
LỜI NHÂN VẬT KIỀU NGUYỆT NGA | ||
STT | Lời đối thoại | Lời độc thoại |
1 | Tiện thiếp đi đường, chẳng hay quân tử quê hương nơi nào? | Trâm hỡi là trâm! “Vô duyên chi mấy ai cầm mà mơ? |
2 | Nay gặp tri âm, xin đưa một vật để cầm làm tin. | Tình ôi là tình |
3 | Vật chi một chút gọi là, “Thiếp thưa chưa dứt chàng đà làm ngơ. “Của này là của vất vơ, “Lòng chê cũng phải, mặt ngơ sao đành! | |
4 | “Chút phận nữ nhi, “Vốn chưa biết lẽ có khi mất lòng. | |
5 | Đưa trâm chàng đã làm ngơ, “Thiếp xin đưa một bài thơ giã từ Thôi thôi em hỡi Kim Liên, đẩy xe cho chị qua miền Hà Khê |
Câu 4. Trong đoạn trích, nhân vật Lục Vân Tiên chủ yếu được khắc họa bằng các chi tiết nào? Ấn tượng nổi bật của em về nhân vật là gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn trích, nhân vật Lục Vân Tiên chủ yếu được khắc họa bằng lời nói, hành động, cử chỉ với nhân vật Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên hiện lên vô cùng lịch sự, nho nhã và có chừng mực. Chàng không vì hành động cứu người mà ra oai, đòi hỏi trả ơn mà ngược lại, chàng coi đó là một hành động bình thường, là lẽ đương nhiên khi thấy điều bất bình. Vì vậy, khi Kiều Nguyệt Nga muốn trả ơn, chàng một mực từ chối
Câu 5. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Kiều Nguyệt Nga được thể hiện trong 12 dòng thơ cuối
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Bởi vô cùng cảm kích tấm lòng trượng nghĩa của Lục Vân Tiên nên Kiều Nguyệt Nga rất muốn đền ơn đáp nghĩa, không chỉ vậy, nàng đã đem lòng mến mộ con người này. Khi bị từ chối, nàng chỉ biết than thở với chính mình “Tình ôi là tình!”, nàng ngao ngán, chán chường khi nghĩ đến tấm lòng của mình, chưa trả được ân tình mà đã vương vấn cả mối lương duyên. Nàng nguyện làm vợ Lục Vân Tiên, nguyện 1 lòng với chàng cả đời để đền ơn đáp nghĩa. Nhưng không thành, nên thất vọng, buồn rầu
Câu 6. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật Kiều Nguyệt Nga của tác giả trong đoạn trích
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Thông qua đoạn trích, ta thấy Kiều Nguyệt Nga hiện lên qua lời nói, hành động, cử chỉ, suy nghĩ không chỉ là 1 cô gái xinh đẹp mà còn vô cùng trọng tình nghĩa, cư xử đúng với luân thường đạo lý nhưng vẫn rất nho nhã, lịch sự. Từng câu nói, cử chỉ của nhân vật, được tác giả khắc họa càng làm rõ hơn về những phẩm chất, tính cách tốt đẹp đó.
Câu 7. Xác định và nêu tác dụng của BPTT được sử dụng trong câu in đậm
“Nặng nề 2 chữ uyên ương
Chuỗi sầu ai khéo vấn vương vào lòng”
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Chữ “uyên ương” ta sẽ đọc được bằng mắt nhưng ở đây tác giả lại cảm nhận được bằng xúc giác, cảm thấy nặng nề. Ý muốn nói đến nỗi lòng thầm kín mang nặng ơn nghĩa và tình cảm của Kiều Nguyệt Nga dành cho Lục vân Tiên
>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 13