Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 44
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 9 bài 44: Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Bài: Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta
Bài tập 1 trang 21
Đọc từ câu “Cảm ơn các bạn đã đến trụ sở Liên hợp quốc ngày hôm nay!” đến câu “Cái chúng ta còn thiếu – thậm chí là cả sau Thoả thuận Pa-ri là vai trò lãnh đạo và mong muốn làm điều cần thiết”, trong văn bản Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta của An-tô-ni-ô Gu-tê-rét (SGK, tr. 72) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Vấn đề cần bàn luận được thể hiện rõ ở những câu nào? Đó là vấn đề gì?
Trả lời:
Vấn đề cần bàn luận được thể hiện rõ ở những câu: “Biến đổi khí hậu là vấn đề hạn định thời đại chúng ta – và chúng ta đang ở vào một thời điểm có tính hạn định. Chúng ta phải đối mặt với một mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong.”. Đó là tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của tất cả mọi người.
Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Vấn đề đó có thực sự hệ trọng không? Vì sao?
Trả lời:
Để nhận biết tính hệ trọng của vấn đề, cần chú ý các thông tin nói về tác hại của biến đổi khí hậu. Đặc biệt, em cần suy nghĩ về các khía cạnh: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống của những ai? Mức độ ảnh hưởng như thế nào? Biến đổi khí hậu có liên quan đến chuyện sống còn của nhân loại như nội dung của văn bản nói về nguy cơ của chiến tranh hạt nhân không? Trả lời những câu hỏi đó, em sẽ xác định được tầm quan trọng của vấn đề được nêu. Câu trả lời có thể là: Biến đổi khí hậu là vấn đề vô cùng hệ trọng, vì tác hại của nó rất khủng khiếp: đe dọa trực tiếp sự tồn vong của mọi loài trên Trái Đất.
Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Tác giả văn bản hướng tới những đối tượng nào để tác động? Vì sao?
Trả lời:
Tác giả hướng tới những đối tượng khác nhau để tác động: các nhà chính trị, các doanh nghiệp, các nhà khoa học và công chúng ở mọi nơi. Mỗi đối tượng được nói tới ở đây đều có vai trò quan trọng trong việc góp phần kìm hãm sự gia tăng của biến đổi khí hậu như thực trạng đang diễn ra hiện nay:
– Các nhà chính trị là những người có trọng trách trước những vấn đề lớn lao bởi, ở vị thế đó, họ phải có tầm nhìn chiến lược về vấn đề, xây dựng chính sách, có kế hoạch hành động ở tầm vĩ mô, vận động nhân dân ở quốc gia mình tham gia,
– Các doanh nghiệp phần lớn gắn với sản xuất công nghiệp, có tác động lớn đến việc làm biến đổi khí hậu, chẳng hạn vấn đề xả khí thải CO2 làm cho Trái Đất nóng lên. Họ phải nhìn thấy hậu quả của việc làm đó để có trách nhiệm cải thiện tình hình.
– Các nhà khoa học là những người có tầm nhìn, có kiến thức, có khả năng để xuất các giải pháp khả thi để ứng phó với biến đổi khí hậu,
– Người dân khắp nơi trên thế giới vừa là nạn nhân đồng thời cũng là tác nhân góp phần làm biến đổi khí hậu. Mọi người cần nhận thức được sự hệ trọng của vấn đề đề tham gia một cách sâu rộng và có hiệu quả vào việc cải thiện tình hình.
Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Theo em, việc đại từ “chúng ta” được dùng nhiều lần trong đoạn trích có tác dụng gì?
Trả lời:
Không chỉ riêng đoạn trích này mà trong toàn văn bản, đại từ “chúng ta” được sử dụng nhiều lần bởi vì: biến đổi khí hậu tác động đến tất cả mọi người, do đó trách nhiệm đối với việc làm giảm tác hại của biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai.
Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ ở câu sau và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép: “Tôi đã đề nghị các bạn đến đây để nghe tiếng chuông báo động”.
Trả lời:
Ở câu văn đã cho, chủ ngữ là tôi, vị ngữ là đã đề nghị các bạn đến đây để nghe tiếng chuông báo động. Vị ngữ của câu lại chứa một cụm chủ ngữ – vị ngữ: các bạn (chủ ngữ) – đến đây để nghe tiếng chuông báo động (vị ngữ). Cụm chủ ngữ – vị ngữ này làm bổ ngữ cho đề nghị. Như vậy, về cấu tạo ngữ pháp, đây là câu đơn có một cụm chủ ngữ – vị ngữ bị bao chứa trong một cụm chủ ngữ – vị ngữ khác.
Bài tập 2 trang 21
Đọc từ câu “Cái khiến cho tất cả những chuyện này còn gây bối rối hơn đó là chúng ta đã được cảnh báo.” đến câu “Điều này thực sự đã dẫn đến nhiều cuộc xung đột địa phương vì các nguồn tài nguyên đang dần teo tóp lại.” trong văn bản Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta của An-tô-ni-ô Gu-tê-rét (SGK, tr. 72 – 73) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Văn bản chứa đoạn văn trên thuộc loại văn bản gì?
A. Văn bản văn học
B. Văn bản thông tin
C. Văn bản đa phương thức
D. Văn bản nghị luận
Trả lời:
Đáp án D. Văn bản nghị luận.
Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Câu nào sau đây khái quát đúng nội dung của đoạn văn?
A. Nỗi lo âu của tác giả – vị Tổng Thư kí Liên hợp quốc – về sự suy thoái nghiêm trọng của môi trường tự nhiên do tác động của biến đổi khí hậu.
B. Con người chưa có hành động kịp thời trước những tác động của biến đổi khí hậu – điều đã được các nhà khoa học cảnh báo nhiều lần.
C. Lời kêu gọi ứng phó với sự tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu do Tổng Thư kí Liên hợp quốc đưa ra.
D. Những bằng chứng sinh động về tình hình suy thoái nghiêm trọng của môi trường tự nhiên diễn ra khắp nơi do tác động của biến đổi khí hậu.
Trả lời:
Đáp án B. Con người chưa có hành động kịp thời trước những tác động của biến đổi khí hậu – điều đã được các nhà khoa học cảnh báo nhiều lần.
A. Sự ô nhiễm diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng chưa có cách khắc phục.
B. Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống của con người.
C. Khí hậu biến đổi mạnh, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, theo dự báo của các nhà khoa học.
D. Việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới hiện nay chưa thực sự hiệu quả.
Trả lời:
Đáp án C. Khí hậu biến đổi mạnh, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, theo dự báo của các nhà khoa học.
A. Bằng chứng xác thực về tác động xấu của biến đổi khí hậu diễn ra khắp nơi
B. Bằng chứng xác thực về thái độ thờ ơ của con người trước biến đổi khí hậu
C. Lí lẽ được dùng để làm rõ tác động của biến đổi khí hậu đối với sự sống trên Trái Đất
D. Lí lẽ được dùng nhằm lay động nhận thức của con người về biến đổi khí hậu
Trả lời:
Đáp án A. Bằng chứng xác thực về tác động xấu của biến đổi khí hậu diễn ra khắp nơi.
A. Câu có một cụm chủ ngữ – vị ngữ, không có thành phần phụ
B. Câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ, các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó không bao chứa nhau
C. Câu có một cụm chủ ngữ – vị ngữ và có thành phần phụ
D. Câu có một cụm chủ ngữ – vị ngữ bao chứa một cụm chủ ngữ – vị ngữ khác
Trả lời:
Đáp án B. Câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ, các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó không bao chứa nhau.
Bài tập 3 trang 23
Đọc từ câu “Giờ đây chúng ta đang đứng ở ngã tư của sự sinh tồn!” đến “những người bình thường nhất có thể phát triển khả năng phục hồi cần thiết để sống qua được những tổn hại mà các khí phát thải đó gây ra” trong văn bản Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta của An-tô-ni-ô Gu-tê-rét (SGK, tr. 73 – 74) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 23 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Trả lời:
Nội dung chính của đoạn trích là: Những giải pháp cấp bách mà tất cả các quốc gia trên thế giới cần thực hiện để ứng phó với biến đổi khí hậu một cách kịp thời và hiệu quả.
Câu 2 trang 23 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Qua đoạn trích, em có thể nhận thấy những điều gì ở người viết?
Trả lời:
Qua đoạn trích, có thể thấy người viết là một người có vị thế quan trọng, có trách nhiệm, có tầm bao quát và hiểu biết sâu sắc về vấn đề sống còn của đời sống nhân loại, có khả năng nêu lên những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề.
Trả lời:
Để giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, theo tác giả, cần tiến hành một số giải pháp:
– Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo vì đó là một hướng đi có triển vọng.
– Phải nhận thức cho đúng rằng, các hành động cần tiến hành để ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ thuộc về khoa học mà còn là vấn đề thuộc phạm trù đạo đức. Các quốc gia giàu phải cắt giảm lượng khí thải và cần có trách nhiệm nhiều hơn, bởi vì sự phát triển kinh tế của họ chủ yếu là do sản xuất công nghiệp - một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà các quốc gia nghèo phải hứng chịu nhiều nhất.
Trả lời:
Khi bàn luận về vấn đề, tác giả đã thể hiện thái độ bằng cách:
– Kêu gọi trách nhiệm, lương tâm và sự công bằng mà các quốc gia giàu nhất thiết phải có.
– Bày tỏ sự thông cảm sâu sắc đối với các quốc gia nghèo cũng như những tầng lớp người phải gánh chịu những tác động nặng nề khi thảm hoạ do biến đổi khí hậu xảy ra.
Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu trên thuộc loại câu gì? Em dựa vào đâu để xác định như vậy?
Trả lời:
Về ngữ pháp, câu đã cho thuộc loại câu ghép đẳng lập. Căn cứ để xác định là câu đó có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ, các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó có mối quan hệ đồng đẳng.
>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 45