Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 6

Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 6: Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) sách Kết nối tri thức và cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.

Bài: Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)

Bài tập 1 trang 11

Đọc lại văn bản Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) trong SGK (tr. 41 - 43) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của đoạn trích

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề: khát vọng hạnh phúc lứa đôi của con người trong hoàn cảnh phải chia li, xa cách vì chiến tranh

- Cảm hứng chủ đạo: sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc nỗi đau của đôi lứa bị chia lìa bởi chiến tranh

Câu 2. Đề xuất phương án ngắt nhịp 4 câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã ngăn cách

Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Cách 1:

Chàng/ thì đi cõi xa mưa gió (1/6)

Thiếp/ thì về buồng cũ chiếu chăn (1/6)

Đoái trông theo/ đã ngăn cách (3/3)

Tuôn màu mây biếc/ trải ngàn núi xanh (4/4)

Cách 2:

Chàng thì đi/ cõi xa/ mưa gió (3/2/2 )

Thiếp thì về/ buồng cũ/ chiếu chăn (3/2/2)

Đoái trông theo/ đã ngăn cách (3/3)

Tuôn/ màu mây biếc/ trải /ngàn núi xanh (1/3/1/3)

- Tác dụng: Phương án ngắt nhịp trên nhằm nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật trữ tình, diễn tả rõ nét hình ảnh của người chinh phu và người chinh phụ: người chinh phu ra chiến trường, người chinh phụ lủi thủi ở buồng cũ đợi chồng. Giúp người đọc dễ nhớ, dễ cảm thông, khơi gợi sự đồng cảm.

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong các câu thơ sau

a. Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu

Kị sau còn khuất nẻo Tràng Dương

b. Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng

Hàng cờ bay trông bóng phất phơ

c. Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

a. Phép đối: trước - sau, gần ngoài, khuất nẻo

Tác dụng: Nhấn mạnh về hoàn cảnh của nhân vật trữ tình

b. Phép đối: đồng vọng - phất phơ

Tác dụng: Trong cái giờ phút chia li ấy, trong cái không gian nhuốm đầy màu tâm trạng, bất giác, một tiếng sáo vang lên như mang theo cả nỗi niềm của người chinh phụ. Tiếng sáo ấy dường như lắng đọng cùng tâm trạng nàng, gửi gắm những mong mỏi, chờ đợi, lo lắng cho người chinh phu ở nơi sa trường.

c. Phép đối: lòng chàng - ý thiếp

Tác dụng: Nhấn mạnh vào cảm xúc u sầu, ảm đạm của nhân vật trữ tình, câu thơ thấm đẫm sự cô đơn, hiu quạnh thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ nỗi đau giữa vợ chồng

Câu 4. Nêu cách hiểu của em đối với câu thơ “Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?”

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Câu thơ thể hiện khát vọng mãnh liệt, mong muốn được thấu hiểu, được đồng cảm, sẻ chia của người vợ. Tâm trạng ấy trào dâng thành câu hỏi vang vọng trong không gian mênh mông, vô định mà dường như không có lời hồi đáp. Phải xa chồng, người chinh phụ đối diện với nỗi niềm nhớ thương, lo lắng khôn nguôi, qua đó, ta cũng thấy được tấm lòng thủy chung son sắt của nàng

Câu 5. Những từ ngữ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích? Nêu tác dụng của việc sử dụng nhiều lần những từ ngữ này

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ xưng hô “chàng - thiếp”, thể hiện sự kính trọng, hắn bó vô cùng sâu đậm của người chinh phụ với người chinh phu. Nơi hậu phương, người chinh phụ luôn mong chờ, trông ngóng chồng với tấm lòng thủy chung và tình yêu thương kiên định

Câu 6. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của người chinh phụ dành cho người chinh phu

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện, diễn tả rõ tâm trạng và nỗi niềm sâu kín của nhân vật người chinh phụ trong hoàn cảnh chia li, nhấn mạnh tình cảm của người chinh phụ dành cho người chinh phu là một tình cảm sâu sắc, gắn bó, mãnh liệt. Nỗi thơ thương và lo lắng luôn thường trực trong suy nghĩ của người chinh phụ, đó là một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt nhưng cũng thầm kín.

Câu 7. Câu thơ “Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống” thể hiện điều gì?

A. Không khí rộn ràng, thôi thúc của buổi ra trận

B. Tiếng nhạc ngựa dần át tiếng trống

C. Tiếng nhạc ngựa cùng tiếng trống rộn vang

D. Buổi tiễn đưa rất huyên náo

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Câu 8. Từ ngữ nào thể hiện sự buồn đau của người chinh phu ở mức độ cao nhất

A. Ngẩn ngơ

B. Đoạn trường

C. Sầu

D. Ngùi ngùi

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Câu 9. Địa danh Tiêu Tương trong câu thơ “Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang”, có ý nghĩa gì?

A. Tên 1 bến sông, nơi người chinh phụ tiễn người chinh phu ra trận

B. Tên 1 bến sông, nơi người chinh phụ ngóng chờ người chinh phu

C. Tên 1 bến sông, tượng trưng cho tình cảm vợ chồng chung thủy, gắn bó

D. Tên 1 bến sông, tượng trưng cho cảnh người vợ nhớ thương chồng

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Câu 10. Từ ngữ nào thể hiện thời khắc người chinh phu phải lên đường ra trận

A. Tiếng nhạc ngựa

B. Tiếng địch

C. Tiếng trống

D. Hàng cờ bay

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Bài tập 2 trang 12

Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Chinh phụ ngâm và trả lời các câu hỏi:

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,

Xếp bút nghiên theo việc đao cung.

Thành liền mong tiến bệ rồng,

Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.

Giã nhà đeo bức chiến bào,

Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.

(Những khúc ngâm chọn lọc, tập I, Lương Văn Đang - Nguyễn Thạch Giang - Nguyễn Lộc giới thiệu, biên khảo, chú giải, NXB Giáo dục, 1994, tr. 39 - 40)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết bằng thể thơ nào? Yếu tố nào giúp em xác định điều đó

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Thể thơ: Song thất lục bát

Dấu hiệu: Số tiếng trong câu thơ: Kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thất) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát)

Câu 2. Câu thơ “Xếp bút nghiên theo việc đao cung” thể hiện nội dung gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- “Xếp bút nghiên” nói đến sự học tập

- “Đao cung” lại nói đến vũ khí chiến đấu, chiến tranh

Như vậy “Xếp bút nghiên theo việc đao cung” có nghĩa là gác lại việc học tập để chiến đấu, xông pha chiến trường đánh giặc

Câu 3. Hình tượng nói Thái Sơn trong đoạn trích và trong câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn…” giống và khác nhau như thế nào

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Thái Sơn trong đoạn tríchThái Sơn trong câu ca dao
GiốngThái Sơn là hình ảnh kỳ vĩ, lớn lao, to lớn. Nhấn mạnh sự vững chãi, bền bỉ của người đàn ông
KhácThể hiện chí khí của người trai thời loạn, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, với cái chết, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, không đáng bận tâm, lo lắngNhấn mạnh công lao to lớn, vĩ đại của cha trong công cuộc nuôi dưỡng, bảo vệ con cái

Câu 4. Người chinh phu trong đoạn trích được miêu tả với những đặc điểm gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Người chinh phu trong đoạn trích được miêu tả với những đặc điểm như sau: là người thuộc dòng dõi tài giỏi, hiển hách, sẵn sàng để lại đằng sau việc học hành còn dang dở để lên đường chinh chiến, không màng đến an toàn của bản thân. Người chinh phu thật rực rỡ, uy nghi như một trang dũng tướng giữa đoàn quân

Câu 5. Nêu cảm nhận của em về hình tượng người chinh phu trong đoạn trích

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Qua đoạn trích, tác giả đã khắc họa hình ảnh người chinh phu với tư thế hiên ngang, lẫm liệt, sẵn sàng bỏ lại sau lưng những phiền ưu riêng để lên đường ra chiến trận với mong muốn, khát vọng lập công danh, đeo ấn phong hầu, với 1 niềm tin, ý chí quyết tâm không hề nao núng

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 7

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • dnkd ♡
    dnkd ♡

    💯💯💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 11 giờ trước
    • Lanh chanh
      Lanh chanh

      😍😍😍😍😍😍

      Thích Phản hồi 11 giờ trước
      • Mọt sách
        Mọt sách

        😁😁😁😁😁😁😁

        Thích Phản hồi 11 giờ trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm