Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 7

VnDoc xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 7: Tiếng đàn mưa sách Kết nối tri thức và cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.

Bài tập 1 trang 13

Đọc lại văn bản Tiếng đàn mưa trong SGK (tr. 46) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau

Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng

Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan

Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn

Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Nghệ thuật: điệp từ “mưa”, liệt kê: xuống lầu, xuống thềm lan, ngoài nẻo dặm ngàn, ẩn dụ: giọng đàn mưa xuân

- Tác dụng: Tái hiện lại một chiều mưa xuân êm ả, thơ mộng cùng tiếng đàn du dương trong cơn mưa. Khung cảnh của một ngày mưa được tái hiện cùng sự rụng rơi của những sự vật. Mưa xuân, mùa mưa mang đến hạnh phúc, vậy nên tiếng mưa dưới mùa xuân nghe thấy tiếng đàn thật êm ái, yên bình.

Câu 2. Theo em “giọt đàn” là gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Giọt đàn có thể là tiếng lòng đầy cảm xúc, tiếng đàn lồng vào tiếng mưa, gợi lên tâm trạng riêng biệt của mỗi người.

Câu 3. Câu thơ “Mưa trong ý khách mưa cùng nước non”, diễn tả điều gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Mưa rơi khắp nơi, mỗi cảnh vật đều rơi theo mưa, mưa như thấm đẫm vào cảnh vật, nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên, đất nước, nơi đang tồn tại của nhân vật

Câu 4. Cảm xúc chủ đạo thể hiện trong bài thơ là gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Bài thơ tái hiện lại hình ảnh mưa và những cảm xúc sâu sắc của người tha hương trước cảnh mưa rơi. Bao trùm tác phẩm là nỗi nhớ quê hương của nhân vật “khách” khi ngắm nhìn cảnh mưa xuân. Qua đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên, hòa mình để cảm nhận vẻ đẹp dịu nhẹ, mơ mộng của cảnh sắc.

Bài tập 2 trang 13

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

MƯA THU ĐẤT KHÁCH

Mưa mưa mãi ngày đêm rả rích

Giọt mưa thu dạ khách đầy vơi.

Những ai mặt bể chân trời,

Nghe mưa, ai có nhớ lời nước non?

(Tản Đà, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 20, Lê Tư Lành (Chủ biên Phần I), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 159)

Câu 1. Đề xuất phương án ngắt nhịp bài thơ và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn thơ

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Đề xuất cách ngắt nhịp các dòng trong khổ thơ như sau: 1/2/4, 3/4, 4/3, 2/4

- Tác dụng: Góp phần tạo nên giai điệu cho bài thơ, nhấn mạnh những từ ngữ quan trọng trong mỗi câu, thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Cách ngắt nhịp trên làm cho bài thơ có sự hài hòa giữa vần và nhịp, gây ấn tượng mạnh, dễ nhớ cho người tiếp nhận.

Câu 2. Nhân vật “ai” trong bài thơ là ai?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn thơ

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

“Ai” trong bài thơ không chỉ đến một nhân vật nhất định mà đó có thể là con người nói chung. Nhân vật trữ tình đang ở nơi đất khách quê người, chứng kiến những cơn mưa thu và nhớ về quê hương, nhớ về đất nước. “Ai” ở đây có thể là những người tha hương, những người có cùng hoàn cảnh với nhân vật trữ tình.

Câu 3. Từ ngữ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ? Nêu tác dụng của việc sử dụng lặp lại nhiều lần từ ngữ đó

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn thơ

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Từ ngữ được sử dụng nhiều trong bài là “mưa”, sử dụng 4 lần

- Tác dụng: Ngay nhan đề bài thơ, ta đã thấy xuất hiện từ “mưa”, xuyên suốt bài thơ, từ “mưa” lặp đi lặp lại 4 lần ở các câu khác nhau. Điều này, góp phần làm rõ hơn về không gian, hoàn cảnh nhân vật trữ tình đang trải qua. Mưa như một chất xúc tác liên kết mạch cảm xúc của bài cũng như kết nối cảm xúc của nhân vật trữ tình và bạn đọc. Đặc biệt, hình ảnh mưa giúp khơi gợi những xúc cảm thầm kín của nhân vật trữ tình và của nhân vật “ai”.

Câu 4. Theo em, giữa mùa mưa và “lời nước non” có mối quan hệ gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn thơ

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Giữa mùa mưa và “lời nước non” có mối quan hệ tương trợ, bổ sung, làm rõ cho nhau. “Mưa” chính là chất xúc tác, là nguyên nhân để “ai” có thể nhớ đến “lời nước non”. Và ngược lại, “lời nước non” làm tăng thêm phần quan trọng, vị trí, giá trị, ý nghĩa của hình ảnh “mưa” trong bài thơ

Câu 5. Nêu cảm nhận của em về bài thơ

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn thơ

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Bài thơ là nỗi lòng, sự hoài niệm của nhân vật trữ tình nơi đất khách, quê người. Bài thơ mở đầu với hình ảnh những cơn mưa thu liên tục, rả rích từ ngày sang đêm, dần dần gặm nhấm suy nghĩ, tâm tư của nhân vật trữ tình, gieo vào lòng người đọc cảm giác u buồn, ảm đạm, sầu não. Chơi vơi trong bộn bề suy nghĩ, nhân vật trữ tình cất tiếng hỏi giữa thinh không, câu hỏi với mục đích giải tỏa nỗi lòng, tìm kiếm sự đồng cảm chứ không mong cầu một câu trả lời nhất định “Nghe mưa, ai có nhớ lời nước non?”. “Ai” ở đây, phải chăng chính là những phận người tha hương, có cùng chung hoàn cảnh, số phận như nhân vật trữ tình. Ở nơi đất khách quê người ấy, họ có nhớ về gia đình, nhớ về quê hương, đất nước của mình hay không? Bài thơ sử dụng vần chân “ơi” gợi không gian bao la, rộng lớn, làm cho nhân vật trữ tình lại càng trở nên nhỏ bé hơn giữa cuộc đời. Tác giả đã thành công trong việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh hợp lý để có thể diễn đạt thành công tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chít
    Chít

    😎😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 8 giờ trước
    • Haraku Mio
      Haraku Mio

      😘😘😘😘😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 8 giờ trước
      • Friv ッ
        Friv ッ

        🧐🧐🧐🧐🧐🧐🧐

        Thích Phản hồi 8 giờ trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm