Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 3
VnDoc xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 9 bài 3: Sơn Tinh - Thủy Tinh có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Bài: Sơn Tinh - Thủy Tinh
Trả lời Bài tập 7 trang 6 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Đọc lại truyện Ngọc nữ về tay chân chủ (SGK, tr. 35 - 38) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 7 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Em hình dung như thế nào về không gian và thời gian xảy ra sự kiện được thuật lại trong truyện
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn
Lời giải chi tiết:
- Không gian: có sự pha trộn giữa cõi trần và cõi tiên.
- Thời gian: cõi tiên nơi mọi thứ không biến đổi, không giới hạn.
Đây là những chi tiết kì ảo, hoang đường, không có thật, nhằm tạo sự hứng thú cho người tiếp nhận. Văn bản trở nên kì diệu, huyền ảo.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 8 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Ngọc Hoàng có phản ứng như thế nào trước khả năng phi thường của sơn thần và thủy thần? Ngọc Hoàng gặp khó khăn gì trong việc quyết định chọn chồng cho Ngọc Tỷ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn
Lời giải chi tiết:
- Ngọc Hoàng trước khả năng phi thường của sơn thần và thủy thần rất hài lòng, khen “Tài giỏi”, sắc cho 2 thần ngồi chiếu bên tả, ban trà cho uống
- Khó khăn của Ngọc Hoàng trong việc quyết định chọn chồng cho Ngọc Tỷ là Ngọc Hoàng có 1 người con gái, chỉ có thể gả cho 1 người có tài năng xuất chúng, tuy nhiên lại có 3 người đến tranh tài.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 8 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
So với Sơn thần và Thủy thần, nhân vật đến sau có những điểm khác biệt nào? Theo em, trong lời tâu với Ngọc Hoàng, người đó muốn nhấn mạnh điều gì khi đánh giá khả năng của sơn thần và thủy thần
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn
Lời giải chi tiết:
- So với Sơn thần và Thủy thần, nhân vật đến sau có những điểm khác biệt từ ngoại hình đến hành động, thái độ. Người ấy dáng rồng bước hổ, mắt Thuấn mày Nghiêu, tĩnh trọng như núi, lượng bao hàm như biển, đứng sừng sững trước sân, chứ không vội sụp lạy Hoàng Đế.
- Người đó khi đánh giá khả năng của sơn thần và thủy thần muốn nhấn mạnh tính cách hay khoe khoang, khoác lác, nội dung thì rỗng tuếch mà lại ra vẻ ta đây tài cán hơn người. Ẩn ý với những người ở ngôi vị cao nhất nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì hậu quả sẽ đến ngay với bản thân, gia đình, con cháu mình.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 8 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Qua truyện Ngọc nữ về tay chân chủ, em nhận biết được điều những đặc điểm gì của thể loại truyện truyền kì
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Qua truyện Ngọc nữ về tay chân chủ, em nhận biết được điều những đặc điểm của thể loại truyện truyền kì là
- Đặc điểm cốt truyện: mô phỏng cốt truyện dân gian, được tổ chức theo chuỗi sự kiện được sắp xếp theo trật tự tuyến tính.
- Nhân vật: Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngọc Tỳ, Sơn thần, Thủy thần,… (là các vị thần, có sức mạnh phi thường)
- Không gian: có sự pha trộn giữa cõi trần và cõi tiên.
- Thời gian: cõi tiên nơi mọi thứ không biến đổi, không giới hạn.
- Lời người kể chuyện: Ngôi thứ ba, điểm nhìn toàn tri.
- Lời nhân vật của một truyện truyền kì: sử dụng nhiều điển cố, điển tích
- Những tình huống truyện li kì kết hợp với các chi tiết đậm chất hoang đường tạo nên sự biến hóa bất ngờ, hấp dẫn của truyện.
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 8 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Trong câu “Khách quý giường đông, phi người ấy thì còn ai?”, cụm từ “Khách quý giường đông” đã được chú thích như thế nào? So sánh cách chú thích cụm từ này với cách chú thích từ “nghệ thuật” (SGK, tr.37), từ đó rút ra nhận xét
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn
Lời giải chi tiết:
- Khách quý giường đông: Thời Tống (Trung Quốc), Hy Giản có con gái, muốn kén rể, cho người đến xem các con cháu của Vương Đạo, thấy người nào cũng giữ lễ, duy có Vương Hy Chi cứ ngồi phệ bụng ở giường bên Đông, coi như không biết chuyện gì, Hy Giả liền gả con gái cho Hy Chi, do đó người ta thường dùng giường đông để chỉ con rể
- Nghệ thuật (SGK, tr.37): ý nói phép thuật
- Khách quý giường đông là 1 điển tích, điển cố còn nghệ thuật là 1 thuật ngữ văn học. Cách chú thích về điển cố điển tích sẽ dài và chi tiết hơn khi chú thích về 1 thuật ngữ. Nhằm giải thích rõ về câu chuyện, hoàn cảnh xuất hiện điển cố điển tích, để người đọc có thể hiểu, nắm rõ về ý nghĩa, giá trị của nó.
>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 4