Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 43
VnDoc xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 9 bài 43: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Bài tập 1 trang 20
Đọc từ câu “Chúng ta đang ở đâu?” đến “không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới” trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của G. G. Mác-két (SGK, tr. 68) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đây có phải là đoạn văn mở đầu bài phát biểu của tác giả không? Em dựa vào đâu để nhận biết điều đó?
Trả lời:
Đây không phải là đoạn văn mở đầu bài phát biểu, vì dấu [...] ở đầu đoạn cho biết có phần trước đó đã bị lược.
Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Hãy tóm lược nội dung của đoạn văn bằng một câu.
Trả lời:
Nội dung của đoạn văn có thể tóm lược bằng một câu: Vũ khí hạt nhân đã trở thành một hiểm hoạ tiềm tàng, đe dọa hủy diệt toàn bộ Trái Đất.
Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Câu “Hôm nay ngày 8 – 8 – 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh.” là câu thể hiện thông tin khách quan hay ý kiến chủ quan? Dấu hiệu nào trong câu giúp em nhận biết điều đó?
Trả lời:
- Câu “Hôm nay ngày 8 – 8 – 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh.” là câu thể hiện thông tin khách quan.
Quảng cáo
- Có thể khẳng định như vậy bởi câu văn nói đến thời gian cụ thể, đồng thời sử dụng các số liệu chính xác, có thể kiểm chứng được.
Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.
Câu văn trên có nhằm thể hiện thông tin khách quan không? Vì sao em khẳng định như vậy?
Trả lời:
Câu “Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.” không nhằm thể hiện khẳng định như vậy là vì câu văn thể hiện những nhận định, đánh giá của thông tin khách quan, mà đó là ý kiến chủ quan của người viết. Sở dĩ có thể người viết, xuất phát từ suy nghĩ sâu sắc về tình hình chạy đua vũ khí hạt nhân giữa các cường quốc trên thế giới.
Quảng cáo
Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Em hãy đặt một câu có sử dụng điển tích thanh gươm Đa-mô-clét.
Trả lời:
Ví dụ: Ngày nay, kho vũ khí hạt nhân của các cường quốc chưa được cắt giảm, điều đó có nghĩa “thanh gươm Đa-mô-clét” vẫn còn treo lơ lửng trên đầu nhân loại.
Bài tập 2 trang 20
Đọc từ câu “Niềm an ủi duy nhất trước tất cả những suy diễn kinh khủng đó là nhận thức được rằng việc bảo tồn sự sống trên Trái Đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch” hạt nhân.” đến câu “Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.” trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của G. G. Mác-két (SGK, tr. 68 – 69) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Hãy khái quát ý kiến của tác giả thể hiện trong đoạn trích trên.
Trả lời:
Việc khái quát ý kiến của tác giả phải được thực hiện trên cơ sở đặc điểm về hình thức và nội dung của đoạn trích. Em cần nắm bắt đầy đủ mọi khía cạnh nội dung mà đoạn trích thể hiện, từ đó khái quát lại trong một câu. Qua đoạn trích, tác giả muốn phát biểu ý kiến: Những gì làm cho cuộc sống con người trên hành tinh trở nên tốt đẹp hơn về mọi mặt ít tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí dành cho việc chạy đua vũ khí hạt nhân.
Trả lời:
Ở đoạn trích, lí lẽ (ý kiến chủ quan) bao giờ cũng được chứng minh một cách thuyết phục bằng các bằng chứng cụ thể, xác thực (thông tin khách quan). Chẳng hạn, sau lí lẽ được nêu: “việc bảo tồn sự sống trên Trái Đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch” hạt nhân” là sự xuất hiện của một loạt bằng chứng (gắn với số liệu đáng tin cậy) với sự đối sánh giữa một bên là chi phí cho chạy đua vũ khí hạt nhân với một bên là chi phí đầu tư để giải quyết những vấn đề cấp bách nhằm cải thiện đời sống của những người nghèo khổ (về y tế, giáo dục, lương thực, thực phẩm,...).
Trả lời:
Sự tương ứng giữa những thông tin khách quan và các ý kiến chủ quan cho thấy tác giả thể hiện mối quan tâm đặc biệt: cần phải hạn chế, đi đến loại bỏ vũ khí hạt nhân để vừa tránh cho nhân loại nguy cơ bị huỷ diệt, vừa có kinh phí dành cho những việc cấp thiết như chăm sóc cuộc sống con người, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật.
Trả lời:
Để viết được văn bản như phần trích, tác giả cần có một số điều kiện:
– Có sự hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ về tình hình chạy đua vũ khí hạt nhân của các cường quốc cũng như thực trạng cuộc sống của một số bộ phận nhân loại trên Trái Đất (qua các số liệu chính xác).
– Có tư tưởng chống chạy đua vũ khí hạt nhân một cách quyết liệt, quan tâm sâu sắc đến sự tồn vong của nhân loại, đồng cảm với số phận của những người nghèo khổ, bệnh tật.
– Có khả năng trình bày vấn đề một cách lô-gíc, thuyết phục bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng, giữa thông tin khách quan và ý kiến chủ quan.
Trả lời:
- Nghĩa của tên viết tắt các tổ chức quốc tế UNICEF và FAO là:
+ UNICEF: tổ chức Liên Hợp Quốc hoạt động trên toàn cầu luôn đi đầu trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em ở 190 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
+ FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc hay Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc.
- Đặt câu với tên viết tắt của hai tổ chức quốc tế đó, chẳng hạn:
+ UNICEF luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho những trẻ em phải chịu đau khổ bởi chiến tranh, bởi nạn đói hoặc bị bạo hành.
+ Hiện nay, FAO đang thực hiện một số dự án quan trọng nhằm cải thiện tình trạng thiếu lương thực ở một số nơi trên thế giới
>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 44