Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 28

VnDoc xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 9 bài 28: Đọc mở rộng trang 35 có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Đọc mở rộng trang 35

Bài tập 1 trang 35

Tìm đọc 1 số văn bản nghị luận văn học. Ghi vào nhật kí đọc sách luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản em đã đọc, những cách hiểu khác nhau của em và so với cách hiểu của tác giả văn bản nghị luận đối với vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết

Nhật kí đọc sách

Ngày: 12/08/2024

Nhan đề văn bản: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

Tên tác giả: Xuân Diệu

Vấn đề được bàn luận: Các bài thơ viết về mùa thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận: Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là thành công tốt đẹp của quá trình “dân tộc hoá nội dung mùa thu” và “dân tộc hoá hình thức lời thơ”

Hệ thống luận điểm và cách sắp xếp:
- Thu ẩm quan sát cảnh thu trong nhiều thời điểm khác nhau để thâu tóm những nét nên thơ nhất.
- Thu vịnh phác họa khái quát những đặc điểm nổi bật về mùa thu. Trong ba bài thơ, bài Thu vịnh mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ cái cao.
- Thu điếu dừng lại ở 1 không gian thời gian cụ thể: Trên 1 ao thu,vào 1 chiều thu,1 ông già ngồi trên chiếc thuyền bé tẻo teo. Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.
- 3 bài thơ là 3 cảnh trí khác nhau, màu sắc khác nhau, âm hưởng khác nhau nhưng đều thể hiện: Tâm sự non nước đầy vơi của nhà thơ.

Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm 1:
- Bài thơ này, theo tôi, không phải chỉ nói trong một thời điểm, là một đêm trăng hạn định, mà là tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu.

Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm 2:
- Mang cái thần của cảnh mùa thu. Cái hồn, cái thần của cảnh thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu.

Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm 3:
- Cái thú vị của bài Thu điếu là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động;...

Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm 4:
- Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, nhìn gộp chung lại, là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hoa nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam, trên đất nước ta, và dân tộc hoa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là Nôm, là Việt Nam.

Nhận xét về cách người viết sử dụng, sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng
Tác giả phân tích giúp người đọc dễ hiểu và cảm nhận trọn vẹn về bức tranh thiên nhiên mùa thu của quê hương đất nước Việt Nam đồng thời gắn liền với thế sự và hình ảnh thân quen của nước nhà như cây tre, ao cá, đồng ruộng nông thôn,…

Kinh nghiệm đọc một tác phẩm văn học hoặc phân tích một tác phẩm văn học em rút ra được từ việc đọc văn bản:
- Cần tìm được đúng luận đề, các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để đọc hiểu tác phẩm đúng theo hệ thống luận điểm đưa ra.

Bài tập 2 trang 35

Tìm đọc 1 số vở kịch. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề và 1 số yếu tố đặc trưng của bi kịch thể hiện trong văn bản đã đọc như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại, những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của em sau khi đọc văn bản bi kịch

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết

Nhật kí đọc sách
Ngày: 12/08/2024

Nhan đề văn bản: Vĩnh biệt Cửu trùng Đài

Tên tác giả: Nguyễn Huy Tưởng

Nhân vật chính trong vở kịch có phẩm chất yêu cái đẹp, luôn mong muốn hướng tới cái đẹp cái hoàn hảo, tạo giá trị cho cuộc đời.
Xung đột chính trong vở kịch là: Giữa cái đẹp và thực tế cuộc sống.

Chi tiết thú vị: Vũ Như Tô chỉ tập trung vào tác phẩm của mình không quan tâm đến mọi chuyện xung quanh.

Những mâu thuẫn xung đột cơ bản của vở kịch

a. Mâu thuẫn thứ nhất:

- Mâu thuẫn: nhân dân lao động khốn khổ lầm than >< bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa truỵ lạc.

⇒ Mâu thuẫn vốn có từ trước, đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây Cửu trùng đài thì nó biến thành xung đột căng thẳng, gay gắt.

b. Mâu thuẫn thứ hai

+ Vũ Như Tô - Kiến trúc sư - nghệ sĩ: Tâm huyết, hoài bão, muốn đem lại cái đẹp cho muôn đời.

+ Mượn uy quyền, tiền bạc của vua để thực hiện hoài bão lớn lao ⇒ Mục đích chân chính >< con đường thực hiện mục đích sai lầm ⇒ Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân

⇒ Đẩy Vũ Như Tô vào bi kịch không lối thoát

Sự giải quyết mâu thuẫn, xung đột

- Giải quyết dứt khoát bằng cảnh quân nổi loạn đốt Cửu Trùng Đài, giết vua …

- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu và lợi ích thiết thực của nhân dân: chưa được giải quyết .

→ Vũ Như Tô có tội hay công, chúng ta không trả lời được, tác giả mới chỉ nêu vấn đề

Nhân vật Vũ Như Tô

- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài khát khao say mê sáng tạo cái đẹp:

+ Ông là người “ngàn năm chưa dễ có một”

+ Tài năng của ông được thể hiện: “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên”, “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”

- Là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả.

+ Ban đầu, dù Lê Tương Dực dọa giết, Vũ như Tô vẫn kiên quyết từ chối xây Cửu trùng đài.

+ Mong muốn và hòa bão của ông chính là xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại và bền vững → Khát khao cống hiến tài năng cho đất nước

+ Khi đã xây Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô dồn hết tâm sức

- Vũ Như Tô là người không hám lợi: vua ban thưởng ông đã đem chia hết cho thợ

- Tuy nhiên, lí tưởng, ước mơ của ông hoàn toàn thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước, xa rời đời sống nhân dân

→ Tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng: xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai?

→ Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch bởi đã mang trong mình không chỉ những say mê khát vọng lớn lao mà còn cả nhưng lại lầm lạc trong suy nghĩ và hành động.

→ Sự thức tỉnh của ông chỉ diễn ra vào phút cuối khi mà ông và Đan Thiềm bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đập phá

Nhân vật Đan Thiềm

→ Vũ Như Tô mê cái đẹp, Đan Thiềm mê cái tài ⇒ Đan Thiềm là tri kỉ, tri âm duy nhất ở triều đình của Vũ Như Tô

- Luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ Vũ Như Tô xây đài, bảo vệ đài.

- Là con người luôn tỉnh táo: Biết chắc Đài không thành, tìm cách bảo vệ an toàn tính mạng cho Vũ Như Tô, khuyên Vũ bỏ trốn.

- Sẵn sàng đổi mạng sống của mình cứu Vũ Như Tô, đau đớn khi không thể cứu được người tài.

Đan Thiềm là nhân vật sống chết hết mình vì cái tài, cái đẹp.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 29

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Cute phô mai que
    Cute phô mai que

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 9 giờ trước
    • Friv ッ
      Friv ッ

      😄😄😄😄😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 9 giờ trước
      • Đội Trưởng Mỹ
        Đội Trưởng Mỹ

        💯💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 9 giờ trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm