Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 33

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 9 bài 33: Ba chàng sinh viên có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài tập 1 trang 3

Câu 1. Sự việc diễn ra trong đoạn trích được kể lại qua lời của nhân vật nào?

A. Ben-ni-xtơ

B. Ghi-crít

C. Oát-xơn

D. Sơ-lốc Hôm

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung văn bản, chú ý ngôn ngữ, lời người kể chuyện

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Câu 2. Khi mới tiếp nhận vụ việc, Sơ-lốc Hôm đã suy luận người chép trộm đề thi là ai?

A. Người thợ in đề thi

B. Cậu sinh viên người Ấn Độ

C. Một người tình cờ vào phòng làm việc của thầy Xôm

D. Một người biết trong phòng làm việc của thầy Xôm có đề thi

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Câu 3. Trong quá trình điều tra vụ án, thông tin quan trọng nào khiến Sơ-lốc Hôm nghi ngờ Ghi-crít là thủ phạm của vụ chép trộm đề thi?

A. Theo thầy Xôm, không ai biết đề thi trong phòng thầy.

B. Thầy Xôm nói rằng Ghi-crít là vận động viên nhảy xa.

C. Người hầu Ben-ni-xtơ để quên chìa khoá trong ổ khoá ở cửa phòng.

D. Đôi găng tay của Ghi-crít ở bên ghế cạnh cửa sổ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Câu 4. Những bằng chứng nào giúp Sơ-lốc Hôm suy luận rằng kẻ chép trộm đề thi đã trốn trong phòng ngủ của thầy Xôm khi thầy quay về phòng làm việc?

Phương pháp giải:

Chú ý các phần suy luận giải thích của Sơ-lốc Hôm

Lời giải chi tiết:

Thám tử Sơ-lốc Hôm giải thích: Vết rách trên bàn khá nông ở một bên, nhưng lại hằn rõ theo hướng cửa phòng ngủ cho thấy chiếc giày bị kéo về hướng đó. Mặt khác, trên sàn phòng ngủ có một mầu đất giống mẩu đất trên bàn ở phòng làm việc.

Bài tập 2 trang 5

Đọc đoạn trích Chiếc mũ miện dát đá Be-rô và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Đoạn trích trên là lời giải thích của nhân vật nào về vụ án?

A. Ông Hôn-đơ

B. Thám tử Sơ-lốc Hôm

C. Cô Me-ry

D. Người bạn của thám tử

Phương pháp giải:

Chú ý ngôn ngữ, lời người kể chuyện

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Câu 2. Ông Hôn-đơ cho rằng thủ phạm lấy cắp một góc chiếc mũ miện với ba viên đá be-rô là ai?

A. A-thơ

B. Gioóc Bơn-queo

C. Me-ry

D. Lu-xi

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phầm tóm tắt đầu văn bản

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Câu 3. Dấu vết nào mà Sơ-lốc Hôm phát hiện trên tuyết KHÔNG liên quan đến phỏng đoán của vị thám tử về vụ vật lộn đã xảy ra ở nhà ông Hôn-đơ?

A. Những vết tròn

B. Dấu chân của hai người đàn ông

C. Vài giọt máu

D. Tuyết bị giẫm nát

Phương pháp giải:

Chú ý chi tiết các dấu chân trên tuyết

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Câu 4. Phương án nào sau đây nêu đúng quan hệ ý nghĩa giữa hai vế của câu ghép “Tuy vậy, vì anh ta yêu người em họ của mình nên đó chính là cái cớ tuyệt vời để giải thích cho việc anh ta giữ kín bí mật của cô ta - nhất là khi bí mật đó là một điều ô nhục.”?

A. Giả thiết - hệ quả

B. Nguyên nhân - kết quả

C. Nhượng bộ - tăng tiến

D. Sự kiện - mục đích

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về câu ghép

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Câu 5. Vụ việc lấy trộm chiếc mũ miện xảy ra khi nào, ở đâu?

Phương pháp giải:

Đọc phần tóm tắt đầu văn bản

Lời giải chi tiết:

Vụ việc lấy trộm chiếc mũ miện xảy ra vào buổi tối ông Hôn-đơ đem chiếc mũ về cất giấu tại nhà.

Câu 6. Phân tích cách điều tra giúp Sơ-lốc Hôm tìm ra những người có liên quan đến vụ việc lấy trộm chiếc mũ miện (xem xét hiện trường, suy luận loại trừ, bổ sung bằng chứng). Qua đó, nhận xét về tài năng phá án của vị thám tử.

Phương pháp giải:

Chú ý các chi tiết Sơ-lốc Hôm xem xét hiện trường, suy luận loại trừ, bổ sung bằng chứng

Lời giải chi tiết:

Cách điều tra giúp Sơ-lốc Hôm tìm ra những người có liên quan đến vụ việc lấy trộm chiếc mũ miện:

- Xem xét hiện trường: Sơ-lốc Hôm nghiên cứu rất kĩ hiện trường vụ án. Ông đã đi vòng quanh nhà để quan sát những dấu vết trên tuyết, dùng kính lúp xem xét kĩ bệ cửa và khung cửa sổ của nhà ông Hôn-đơ. Từ các dấu hiệu bằng chứng phạm tội đó, ông đã suy luận ra những người liên quan đến vụ việc.

- Suy luận loại trừ: Sơ-lốc Hôm cho rằng “Tôi có một phương châm là: Sau khi loại trừ được những gì không thể thì điều gì còn lại, dù có khó xảy ra đến đâu, ắt phải là đáp án chân thực.". Vì thế ông cho rằng cô Me-ry đã đem chiếc mũ miện xuống nhà.

- Bổ sung bằng chứng: Sơ-lốc Hôm đến nhà của huân tước Gioóc Bơn-queo, tìm cách mua lại đôi giày đã hỏng của hắn để ướm vào vết chân trên tuyết. Qua đó, em nhận xét về tài năng phá án của vị thám tử. Gợi ý: Sơ-lốc Hôm có năng lực quan sát tinh tường, suy luận thông minh, điều tra cẩn trọng, ...

Câu 7. Giả sử em là nhân vật A-thơ, em sẽ xử lí tình huống trong đoạn trích như thế nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đặt mình vào góc nhìn của nhân vật A-thơ để xử lí tình huống

Lời giải chi tiết:

Em nêu cách xử lí tình huống của mình và giải thích lí do. Ví dụ: Em sẽ hành động giống nhân vật A-thơ (không tố cáo Me-ry) hoặc em sẽ nói với cha sự thật về vụ việc để tìm cách xử lí phù hợp.

Câu 8. Em rút ra bài học gì từ câu chuyện được kể trong đoạn trích?

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản rút ra bài học

Lời giải chi tiết:

Bài học: Không nên đưa ra kết luận vội vàng về một vụ việc hoặc con người khi chưa có đầy đủ bằng chứng; bài học về mối quan hệ giữa tình cảm cá nhân và tinh thần tôn trọng sự thật, thượng tôn pháp luật.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 34

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ebe_Yumi
    ebe_Yumi

    😝😝😝😝😝😝

    Thích Phản hồi 23:29 20/10
    • Mít Xù
      Mít Xù

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 23:29 20/10
      • Người Dơi
        Người Dơi

        🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩

        Thích Phản hồi 23:29 20/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm