Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 26

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 9 bài 26: Viết trang 35 có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài tập 1 Viết trang 35

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích 1 số phương diện nổi bật của vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Chọn 1 ý của phần Thân bài và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết

1. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.

+ William Shakespeare: tác giả tiêu biểu của văn học thời kì Phục hưng, người được mệnh danh là linh hồn của thời đại.

+ Tác phẩm của Shakespeare được độc giả đón nhận nồng nhiệt, các vở kịch nối tiếp nhau ra đời: Hămlet (1601), Vua Lia (1605),...

+ Vở bi kịch thành công nhất của Shakespeare là Romeo và Juliet.

- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

+ Qua Romeo và Juliet, tác giả đã làm nổi bật được sức mạnh của tình yêu.

+ Đồng thời, tác phẩm cũng đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật kịch.

2. Thân bài

a. Khái quát chung về thể loại

- Khái niệm: Kịch bản văn học là một tác phẩm văn học, mang đầy đủ đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ (phân biệt với kịch - nghệ thuật sân khấu, biểu diễn).

- Đặc trưng của kịch: xung đột và cách giải quyết xung đột, hành động kịch, ngôn ngữ kịch,…

- Phân loại kịch dựa theo nội dung, ý nghĩa: hài kịch, bi kịch, chính kịch.

→ Romeo và Juliet là tác phẩm thuộc thể loại bi kịch, vở bi kịch thành công nhất của Shakespeare.

b. Phân tích, đánh giá

- Phân tích, đánh giá nội dung của tác phẩm

+ Tác phẩm làm nổi bật sức mạnh của tình yêu, một hiện tượng tâm lí, một thứ tình cảm không thể thiếu trong cuộc sống con người.

+ Xuyên suốt tác phẩm là tình yêu đẹp đẽ và trong sáng của nhân vật chính nhưng bi kịch ở chỗ: Romeo là con trai của dòng họ Môngtaghiu, còn Juliet lại là con gái của dòng họ Capiulet - hai dòng họ vốn có thù oán truyền kiếp không thể nào hóa giải.

+ Sức mạnh tình yêu, cái chết của Romeo và Juliet đã hóa giải và chấm dứt những mối hận thù truyền kiếp ấy.

- Phân tích, đánh giá nghệ thuật của tác phẩm

+ Hành động kịch đa dạng, biến hóa.

+ Xây dựng nhân vật sinh động, chân thực

+ Ngôn ngữ kịch đặc sắc, vốn từ đồ sộ.

3. Kết bài

- Khẳng định lại những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc tác phẩm.

  • Chọn 1 ý của phần Thân bài và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh

Chủ đề của vở kịch là tình yêu, đó là bản tình ca bất tử ca ngợi sức mạnh của tình yêu đã chiến thắng oán thù và những thế lực đen tối trong xã hội. Nội dung vở kịch xoay quanh mối tình của đôi trai gái thành Veron. Tình yêu của Romeo và Juliet là một tình yêu trong sáng, thơ mộng và mãnh liệt, thủy chung. Tình yêu đó rất mực giản dị, đời thường nhưng cũng rất cao thượng, đối lập với những dục vọng thấp kém. Romeo đã bất chấp mối thù truyền kiếp, vượt bức tường thành lễ giáo phong kiến. Juliet cũng không để cho những hận thù vô nghĩa ngăn cản, đã mạnh mẽ, dám bộc lộ tình yêu của mình, thứ tình yêu mãnh liệt mà duyên dáng, táo bạo mà thơ ngây. Vượt lên mọi ràng buộc, mọi quy định của gia đình quý tộc, nàng dám nói lên một cách thành thực tình yêu say đắm của mình: “Chàng Môngtaghiu tuấn tú ơi, em yêu chàng say đắm,... ngờ em là kẻ trăng hoa”. Lời nói của Juliet cũng là lời tuyên ngôn của những người trẻ tuổi. Romeo và Juliet đã biết cách trân trọng từng khoảnh khắc ngắn ngủi mà quý giá khi gặp nhau và cũng sẵn sàng hi sinh để bảo vệ lời thề chung thủy. Đồng thời, Romeo và Juliet đã cho thấy cuộc đấu tranh quyết liệt cho hạnh phúc và tình yêu chống lại những thành kiến và uy quyền của lễ giáo phong kiến.

Bài tập 2 Viết trang 35

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích 1 vở kịch đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Viết đoạn mở bài và kết bài của bài văn đó

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết

- Mở bài

+ Lưu Quang Vũ - Hiện tượng sân khấu kịch trường thập kỷ 80, là tài năng hàng đầu trong văn học Việt Nam.

+ Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Tác phẩm xuất sắc của Lưu Quang Vũ.

- Thân bài

Cuộc đối thoại giữa hồn và xác

- Hồn Trương Ba:

+ Cho rằng mình vẫn sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.

+ Xem xác anh hàng thịt chỉ là vỏ bọc âm u, đui mù, thiếu tư tưởng và cảm xúc.

Quảng Cáo - Xem Tiếp Nội Dung Bên Dưới >
→ Hồn Trương Ba phủ nhận vai trò của xác anh hàng thịt mạnh mẽ, tuyệt vọng.

- Xác anh hàng thịt:

+ Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi hành động đều bị xác chi phối.

+ Thể hiện thái độ quyết liệt, chiến thắng cuộc đấu tranh.

→ Cuộc đấu giữa con người và thể xác, giữa đạo đức và tội lỗi.

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và gia đình

- Hồn Trương Ba: cho rằng mình vẫn nguyên vẹn, trong sạch.

- Gia đình có thái độ đa dạng:

+ Vợ và cháu gái phản đối, không chấp nhận Trương Ba mới.

+ Con dâu thể hiện sự cảm thông nhưng vẫn nhận thấy sự thay đổi của ông.

→ Mỗi thành viên gia đình có thái độ khác nhau, nhưng đều thấy sự thay đổi của Trương Ba.

- Kết quả: Trương Ba nhận ra sự thay đổi, lấn át của thể xác đối với hồn.

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích; quyết định của Trương Ba
- Trương Ba tự nhận ra: Con người cần sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn để sống có ý nghĩa.

- Quan điểm trái ngược giữa Trương Ba và Đế Thích:

+ Đế Thích: Chỉ muốn sống, không quan trọng cách sống.

+ Trương Ba: Không thể sống với giá nào được, muốn sống trọn vẹn. Hành động quan trọng: Trả lại xác để mình chết. Phép thử của Đế Thích: Trương Ba chọn cho cu Tị sống.

- Kết quả: Trương Ba yêu cầu để cu Tị sống còn mình chấp nhận cái chết.

Nghệ thuật

- Tình huống xung đột độc đáo, ngôn ngữ đối thoại triết lí, độc thoại nội tâm làm nổi bật tính cách nhân vật.

- Kết bài: Khẳng định giá trị của Hồn Trương Ba da hàng thịt, cảm nhận về tác phẩm: Truyền đạt thông điệp về sự sống làm người đúng với giá trị và theo đuổi ước mơ của bản thân. Ý nghĩa thực sự chỉ xuất hiện khi con người sống tự do, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.

MỞ BÀI

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội lúc đó - thời điểm những năm tám mươi của thế kỉ XX. Lưu Quang Vũ đã khéo léo mượn lại một tích truyện dân gian cũ để đan cài vào đó những suy nghĩ, quan niệm nhân văn mới mẻ và sâu sắc.

KẾT BÀI

Thông qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn giá trị hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 27

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Friv ッ
    Friv ッ

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 15:55 20/10
    • Đinh Đinh
      Đinh Đinh

      🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 15:55 20/10
      • Nguyễn Đăng Khoa
        Nguyễn Đăng Khoa

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 15:55 20/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm