Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 52

VnDoc xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 52: Viết trang 29 sách Kết nối tri thức và cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.

Bài: Viết trang 29

Bài tập 1 trang 29 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Viết bức thư ngắn gửi người bạn thân kể về một danh lam thắng cảnh em từng đến thăm và có ấn tượng sâu sắc.

Trả lời:

Vũng Tàu, ngày ... tháng ...năm ...

Tuấn thân mến!

Mùa xuân đã thay áo mới, mùa hè đã bay xa, mùa thu rụng lá và mùa đông tạm biệt khoảng trời khoáng đãng.

Tôi và bạn đã xa nhau giữa những ngày vui buồn. Hôm nay, mùa hạ lại trở về, tôi và bạn lại gặp nhau trong lá thư này.

Xa nhau đã mấy mùa trăng tròn sáng, chắc hẳn bạn đi nhiều nơi lắm phải không?

Tôi thì đi nhiều nơi lắm, không kể xiết, nhưng Vũng Tàu là nơi tôi thích nhất và cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi.

Mùa hè đến với chúng ta, tình bạn càng thêm thiết tha. Nhưng Vũng Tàu sẽ giúp tôi và bạn thêm thắm thiết, thêm gắn bó. Chắc hẳn bạn cũng nghe nhiều người nói đến Vũng Tàu rồi chứ? Nhưng tôi sẽ giới thiệu quê tôi ... cho bạn nghe nhé!

Vũng Tàu! Vũng Tàu! Hai chữ in sâu vào lòng mọi người khi buổi sáng nắng đẹp, buổi chiều biển lặng, và buổi tối cảnh vật im lặng, sâu lắng.

Bãi biển, bến bờ của Vũng Tàu rất đáng yêu, trìu mến, dễ thương.

Buổi sáng, biển ầm ầm, gào thét giữa ban mai như hờn giận, như ghen ghét, như thách thức ... Tiếng sóng xô cát tung bọt trắng xoá, tiếng biển xanh đang hát phía chân trời, tiếng sóng rì rào, ì ầm vang mãi ... phía trời xa.

Người người tung tăng đùa với sóng, giỡn với biển cả làm cảnh vật thêm sống động. Mây trắng bay qua biển và soi bóng xuống mặt nước, ông mặt trời chiếu muôn nghìn tia nắng xuống mặt biển như có ai rắc vàng lên tấm thảm xanh màu da trời. Cơn gió lồng lộng đi qua biển để ngắm nhìn cảnh vật. Sóng dập dìu, dập dìu chạy mãi vào bờ, sóng gối lên mỏm đá, sóng ru giấc ngủ cho bãi cát mịn như đang chải bộ tóc dài thướt tha, sóng lại làm lay động hàng thùy dương xanh ngắt, mượt mà, uyển chuyển. Những cậu bé mặt tròn xoe, mắt thơ ngây, nô giỡn, nghịch ngợm với sóng. Dãy núi cao ngất như lưỡi cưa chém vào trời xanh, những chiếc thuyền như một chấm đen nhỏ di chuyển trên mặt biển.

Biển đẹp nhất vào buổi sáng.

Buổi chiều biển xám xịt, cảnh vật mờ ảo. Người người chỉ lác đác, bạn sẽ nghe tiếng sóng ùm ùm, ầm ầm, nghe tiếng của loài chim đi tìm mồi, nghe hàng thuỳ dương xào xạc, vi vu như đang trò chuyện, nghe tiếng côn trùng rả rích. Cảnh vật lại mờ đi chỉ thấy biển tung bọt trắng xoá, chỉ thấy mây xanh lả lướt bay, chỉ thấy hàng thuỳ dương thẳng tắp, chỉ thấy bãi cát tắm mình trong biển cả, chỉ thấy dãy núi, chỉ thấy gió vi vu bên tai.

Buổi tối ánh đèn le lói hiện trên biển, thấy trăng tròn cười tươi, biển nổi sóng, hàng thuỳ dương đang mất hút trong làng sương dày đặc, người vui vẻ trò chuyện. Màn đêm bao trùm lên mọi vật.

Biển là thơ mộng, đẹp như một câu chuyện cổ tích.

Quê tôi là như thế đó!

Giờ đây, ngồi bên bàn, viết đến đây, tôi biết nói lên điều gì nữa đây? Chỉ mong Tuấn mãi mãi là bạn của tôi và học giỏi để thầy cô, bạn bè, cha mẹ vui lòng. Và chỉ mong tôi được giang tay đón bạn đến nơi này.

Mong bạn hồi âm nhé!

Bạn của Tuấn.

Bài tập 2 trang 30 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Xây dựng dàn ý cho bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử mà em dự định viết để tham gia cuộc thi Tôi là hướng dẫn viên du lịch.

Trả lời:

Mẫu 1: Dàn ý thuyết minh Vịnh Hạ Long.

1. Mở bài

Giới thiệu về Vịnh Hạ Long

2. Thân bài

- Vị trí địa lý: là vịnh nhỏ thuộc khu vực vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài 120 km bao gồm nhiều đảo lớn nhỏ

- Tổng diện tích: 434 km2 với 775 hòn đảo, được bảo vệ bởi vùng đệm rộng lớn có diện tích 1.119 km2.

- Tên gọi: thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử

- Truyền thuyết về Vịnh: Tương truyền khi đất nước bị xâm lăng nên Ngọc Hoàng đã sai mẹ con Rồng hạ phàm diệt giặc, giặc tan mẹ con Rồng ở lại trần thế và chỗ hai mẹ con gieo mình xuống đã hình thành nên vịnh.

- Đặc điểm các đảo, hang động

- Hệ thống sinh thái, sinh vật: hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, hệ sinh thái biển - đảo ven bờ

- Giá trị lịch sử: Xuất hiện dấu tích của các nền văn hóa cổ cách đây hàng nghìn năm như văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long.

- Giá trị kinh tế: Là điểm điểm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của Vịnh Hạ Long.

Mẫu 2: Dàn ý thuyết minh về Chùa Keo (Thái Bình)

1. Mở bài

- Giới thiệu danh thắng chùa Keo, Thái Bình, có thể sử dụng lời thơ để dẫn dắt:

" Dù cho cha đánh, mẹ treo

Cũng không bỏ hội chùa Keo hôm rằm."

- Đây là ngôi chùa cổ lâu đời nhất, độc đáo nhất và là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Thái Bình.

2. Thân bài

a) Giới thiệu khái quát

- Vị trí địa lí: Cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km

- Chùa Keo tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

- Diện tích: 58000 km2

- Phương tiện di chuyển: Có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô.

- Khung cảnh khái quát: Chùa nằm ven chân đê sông Hồng, giữa những cánh đồng lúa xanh rờn thẳng cánh cò bay, cây cối tươi tốt quanh năm bởi nước phù sa bồi đắp.

b) Nguồn gốc và lịch sử hình thành

- Đây là ngôi chùa cổ, đã tồn tại khoảng 400 năm, năm bắt đầu xây dựng là 1630, đến năm 1632 thì hoàn thành.

- Xây dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê.

- Lịch sử hình thành: Trước đây, chùa có tên gọi là Nghiêm Thần Quang, do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng tại Giao Thủy (Nam Định); nhưng sau đó trải qua nhiều đợt lụt, mưa lũ lớn đã cuốn trôi ngôi chùa. Dân cư nơi này đã bỏ quê ra đi, nửa đến Đông Nam hữu ngạn của sông Hồng, định cư và xây dựng chùa Keo (Hành Thiện) nay thuộc Nam Định; phần dân còn lại vượt sông đến vùng Đông Bắc tả ngạn của sông Hồng, định cư và xây dựng chùa Keo thuộc Thái Bình ngày nay.

- Tên gọi: Chùa Keo (Thái Bình) có tên khác là Thần Quang Tự, Keo là tên gọi Nôm của Giao Thủy.

c) Kiến trúc chùa Keo

- Toàn bộ gỗ làm chùa đều là gỗ lim, rất chắc chắn bởi vậy dù trải qua nhiều biến đổi của thời gian nhưng đây là một trong số những ngôi chùa cổ còn giữ được nguyên vẹn đến tận ngày nay.

- Cấu tạo:

+ Tổng gồm 16 tòa, 126 gian trong đó có 12 tòa và 102 gian chính.

+ Kiến trúc chính gồm: Tam quan nội, ngoại, Chùa Phật, các tòa bao gồm chùa Ông Hộ, Ống Muống, Tam Bảo, Đền Thánh, Giá Roi, Thiêu Hương, Phụ Quốc, Thượng Điện và Gác Chuông. Ngoài ra còn có các khu tăng xá, nhà khách, khu nhà dành cho ban quản lí chùa.

+ Kiến trúc tiêu biểu: Gác Chuông có kiến trúc độc đáo tiêu biểu cho kiến trúc thời Lê, cao 11 mét, gồm 3 tầng (tầng 1 treo chiếc khánh đá dài 1 mét 2, tầng 2 là quả chuông đồng cao 1 mét 3 đúc vào thời vua Lê Hy Tông, tầng 3 và tầng trên cùng treo chiếc chuông nhỏ cao hơn nửa mét. Đặc biệt nhất là mái gác chuông có kết cấu gần 100 đàn đầu voi; toàn bộ khung đều làm bằng gỗ chắc gắn với nhau bằng mộng.

- Chùa bố trí, sắp xếp giàn tượng pháp thành các lớp và lưu giữ một số lượng lớn các bảo vật, cổ vật có giá trị hàng trăm năm: Đồ gốm, nhang án thời Lê, đôi chân đèn thời Mạc,...

- Khung cảnh chùa Keo, Thái Bình:

+ Mặt nước ở cả 3 mặt trước và hai bên tạo ra không gian thoáng đãng tạo cảm giác ngôi chùa vươn cao giống như đóa hoa sen giữa mặt hồ.

+ Các tòa tháp, các gian được bố trí đơn giản, tỉ lệ cân đối, không quá đồ sộ nhưng cũng không nghèo nàn.

+ Ngoại cảnh: Bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ xanh tốt quanh năm tạo vẻ cổ kính, trong khuôn viên chùa trồng rất nhiều loài hoa quý, cây xanh...

- Lễ hội chùa Keo diễn ra hằng năm vào ngày 13, 14, 15 tháng 9 (Âm lịch) để tưởng nhớ đến Thiền sư Không Lộ, ngoài phần lễ rước kiệu, cúng Thánh trang nghiêm long trọng, chùa còn tổ chức phần hội với các trò chơi dân gian, diễn xướng....

d) Giá trị về lịch sử, văn hóa của chùa Keo với:

- Địa phương: Là biểu tượng, niềm tự hào của tỉnh Thái Bình.

- Đất nước: Là một trong số danh thắng có kiến trúc độc đáo bậc nhất trong cả nước.

+ Top 10 di tích cổ nhất ở Việt Nam.

+ Năm 1962, chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia.

+ Năm 2012, chùa được Nhà nước xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của chùa Keo.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về danh thắng đặc biệt này.

Bài tập 3 trang 30 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Em được giao nhiệm vụ viết bài thuyết minh với đề tài xác định là Về thăm quê Bác. Dựa vào trải nghiệm thực tế hoặc những tài liệu có liên quan mà em tham khảo được, hãy phác thảo các ý chính của bài viết, chú ý làm nổi bật từng chặng của hành trình và nhấn mạnh một số địa điểm quan trọng cần đến.

Trả lời:

Làng Sen quê Bác là mảnh đất đã in dấu bao lịch sử, nơi sản sinh ra vị anh hùng của dân tộc Việt Nam. Đây là điểm du lịch nổi tiếng của Nghệ An, hằng năm đón lượng lớn du khách trong và ngoài nước về ghé thăm.

* Vị trí:

- Nằm cách thành phố Vinh chỉ 16 km, du khách có thể thuận tiện ghé thăm mảnh đất làng Sen, hiện đang thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn.

- Đây cũng chính là quê gốc của Bác Hồ, người anh hùng Nguyễn Sinh Cung thời trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Đây cũng chính là niềm tự hào bao đời nay của người dân Nghệ An từ bao đời nay.

* Thời gian:

- Du khách có thể ghé thăm làng Sen quê Bác vào tất cả các mùa trong năm. Tuy nhiên tháng 5 được coi là phù hợp nhất bởi thời tiết mát mẻ, đặc biệt sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn khung cảnh sen nở đầy hồ.

- Du khách không cần trả phí khi vào thăm quan làng Sen, tuy nhiên cần nắm được thời gian mở cửa đón khách để tiện ghé thăm. Cụ thể là:

Mùa hè: Từ 7h - 11h30 và 13h30 - 17h.

Mùa đông: Từ 7h30 - 12h và 13h30 - 17h.

* Cách di chuyển đến làng Sen quê Bác như thế nào?

- Làng Sen quê Bác là địa điểm nằm tại Nghệ An, miền Trung Việt Nam. Do đó, du khách có nhiều cách di chuyển đến đây. Đối với những người dân sinh sống tại miền Bắc bạn có thể di chuyển bằng xe khách tại các bến xe như Giáp Bát, Yên Nghĩa, Bến xe nước ngầm,…Thời gian khoảng 5-6 tiếng nếu xuất phát từ Hà Nội. Hoặc bạn cũng có thể đặt vé máy bay từ Hà Nội – Vinh với giá chỉ từ gần 2 triệu đồng (khứ hồi đã bao gồm thuế, phí)

* Nên ở đâu khi đi du lịch làng Sen quê Bác?

Hệ thống khách sạn gần Làng Sen quê Bác cực kỳ phát triển và được đầu tư mạnh trong những năm gần đây. Du khách sẽ dễ dàng tìm được nơi nghỉ ngơi lý tưởng, bài viết xin đề cử một vài khách sạn tại Nghệ An ổn áp như:

+ Khách sạn Vinh Plaza. Địa chỉ: Số 3, P. Mai Hắc Đế, TP Vinh, Nghệ An

Mức giá: Từ 500.000 VNĐ/phòng/đêm

+ Khách sạn Mường Thanh Cửa Đông. Địa chỉ: 167 Nguyễn Phong Sắc, TP. Vinh, Nghệ An

Mức giá: Từ 670.000 VNĐ/phòng/đêm

+ Melia Vinpearl Cua Hoi Beach Resort. Địa chỉ: Đường Bình Minh, P. Nghi Hải, Cửa Lò, Nghệ An

Mức giá: Từ 2.800.000 VNĐ/phòng/đêm

* Những địa điểm cần ghé thăm khi đến làng Sen quê Bác

Đến với làng Sen, mảnh đất đã sản sinh ra biết bao vị anh hùng dân tộc, trong đó nổi bật nhất là Bác Hồ kính yêu, du khách có thể ghé thăm nhiều địa điểm. Để chuyến đi được trọn vẹn nhất, bạn hãy lưu lại những điểm sau. Đó là:

+ Đi dạo quanh ao sen

+ Làng Sen quê Bác

+ Thăm nhà Bác Hồ

+ Thăm mộ cụ Hoàng Thị Loan

+ Cụm di tích cây đa, đền làng Sen

* Bỏ túi kinh nghiệm du lịch làng Sen quê Bác chi tiết

Làng Sen là niềm tự hào của người dân Nghệ An. Hàng năm có vô số du khách để về ghé thăm di tích này. Bạn hãy ghi nhớ một số kinh nghiệm cần có để có một chuyến đi thú vị và suôn sẻ như sau:

+ Trang phục khi tham quan: Khi thăm làng Sen quê Bác, có thể mặc áo trắng hoặc áo dài truyền thống để tôn trọng và duy trì không khí trang nghiêm. Tuyệt đối không mặc đồ hở hang, nên chọn các trang phục kín đáo và thoáng mát.

+ Đồ dùng cần thiết: Mang theo giày thoải mái và áo mỏng, vì bạn sẽ đi bộ nhiều và thời tiết ở đây thường nóng ẩm. Ngoài ra nên dùng thêm mũ nón che chắn, kem chống nắng đầy đủ, mang theo máy ảnh để lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ!

+ Trong khi ở nhà Bác: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn của nhân viên, không chụp ảnh trong nhà, đi nhẹ nói khẽ, có thể đọc sẵn một số tài liệu nơi này hiểu rõ hơn. Du khách không tự ý di chuyển các đồ vật được sắp xếp trong nhà.

* Nên ăn gì khi đi ghé thăm làng Sen quê Bác?

Tại làng Sen quê Bác có rất nhiều đặc sản thơm ngon. Du khách sau khi thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên bàn tay khéo léo của dân xứ Nghệ. Một số gợi ý cho bạn thưởng thức khi có dịp ghé thăm như sau:

+ Ăn vặt đường phố: Du khách có thể thưởng thức các món ăn địa phương như bánh bèo, bánh bột lọc, chè, hoặc các loại hủ tiếu, bún, bánh đa Đô Lương và nhiều món khác.

+ Cháo lươn Vinh

+ Mực nháy nướng

+ Bánh mướt Nghệ An.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 53

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chuột nhắt
    Chuột nhắt

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 3 ngày trước
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      😆😆😆😆😆😆😆

      Thích Phản hồi 3 ngày trước
      • Tiểu Báo
        Tiểu Báo

        😻😻😻😻😻😻😻😻😻

        Thích Phản hồi 3 ngày trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm