Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 38
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 38: Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt sách Kết nối tri thức và cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.
Bài: Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt
Bài tập 1 trang 13
Đọc lại bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ tám chữ
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ lục bát
Trả lời:
Đáp án B. Thơ tám chữ.
Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Cách gieo vần của bài thơ có đặc điểm gì?
A. Gieo vần chân, vần cách
B. Gieo vần chân, vần liền
C. Gieo vần lưng, vần liền
D. Gieo vần chân, vần hỗn hợp
Trả lời:
Đáp án D. Gieo vần chân, vần hỗn hợp
Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Bài thơ ngắt nhịp chủ yếu như thế nào?
A. 4/4
B. 3/3/2
C. 3/2/3
D. 2/2/2/2
Trả lời:
Đáp án C. 3/2/3.
Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Chủ đề của bài thơ Tiếng Việt là gì?
A. Tình yêu cuộc sống, yêu gia đình gần gũi, thân thương
B. Tinh yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống nơi thôn quê
C. Tình yêu làng quê, yêu đất nước tươi đẹp
D. Tình yêu tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ, yêu quê hương, đất nước
Trả lời:
Đáp án D. Tình yêu tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ, yêu quê hương, đất nước.
Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Ta như chim trong tiếng Việt như rừng”?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Trả lời:
Đáp án B. So sánh.
Câu 6 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Từ chân trong câu thơ “Ai phiêu bạt nơi chân trời góc bể” được dùng theo nghĩa chuyển. Tìm một số ví dụ cho thấy từ chân có thể được dùng theo những nghĩa chuyển khác. Giải thích mối quan hệ giữa các nghĩa khác nhau của từ chân mà em biết.
Trả lời:
– Một số ví dụ cho thấy từ chân có thể được dùng theo những nghĩa chuyển khác: chân trong chân ngoài, kiềng ba chân, chân tường, chân núi,...
– Mối quan hệ giữa các nghĩa khác nhau của từ chân: có sự tương đồng về vị trí (phần dưới cùng của một số sự vật).
Bài tập 2 trang 13
Đọc bài thơ Cây phong ba đảo Nam Yết của Trần Đăng Khoa và trả lời các câu hỏi:
Không phải lúc nào cũng bão
Bão tan. Trời lại biếc xanh
Chỉ thương bóng cây son trẻ
Vẫn mang bão táp trong mình
Thân cây sao mà mềm mại
Lá cây sao vẫn mượt mà
Mỗi năm hàng trăm trận bão
Trên mình cây,
đã đi qua...
Chiều nay tôi đứng trước cây
Lòng nghĩ về người chiến sĩ
Dáng cây sao mà dẻo dai
Vóc người sao mà bền bỉ
Tôi ngước nhìn lên ngọn cây
Lại thấy chòi quan sát đảo
Bóng chàng lính trẻ hiên ngang
In lên màu mây mang bão...
(Nhiều tác giả, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007, tr. 408 – 409)
Trả lời:
- Bài thơ được viết theo thể thơ sáu chữ.
- Đặc điểm của thể thơ sáu chữ thể hiện trong bài:
+ Mỗi dòng thơ có 6 chữ (tiếng).
+ Bài thơ sử dụng vần chân, vần cách: xanh – mình, mà – qua, sĩ – bỉ, đảo – bão.
+ Nhịp thơ linh hoạt (4/2, 2/4, 3/3), phù hợp với nội dung, cảm xúc. Ví dụ:
Không phải lúc nào/ cũng bão
Bão tan./ Trời lại biếc xanh
Chỉ thương/ bóng cây son trẻ
Vẫn mang/ bão táp trong mình
Thân cây/ sao mà mềm mại
Lá cây/ sao vẫn mượt mà
Mỗi năm/ hàng trăm trận bão
Trên mình cây,/ đã đi qua...
Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Xác định mạch cảm xúc của bài thơ.
Trả lời:
Mạch cảm xúc của bài thơ là:
- Xuyên suốt bài thơ là tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của nhà thơ dành cho mỗi nhành cây, ngọn cỏ, con người trên biển đảo quê hương.
- Hai khổ thơ đầu: Tình cảm thương mến của nhà thơ dành cho cây phong ba trên đảo Nam Yết.
- Hai khổ thơ cuối: Lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ của nhà thơ đối với người chiến sĩ trên đảo Nam Yết.
Trả lời:
– Hình ảnh cây phong ba được nhà thơ khắc hoạ trong hai khổ thơ đầu:
+ Hình ảnh cây phong ba được khắc hoạ trong điều kiện khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, thất thường trên đảo Nam Yết. Do đặc điểm thời tiết, trên mình cây mang dấu vết của hàng trăm trận bão – vì thế, cây được các chiến sĩ trên đảo đặt tên là phong ba (phong là gió, ba là sóng). Tuy nhiên, cây vẫn hiện lên với những nét đẹp: bóng cây son trẻ, thân cây mềm mại, lá cây mượt mà, dáng cây dẻo dai.
+ Để khắc hoạ hình ảnh cây phong ba, nhà thơ sử dụng các từ láy mềm mại, mượt mà làm nổi bật vẻ đẹp uyển chuyển với những đường nét cong tự nhiên của thân cây và những lá cây bóng láng, xanh dịu như nhung, đối lập với khí hậu khắc nghiệt trên đảo Nam Yết. Điệp ngữ (sao mà, sao vẫn) thể hiện thái độ ngưỡng mộ của nhà thơ trước vẻ đẹp của cây. Cách ngắt nhịp đặc biệt 3/3 ở câu thơ cuối khổ 2 nhấn mạnh những “bão táp” mà cây phải hứng chịu. Từ đó, nhà thơ làm nổi bật sức sống dẻo dai, bền bỉ của cây phong ba.
– Qua các từ ngữ chỉ thương, sao mà, sao vẫn và cách miêu tả hình ảnh cây, nhà thơ bộc lộ tình cảm thương mến, trân trọng, thán phục sức sống mãnh liệt của những cây phong ba trên đảo.
Trả lời:
– Các câu thơ miêu tả hình ảnh người chiến sĩ hải quân trong hai khổ thơ cuối:
+ Vóc người sao mà bền bỉ
+ Bóng chàng lính trẻ hiên ngang
In lên màu mây mang bão...
– Từ hình ảnh cây phong ba, nhà thơ liên tưởng tới sự bền bỉ, kiên cường của những người chiến sĩ. Họ đã vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên, những gian lao, nguy hiểm để vững vàng tay súng bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh các anh hiện lên trên bầu trời vần vũ với màu mây mang bão thật hiên ngang, kiêu hãnh.
– Nhà thơ thể hiện lòng biết ơn đối với những cống hiến, hi sinh của người chiến sĩ; ngưỡng mộ, cảm phục trước tinh thần dũng cảm, bền bỉ vượt lên khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng, cao cả.
Câu 5 trang 14 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Trả lời:
– Chủ đề của bài thơ: tình yêu đối với từng nhành cây, ngọn cỏ và những con người đang bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc; cũng là tình yêu tha thiết đối với non sông, đất nước.
– Cảm hứng chủ đạo: ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ hải quân trên đảo Nam Yết nói riêng và những người lính đang chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc trên mọi miền đất nước nói chung.
Trả lời:
- Từ bão trong các câu thơ “Không phải lúc nào cũng bão/ Bão tan. Trời lại biếc xanh” được dùng theo nghĩa gốc.
- Một số ví dụ có từ bão được dùng theo nghĩa khác
+ Trong thời kì bão giá, chúng ta nên chi tiêu tiết kiệm.
+ Mẹ sắp về rồi. Dọn dẹp nhà cửa đi, kẻo bão tràn về bây giờ.
+ Cuốn sách “Lặng nhìn cuộc sống” của tác giả Trần Huy Hoàng giúp tâm hồn tìm lại sự yên tĩnh sau bão giông.
+ Và cơn bão lòng ta thổi mãi (Tế Hanh, Bão)
Bài tập 3 trang 14
Đọc bài thơ Cánh đồng thơ ấu của Dương Kiều Minh và trả lời các câu hỏi:
Ở giữa cánh đồng của mẹ
trong chiếc nôi màu thiên thanh
Mơ mơ cánh đồng thơ ấu
không không không cả bóng người
không bước chân ngày ngây dại
cậu bé bây giờ về nơi?
Em đấy, em cười, thôn nữ
chào ta như thể quen rồi
chốn này đâu là ta nữa
cánh đồng cậu bé ấy thôi!
Kia đôi nhân tình gần khuất
kia chiếc cầu cong thảnh thơi
kia những hàng cây thân trắng
kia toà nhà cổ im lời
Đấy cánh đồng ngày thơ ấu
ta chỉ như là khách thôi
tất cả kia là cậu bé
chìm trong mờ ảo sắc trời
(Thơ Dương Kiều Minh, NXB Văn học, Hà Nội, 2011, tr. 33)
Trả lời:
- Bài thơ viết theo thể thơ sáu chữ.
- Căn cứ để xác định thể thơ:
+ Mỗi dòng thơ có 6 chữ (tiếng).
+ Bài thơ sử dụng vần chân, vần cách: người – nơi, rồi – thôi, thơi – lời.
+ Nhịp thơ linh hoạt: 2/2/2, 3/3, 1/2/3 và 1/3/2.
Trả lời:
– Trong hai khổ thơ đầu, cánh đồng thời thơ ấu hiện lên trong kí ức của “ta” như thuở khởi nguyên:
+ Cánh đồng ấy được bao quanh bởi một màu thiên thanh. Biện pháp tu từ ẩn dụ ví bầu trời với chiếc nôi gợi lên hình ảnh cánh đồng nằm thảnh thơi trong chiếc nôi bầu trời xanh biếc.
+ Cánh đồng ấy vắng vẻ không một bóng người, cũng tuyệt không một dấu chân người qua lại. Biện pháp tu từ điệp ngữ (không không không cả bóng người; không bước chân) đã làm nổi bật không gian vắng lặng, tịch mịch, sâu thẳm của cánh đồng. Đồng thời, nó cũng gợi lên một thế giới tâm hồn trong trẻo, ngây thơ của cậu bé – “ta” thuở ấu thơ.
– “Ta” dành cho cánh đồng thơ ấu một tình cảm nhớ thương, luyến tiếc. Tình cảm ấy được thể hiện qua biện pháp tu từ điệp ngữ (mơ mơ). Điệp ngữ mơ mơ nhấn mạnh ước mong được trở về với cánh đồng ấu thơ, cũng là trở về với tuổi thơ đẹp đẽ, đồng thời thể hiện niềm bâng khuâng tiếc nuối tuổi thơ đã qua đi không trở lại.
Trả lời:
- Những cảm nhận của “ta” về hình ảnh cánh đồng trong thực tại thể hiện ở khổ thơ thứ ba và thứ tư là:
+ Trở về tìm lại cánh đồng thơ ấu, “ta” gặp cô thôn nữ thân thiện, tươi cười, vồn vã chào như thể đã quen biết. Nhưng “ta” lại cảm thấy xa lạ bởi “ta” không còn là cậu bé ngày xưa. Sau những năm tháng “theo dòng đời”, “phiêu bạt nơi phồn hoa” (Phó Đức Phương, Về quê), “ta” đã trưởng thành, đổi khác, không còn thuộc về nơi này – nơi của những tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên, chân chất. Nhịp 2/2/2 của câu thơ “Em đấy, em cười, thôn nữ” diễn tả tâm trạng bối rối khi gặp người con gái vừa lạ vừa quen của “ta”.
+ “Ta” cũng ngậm ngùi khi nhận thấy tình yêu trong sáng thuở nào đã lùi xa, mờ dần trong kí ức (Kia đôi nhân tình gần khuất), chỉ còn lại những hình ảnh ghi dấu tình yêu ban đầu như những chứng nhân lặng lẽ (chiếc cầu cong, hàng cây thân trắng, tòa nhà cổ).
- Trong khổ thơ thứ tư, biện pháp tu từ điệp ngữ (kia) kết hợp liệt kê, nhân hoá (chiếc cầu cong thảnh thơi, toà nhà cổ im lời) gợi lên biết bao hình ảnh gắn với những kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên, khiến cho ranh giới giữa hiện tại và quá khứ, thực và ảo, hiện hữu và kí ức dường như bị xóa nhòa. Người và cảnh như vẫn còn đây mà cũng như đã xa rồi.
Câu 4 trang 15 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Trả lời:
– Chủ đề: tình yêu tuổi thơ đẹp để chan hoà trong tình yêu quê hương, tình cảm gia đình và những rung động đầu đời.
– Cảm hứng chủ đạo: nỗi lưu luyến, tiếc nhớ những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của tuổi thơ; sự gắn bó tha thiết, máu thịt với đồng đất quê hương, với cha mẹ, gia đình,...
Trả lời:
– Tuổi thơ rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người vì đây là giai đoạn con người hình thành nhân cách từ những trải nghiệm khó quên,
– Gia đình, nhà trường, xã hội cần tạo môi trường tốt nhất để trẻ em có tuổi thơ đẹp. Mỗi cá nhân khi còn bé được cha mẹ, người thân nuôi dưỡng thì cần cố gắng học tập, rèn luyện và lưu giữ những kỉ niệm tốt đẹp; khi trưởng thành cần trân trọng những kỉ niệm đó và cố gắng tạo một môi trường tốt cho thế hệ tiếp theo. Những người có trải nghiệm tiêu cực trong tuổi thơ thì hãy lấy đó làm động lực để cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
Trả lời:
Một số ví dụ cho thấy cụm từ chiếc nôi có thể được dùng theo một nghĩa khác với nghĩa của nó trong dòng thơ “trong chiếc nôi màu thiên thanh”.
– Ai Cập cổ đại là một trong những chiếc nôi của văn minh nhân loại.
– Gia đình là điểm tựa yêu thương, là chiếc nôi của mỗi người.
– Kinh Bắc là chiếc nôi của nghệ thuật hát dân ca quan họ.
– Chúng ta luôn luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối – đó là cái máy điều hoà khí hậu vĩ đại của chúng ta.
(Nguyễn Bát Can - Lã Vinh Quyên, sức khỏe của thanh niên)
>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 39