Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 20
VnDoc xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 20: Nói và nghe trang 88 sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.
Bài: Nói và nghe trang 88
Câu 1. Nêu những bước cần tiến hành để thực hiện một cuộc phỏng vấn. Ở mỗi bước, cần lưu ý điều gì? Vì sao?
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung được trình bày trong SGK/ 146, 147, 148.
Câu 2. Theo em, thế nào là một hệ thống câu hỏi phỏng vấn tốt?
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức về bài phỏng vấn
Lời giải chi tiết:
Hệ thống câu hỏi phỏng vấn tốt cần đáp ứng một số tiêu chí: ngắn gọn, rõ ràng; làm rõ được chủ đề của cuộc phỏng vấn; phù hợp với mục đích của cuộc phỏng vấn và người được phỏng vấn; giữa các câu hỏi có sự liên kết chặt chẽ và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí; chủ yếu dùng hình thức câu hỏi mở (câu hỏi cho phép có nhiều câu trả lời) để thu thập được nhiều thông tin cần thiết nhất có thể.
Câu 3. Trong quá trình phỏng vấn, theo em, người phỏng vấn nên có thái độ như thế nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của bản thân về thái độ của người phỏng vấn.
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn nên có những thái độ như sau:
- Lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn để tạo thiện cảm, sự tin tưởng, cởi mở, sẵn sàng chia sẻ ở người được phỏng vấn.
- Tôn trọng ý kiến, quan điểm của người được phỏng vấn bằng cách chú ý lắng nghe, đồng cảm với người được phỏng vấn; tránh bình luận, khơi gợi những nội dung tế nhị, riêng tư, có thể làm tổn thương đến người trả lời phỏng vấn nhằm tạo không khí thân thiện, gần gũi, duy trì mạch trò chuyện, trao đổi.
Câu 4. Bên cạnh việc ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung câu trả lời của người được phỏng vấn (nếu không dùng thiết bị ghi âm), người phỏng vấn còn nên chú ý ghi chép thêm điều gì? Hãy lí giải cụ thể cho câu trả lời của em.
Phương pháp giải:
Trình bày những ý kiến của em về việc người phỏng vấn nên chú ý ghi chép.
Lời giải chi tiết:
Bên cạnh việc ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung câu trả lời của người được phỏng vấn (nếu không dùng thiết bị ghi âm), người phỏng vấn có thể ghi chép thêm thông tin miêu tả nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn. Những thông tin ấy có thể giúp người thực hiện phỏng vấn hình dung rõ hơn về thái độ, sự đánh giá của người trả lời phỏng vấn với nội dung/ vấn đề được đề cập đến trong câu hỏi.
Câu 5. Thực hiện một trong hai đề bài sau:
Đề 1: Em hãy đóng vai phóng viên trang thông tin của Đoàn trường để phỏng vấn một bạn đoàn viên xuất sắc vừa có thành tích học tập tốt, vừa tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn trường tổ chức.
Đề 2: Em hãy đóng vai phóng viên trang thông tin của Đoàn trường để phỏng vấn một anh/ chị cùng trường học khóa trước em có thành tích học tập tốt ở năm lớp 9.
Phương pháp giải:
Tham khảo hướng dẫn ở Bài 5 (Ngữ văn 9, tập một)
Lời giải chi tiết:
Giả sử em chọn đóng vai phóng viên trang thông tin của Đoàn trường để phỏng vấn một anh/ chị học cùng trường học khóa trước có thành tích học tập tốt.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi phỏng vấn
Xác định rõ những yếu tố sau:
- Mục đích phỏng vấn: thu thập thông tin về cách thức, phương pháp học tập hiệu quả để hỗ trợ các bạn học sinh lớp 9 trong trường chuẩn bị tốt hơn cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10, bậc Trung học phổ thông.
- Người được phỏng vấn: một anh/ chị học cùng trường, khóa trước và có thành tích học tập tốt, đặc biệt là kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10.
- Nội dung phỏng vấn: có thể gồm những câu hỏi về thông tin cá nhân, thành tích học tập ở lớp 9 và hiện tại, cách thức/ phương pháp học tập được cho là hiệu quả,…
- Hình thức phỏng vấn và phương tiện dùng để ghi lại, thu thập thông tin của người trả lời phỏng vấn.
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn
- Thực hiện phỏng vấn theo các bước hướng dẫn trong SGK.
- Chú ý ghi chép, lưu trữ thông tin thu thập được từ cuộc phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn, em nên lắng nghe kĩ câu trả lời của người được phỏng vấn để có thể đưa thêm câu hỏi nhằm: duy trì sự liên tục của cuộc trò chuyện, làm rõ thêm một vài thông tin mà người trả lời cung cấp chưa rõ, khéo léo dẫn dắt để người phỏng vấn quay trở lại nội dung/ vấn đề chính của cuộc trò chuyện nếu họ có biểu hiện trình bày lan man, “xa đề”. Lưu ý giữ thái độ lịch sự, nhã nhặn, thân thiện khi trao đổi.
Bước 3: Sau khi phỏng vấn
Thực hiện theo những hướng dẫn trong SGK.
>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 21