Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 10
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 10: Tiếng Việt trang 38 sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.
Bài: Tiếng Việt trang 38
Câu 1. Theo sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo, lựa chọn nào sau đây không phải là tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin?
a. Cung cấp thông tin chi tiết một cách trực quan.
b. Cung cấp thêm thông tin về đối tượng mà chưa được thể hiện bằng ngôn ngữ.
c. Tăng cường tính hấp dẫn của thông tin được trình bày trong văn bản.
d. Làm nổi bật những thông tin quan trọng.
Phương pháp giải:
Đọc lại mục Tri thức Tiếng Việt (SGK/57) để lựa chọn đáp án chính xác nhất.
Lời giải chi tiết:
C
Câu 2. UN là tên viết tắt của tổ chức quốc tế nào?
a. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.
b. Tổ chức Y tế Thế giới.
c. Tổ chức Thương mại Thế giới.
d. Liên hợp quốc (Liên hiệp quốc)
Phương pháp giải:
Đọc lại mục Tri thức Tiếng Việt (SGK/58) để lựa chọn đáp án chính xác nhất.
Lời giải chi tiết:
D
Câu 3. Đọc lại văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương (Bài 3, Ngữ văn 9, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Chọn loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp nhất và tóm tắt thông tin được trình bày trong phần văn bản Quần thể động, thực vật bằng loại phương tiện này.
b. Liệt kê (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong phần văn bản Cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá và cho biết tác dụng của chúng trong việc biểu đạt thông tin.
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương (Bài 3, Ngữ văn 9, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo) kết hợp với kiến thức về phương tiện phi ngôn ngữ.
Lời giải chi tiết:
a. Học sinh có thể lựa chọn một trong các phương tiện phi ngôn ngữ như:
+ Sơ đồ, bảng biểu để tóm tắt thông tin được trình bày trong phần văn bản Quần thể động, thực vật của văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương.
b. Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong phần văn bản Cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá: hình ảnh (hình 4).
Tác dụng: Hình ảnh bản làng của cộng đồng người Mường mang tính trực quan, sinh động, khiến người đọc dễ hình dung nét riêng về kiến trúc, nếp sinh hoạt,... của dân tộc Mường.
Câu 4. Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
a. Phân tích tác dụng của việc sử dụng phối hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong văn bản trên.
b. TTXVN là tên viết tắt của tổ chức nào?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản, kết hợp với kiến thức về phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ phần Tri thức Tiếng Việt (SGK/57)
Lời giải chi tiết:
a. Tác dụng của việc sử dụng phối hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong văn bản: trình bày thông tin một cách trực quan và làm nổi bật những thông tin quan trọng như:
- Thực trạng: Nhiệt độ trung bình toàn cầu hiện nay ấm hơn 1,1 độ C so với thời kì tiền công nghiệp và nhiệt độ năm 2023 cũng đã có lúc cao kỉ lục.
- Vai trò của năng lượng sạch trong việc “níu giữ” mục tiêu khí hậu đến năm 2023: Các công nghệ năng lượng sạch đảm nhận 1/3 trọng trách giảm khí thái.
- Cách thức tăng công suất năng lượng sạch để đảm bảo mục tiêu khí hậu năm 2023
b. TTXVN là tên viết tắt của Thông tấn xã Việt Nam.
Câu 5. Giải thích tên viết tắt được in đậm trong các đoạn trích sau và cho biết đâu là tên viết tắt của tổ chức quốc tế:
a. “Các bạn hãy xem cát như tiền và dòng sông là ngân hàng. Con người là khách vay, và hiện tại chúng ta đang mắc nợ đầm đìa, tức đã khai thác quá nhiều so với khả năng cung cấp tự nhiên của dòng sông”, ông Mác-Gâu-chơi (Marc Goichot), Quản lí Chương trình Nước ngọt của WWF khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nói.
(Ngọc Tài - Hoàng Nam - Thu Hằng, Trả nợ dòng Mekong, https://vnexpress.net/tra-no-dong-mekong-4641735.html, ngày 17.8.2023)
b. Vào tháng 10/2022, WHO đã bày tỏ lo ngại về tình trạng gia tăng các ca mắc lao mới trên toàn thế giới vào năm 2021. Theo dữ liệu của WHO, khoảng 10,6 triệu người đã mắc căn bệnh này trong năm 2021.
(TTXVN, WHO cảnh báo số ca tử vong do bệnh lao tại Châu Âu đang tăng trở lại, https://nhandan.vn/who-canh-bao-so-ca-tu-vong-do-benh-lao- tai-chau-au-dang-tang-tro-lai-post744595.html, ngày 24.3.2023)
c. Với niềm đam mê, sự hết lòng với nghề và tâm nguyện được phụng sự cho sự nghiệp điện ảnh của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, mảng phím Kí sự Truyền hình của TFS đã gây được tiếng vang và có đóng góp rất đáng kể. Chúng ta có thể dễ dàng kể ra hàng loạt tác phẩm kí sự như: Mekong kí sự, Kí sự hoả xa, Kí sự sông Hằng, Ki sự "Hành trình theo chân Bác".
(Thanh Nhàn, Huyền thoại “Mekong kí sự", https://www.htv.com.vn/huyen-thoai-mekong-ky-su, ngày 1.5.2020)
Phương pháp giải:
Đọc lại mục Tri thức Tiếng Việt (SGK/58), kết hợp với kiến thức của bản thân, thông tin tham khảo trên Internet để giải thích tên viết tắt được in đậm trong các đoạn trích, cho biết đâu là tên viết tắt của tổ chức quốc tế.
Lời giải chi tiết:
a. WWF (World Wide Fund For Nature): Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên. Đây là tên viết tắt của tổ chức quốc tế.
b. WHO (World Health Organization): Tổ chức Y tế Thế giới. Đây là tên viết tắt của tổ chức quốc tế.
c. TFS (Ho Chi Minh City Television Film Studios): Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 11