Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 35

VnDoc xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 35: Tiếng Việt trang 70 sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.

Bài: Tiếng Việt trang 70

Câu 1. Nhận xét về sự khác biệt giữa cấu trúc câu a và b dưới đây. Nêu tác dụng của cấu trúc câu trong từng trường hợp.

a) Vậy những lẽ dở hay, cả sở thích riêng, ý nguyện riêng nhà người cũng không có ư?

(Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ, Nàng Si-ta)

b) Vậy nhà ngươi không có những lẽ dở hay, không có cả sở thích riêng, ý nguyện riêng ư?

Phương pháp giải:

Học sinh nhận xét về sự khác biệt giữa cấu trúc các câu a và b, sau đó, nêu tác dụng của cấu trúc câu trong từng trường hợp.

Lời giải chi tiết:

- Sự khác biệt giữa cấu trúc câu a và b

+ Câu a: cụm từ “những lẽ dở hay, cả sở thích riêng, ý nguyện riêng” đóng vai trò làm chủ ngữ.

+ Câu b: cụm từ “những lẽ dở hay, cả sở thích riêng, ý nguyện riêng” đóng vai trò làm bổ ngữ trong câu.

- Tác dụng

+ Nhấn mạnh thông tin "những lẽ dở hay, sở thích riêng, ý nguyện riêng".

+ Nhấn mạnh sự tò mò của người nói về việc "không có lẽ dở hay, sở thích riêng, ý nguyện riêng".

Câu 2. Đọc lời thoại dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Po-liêm - Trời ơi! Đến hôm nay ta mới được nghe một lời nói, lời nói của chàng trai trẻ. Hỡi chàng trai, em hãy nói nữa đi, nói cho ta nghe nhiều nữa đi.

a) Phân tích cấu trúc các câu in đậm trong lời thoại trên.

b) Viết lại lời thoại trên bằng cách tách/ gộp câu.

Phương pháp giải:

Dựa vào Tri thức Ngữ văn SGK/86, những kiến thức về phân tích thành phần câu

Lời giải chi tiết:

a) Trời ơi! (câu đặc biệt)

Hỡi chàng trai, em hãy nói nữa đi, nói cho ta nghe nhiều nữa đi.

Thành phần CN VN

gọi đáp

b) Viết lại lời thoại trên bằng cách gộp câu:

Trời ơi, đến hôm nay ta mới được nghe một lời nói, lời nói của chàng trai trẻ. Hơi chàng trai, em hãy nói nữa đi, nói cho ta nghe nhiều nữa đi.

Trong lời thoại này, “trời ơi” là thành phần cảm thán.

Câu 3. Đọc đoạn thoại sau và thực hiện yêu cầu

Phéc-đi-năng (đẩy nàng ra xa): – Xéo đi, xéo đi! Lánh xa ta đi hỏi cập mắt dịu dàng, thảm thiết này! Trời, ta sa ngã mất! Hỡi con rắn độc, hãy hiện nguyên hình xấu xa khủng khiếp của ngươi đi! Hỡi loài trùng đốn mạt, hãy chồm lên người ta đi! Hãy trải ra trước mắt ta và hãy vươn cao lên đến tận trời những khúc rắn quái gở của người đi! Hãy phơi bày ra đây phản xấu xa gớm ghiếc mà vực thẳm địa ngục vẫn hằng ngắm nghía ngươi... Đừng là thiên thần nữa! Muộn quá rồi! Ta phải giẫm nát ngươi như một con rắn độc hoặc phải chìm đắm trong tuyệt vọng... Ôi thương hại thay cho ta!

Luy-dơ: – Trời! Đến nông nỗi này sao?

(Si-le, Âm mưu và tình yêu)

a. Phân tích cấu trúc của các câu in đậm trong đoạn thoại trên.

b. Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu này.

Phương pháp giải:

Dựa vào Tri thức Ngữ văn SGK/86, những kiến thức về phân tích thành phần câu

Lời giải chi tiết:

a) Phân tích cấu trúc của các câu in đậm

- Câu rút gọn chủ ngữ, chỉ còn lại thành phần vị ngữ:

+ Xéo đi, xéo đi (VN)

+ Đừng là thiên thần nữa (VN)

+ Hãy trải ra trước mắt ta và hãy vươn cao lên đến tận trời những khúc rắn quái gở của người đi! (VN)

+ Hãy phơi bày ra đây phản xấu xa gớm ghiếc mà vực thẳm địa ngục vẫn hằng ngắm nghía ngươi! (VN)

- Câu rút gọn chủ ngữ, còn lại vị ngữ và thành phần gọi đáp:

+ Hỡi con rắn độc (thành phần gọi đáp), hãy hiện nguyên hình xấu xa khủng khiếp của ngươi đi! (VN)

+ Hỡi loài trùng đốn mạt, (thành phần gọi đáp) hãy chồm lên người ta đi! (VN)

b) Trong lời thoại đã cho, việc sử dụng nhiều cấu trúc câu rút gọn (kết hợp với việc bổ sung thành phần gọi đáp ở một số câu) rất thích hợp để thể hiện những lời cầu khiến chứa đựng sự căm hận, nỗi đau khổ tột cùng của nhân vật Phéc-đi-năng.

Câu 4. Cho câu sau: Phéc-đi-năng doạ sẽ tố cáo tội ác của cha chàng.

a. Thêm các thành phần phụ (trạng ngữ, thành phần phụ chú, thành phần tình thái,...) vào câu trên.

b. Nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa giữa câu trên và (các) câu em vừa viết.

Phương pháp giải:

Dựa vào Tri thức Ngữ văn SGK/86, đọc kĩ và thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

a. Thêm các thành phần phụ (trạng ngữ, thành phần phụ chủ, thành phần tình thái,...) vào câu trên:

Ví dụ:

- Phéc-đi-năng doạ sẽ tố cáo tội ác của cha chàng, tội ác giết quan tể tướng. (Thêm thành phần phụ chú).

- Vì quá bất bình, Phéc-đi-năng dọa sẽ tố cáo tội ác của cha chàng. (Thêm thành phần trạng ngữ).

- Hình như Phéc-đi-năng doạ sẽ tố cáo tội ác của cha chàng. (Thêm thành phần tinh thái).

b. Học sinh nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa giữa câu trong đề bài và (các) câu em vừa viết.

Lưu ý: Thêm thành phần phụ là một trong những cách mở rộng cấu trúc câu. Việc thêm thành phần phụ (trạng ngữ, thành phần phụ chú, thành phần tình thái,..) có tác dụng cung cấp thêm thông tin về một khía cạnh nào đó: thời gian, địa điểm, nguyên nhân; thông tin bổ sung về một chi tiết nào đó trong câu; cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu,...

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 36

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ebe_Yumi
    ebe_Yumi

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 09:01 24/10
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      😄😄😄😄😄😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 09:01 24/10
      • Gấu Bông
        Gấu Bông

        😻😻😻😻😻😻😻😻😻

        Thích Phản hồi 09:01 24/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm