Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 34

VnDoc xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 34: Ôn tập học kì 1 sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.

Bài: Ôn tập học kì 1

Câu 1. Xác định thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 9, tập một.

Tên văn bản đã họcThể loại hoặc kiểu văn bản
TruyệnThơKịchVăn bản nghị luậnVăn bản thông tin
1. Sông núi nước Nam
2. Mục đích của việc học
3. Khóc Dương Khuê
4. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
5. Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du
6. Cảnh vui của nhà nghèo
7. Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông
8. Cảnh ngày xuân
9. Chiếc lá cuối cùng
10. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
11. Cao nguyên đá Đồng Văn
12. Làng
13. Phò giá về kinh
14. Chiếc lược ngà
15. Kiều ở lầu Ngưng Bích
16. Những con cá cờ
17. Lục Vân Tiên gặp nạn
18. Bàn về đọc sách
19. Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ
20. Khoa học muôn năm!
21. Ông lão bên chiếc cầu
22. Phải đọc sách cách nào?

Phương pháp giải:

Tìm đọc lại các văn bản, dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Tên văn bản đã họcThể loại hoặc kiểu văn bản
TruyệnThơKịchVăn bản nghị luậnVăn bản thông tin
1. Sông núi nước Namx
2. Mục đích của việc họcx
3. Khóc Dương Khuêx
4. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụx
5. Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-dux
6. Cảnh vui của nhà nghèox
7. Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nôngx
8. Cảnh ngày xuânx
9. Chiếc lá cuối cùngx
10. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Ngax
11. Cao nguyên đá Đồng Vănx
12. Làngx
13. Phò giá về kinhx
14. Chiếc lược ngàx
15. Kiều ở lầu Ngưng Bíchx
16. Những con cá cờx
17. Lục Vân Tiên gặp nạnx
18. Bàn về đọc sáchx
19. Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩx
20. Khoa học muôn năm!x
21. Ông lão bên chiếc cầux
22. Phải đọc sách cách nào?x

Câu 2. Nêu tên văn bản đọc hiểu ở bài tập 1 sao cho phù hợp với tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản ở cột bên trái trong bảng sau:

Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản

(ghi theo số thứ tự ở bài tập 1)

Truyện ngắn

Truyện thơ Nôm

Mẫu: 8, 10, 15, 17

Thơ song thất lục bát

Thơ tứ tuyệt Đường luật

Văn bản nghị luận xã hội

Văn bản thông tin

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản

(ghi theo số thứ tự ở bài tập 1)

Truyện ngắn

12, 9, 14, 16, 21

Truyện thơ Nôm

8, 10, 15, 17

Thơ song thất lục bát

1, 3, 4, 6, 13

Thơ tứ tuyệt Đường luật

Văn bản nghị luận xã hội

2, 18, 20, 22

Văn bản thông tin

5, 7, 11, 19

Câu 3. Đề tài và chủ đề chung của các văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 9, tập một có gì đặc sắc? Nêu ý nghĩa của các văn bản này. Cần lưu ý những gì về cách đọc các văn bản thông tin?

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại, phần Tri thức ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Đề tài và chủ đề chung của các văn bản thông tin trong Bài 3 là: giới thiệu và ca ngợi các danh lam thắng cảnh.

- Nội dung các văn bản trong Bài 3 có ý nghĩa sâu sắc trong việc giới thiệu cảnh đẹp thiên nhiên của Việt Nam và nước ngoài, giáo dục lòng tự hào về đất nước, ý thức bảo tồn và phát huy giá trị của các danh lam thắng cảnh ấy.

Câu 4. Các văn bản nghị luận xã hội trong sách Ngữ văn 9, tập một có chung nội dung gì? Cần lưu ý những gì về cách đọc các văn bản này?

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại, phần Tri thức ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Các văn bản nghị luận xã hội trong sách Ngữ văn 9, tập một có chung nội dung là bàn về việc tự học và cách thức đọc sách.

- Khi đọc, cần chú ý các đặc điểm của văn bản nghị luận: mục đích thuyết phục, nêu ý kiến và làm sáng tỏ ý kiến bằng các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.

Câu 5. Phân tích một số ví dụ cụ thể để thấy các văn bản trong sách Ngữ văn 9, tập một có nội dung gần gũi và thiết thực đối với đời sống hiện nay.

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại, phần Tri thức ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Có thể thấy các văn bản đều có nội dung gần gũi, sâu sắc và thiết thực với cuộc sống hiện nay. Chẳng hạn, qua truyện Làng của Kim Lân, có thể thấy dù bối cảnh cuộc sống có thay đổi như thế nào đi nữa thì tình yêu quê hương vẫn còn mãi, vẫn là một tình cảm gần gũi, thân thương đối với mỗi con người.

Câu 6. Hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết nào? Phân tích ý nghĩa và tác dụng của các kĩ năng ấy.

Phương pháp giải:

Đọc phần phần Tri thức ngữ văn, định hướng

Lời giải chi tiết:

- Kĩ năng viết:

+ Viết văn bản theo 4 bước: chuẩn bị; tìm ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa

+ Biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp

+ Miêu tả và tự sự trong văn thuyết minh….

- Ý nghĩa và tác dụng của các kĩ năng trên là:

+ Giúp học sinh xây dựng được một dàn ý đầy đủ và phù hợp với đề bài.

+ Giúp cho bài văn trở nên có hồn, chân thật hơn.

+ Giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn.

Câu 7. Các nội dung học viết của mỗi bài liên quan gì đến phần đọc hiểu trong bài học đó? Chỉ ra cụ thể bằng một số ví dụ.

Phương pháp giải:

Đọc phần phần Tri thức ngữ văn, định hướng

Lời giải chi tiết:

Các nội dung học viết của mỗi bài có sự kết nối, bổ sung với các phần đọc hiểu trong bài học đó. Phần đọc hiểu giới thiệu các tác phẩm có nội dung nào, thuộc dạng nào thì phần học viết sẽ giới thiệu cách viết bài văn liên quan đến dạng, nội dung của các tác phẩm đấy.

- Ví dụ:

Bài: Thơ sáu chữ, bảy chữ

Phần viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

Cụ thể: Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư, Nếu mai em về Chiêm Hóa-Mai Liễu.....

- Ví dụ:

Bài: Văn bản thông tin

Phần viết: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên,

Cụ thể: Giới thiệu hiện tượng núi lửa.....

Câu 8. Những nội dung rèn luyện về kĩ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 9, tập một liên quan như thế nào với phần Đọc hiểu và Viết? Xác định kĩ năng trọng tâm (nói, nghe hay nói nghe tương tác) ở mỗi bài học.

Phương pháp giải:

Đọc phần phần Tri thức ngữ văn, định hướng

Lời giải chi tiết:

Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe liên quan đến nội dung phần Đọc hiểu và Viết trong mỗi bài học ở chỗ: Nội dung phần Viết dựa vào nội dung các văn bản đọc hiểu, nội dung phần Nói và nghe được chuyển từ nội dung của phần Viết để thực hành.

Ví dụ với Bài 3:

Nội dung đọc hiểu, viết

Nội dung nói và nghe

- Đọc hiểu văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh.

- Viết văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

- Kĩ năng trọng tâm (nói, nghe hay nói nghe tương tác) ở mỗi bài học là:

+ Kể một câu chuyện tưởng tượng.

+ Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự.

+ Thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

+ Thảo luận, lắng nghe.

Câu 9. Những nội dung chính của phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 9, tập một là gì? Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần Đọc hiểu, Viết, Nói và nghe?

Phương pháp giải:

Đọc các phần Tri thức ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Nội dung chính:

+ Từ ngữ

+ Ngữ pháp: cấu trúc, câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt, rút gọn…

+ Hoạt động giao tiếp: biện pháp tu từ, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp….

+ Sự phát triển của ngôn ngữ

- Mối quan hệ bổ sung, tác động qua lại lẫn nhau

Câu 10. Tìm một số biện pháp tu từ được sử dụng trong các văn bản thơ và thơ song thất lục bát ở Bài 1

Phương pháp giải:

Đọc phần tri thức ngữ văn của bài 1

Lời giải chi tiết:

Bài 1 gồm các thể thơ Đường luật (tứ tuyệt) như Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh và song thất lục bát như Khóc Dương Khuê, Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Các văn bản này đều sử dụng các biện pháp tu từ. HS chọn ở các văn bản đã nêu để chỉ ra một số biện pháp tu từ.

Câu 11. Xác định các yêu cầu đánh giá đối với năng lực đọc hiểu và năng lực viết cho bài đánh giá cuối học kì I.

Phương pháp giải:

Xem lại Định hướng đánh giá trong SGK trang 137 - 138

Lời giải chi tiết:

- Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong học kì II, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

- Hiểu được yêu cầu về mục tiêu, nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập trong việc tự đánh giá kết quả học tập cuối học kì II.

Câu 12. Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) giới thiệu một danh lam thắng cảnh của quê hương em.

Phương pháp giải:

HS tự xác định đối tượng một vẻ đẹp nổi bật của quê hương (danh lam thắng cảnh) cho phù hợp, lưu ý độ dài đoạn văn khoảng 100 chữ, tức là chỉ viết một ý lớn nào đó.

Lời giải chi tiết:

- Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) giới thiệu một vẻ đẹp nổi bật của quê hương em. Đây là yêu cầu viết văn bản thuyết minh (thuộc kiểu văn bản thông tin). HS đã được đọc hiểu và học cách viết văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh. Vì thế, các em có thể viết đoạn văn thuyết minh theo kiểu bài này. Với đề này, HS tự xác định đối tượng một vẻ đẹp nổi bật của quê hương (danh lam thắng cảnh) cho phù hợp, lưu ý độ dài đoạn văn khoảng 100 chữ, tức là chỉ viết một ý lớn nào đó. Yêu cầu về ý ở đề này chỉ cần HS nêu lên theo lô gích sau:

+ Giới thiệu khái quát danh lam thắng cảnh của quê hương.

+ Mô tả một đặc điểm nổi bật của danh lam thắng cảnh ấy theo hiểu biết của mình (vị trí địa lí, những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, ... ).

+ Nêu khái quát giá trị vật chất và tinh thần của danh lam thắng cảnh này hoặc cảm nghĩ, nhận xét của em về danh lam thắng cảnh đã giới thiệu.

- Câu 2: Viết bài văn (khoảng 300 chữ) phân tích một điểm đặc sắc về nội dung nghệ thuật mà em yêu thích trong truyện ngắn “Người đàn bà khoanh tay mỉm cười" của Nguyễn Phan Hách.

+ Đây là kiểu bài HS đã được rèn luyện từ các lớp dưới cũng như trong Bài 4. Vì HS hoàn toàn có thể làm được kiểu bài này với một ngữ liệu mới. Tuy nhiên, ở Hây chỉ yêu cầu các em phân tích một điểm đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật mà em yêu thích và chi viết trong khoảng 300 chữ.

+ Với đề này, HS trước hết phải hiểu yêu cầu của để (về kiểu văn bản, đề tài và vấn đề trọng tâm,... ), lựa chọn được một yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mà mình thích nhất từ văn bản Người đàn bà khoanh tay mỉm cười, phân tích yếu tố ấy để lí giải vì sao mình thích yếu tố này... Dung lượng bài viết tuy ngắn (khoảng 300 chữ) nhưng vẫn phải đủ ba phần mở bài, thân bài và kết bài.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 35

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lê Jelar
    Lê Jelar

    😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 08:29 26/10
    • Mèo Ú
      Mèo Ú

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 08:29 26/10
      • Hằng Nguyễn
        Hằng Nguyễn

        🖐🖐🖐🖐🖐🖐

        Thích Phản hồi 08:29 26/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm