Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 36
Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 36: Viết trang 71 sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.
Bài: Viết trang 71
Câu 1. Điền từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau (làm vào vở):
Bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết thuộc kiểu bài ..., trong đó, người viết nêu lí lẽ, bằng chứng để phân tích một ... cần giải quyết, từ đó, đưa ra những ... khả thi, thuyết phục cho vấn đề.
Phương pháp giải:
Dựa vào Tri thức Ngữ văn SGK/18
Lời giải chi tiết:
Bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết thuộc kiểu bài nghị luận xã hội, trong đó, người viết nêu lí lẽ, bằng chứng để phân tích một vấn đề cần giải quyết, từ đó, đưa ra những giải pháp khả thi, thuyết phục cho vấn đề.
Câu 2. Tóm tắt yêu cầu về nội dung, hình thức đối với kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (có thể tham khảo bảng sau, làm vào vở):
Yêu cầu về nội dung | Yêu cầu về hình thức |
Phương pháp giải:
Dựa vào Tri thức Ngữ văn SGK/18
Lời giải chi tiết:
Yêu cầu về nội dung | Yêu cầu về hình thức |
Xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục. | Lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. |
Câu 3. Tóm tắt yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; xác định bố cục ba phần của bài viết tham khảo Phòng ngừa “bệnh” nói, viết sáo rỗng trong sách giáo khoa (có thể tham khảo bảng sau):
Các phần | Yêu cầu | Trong bài viết Phòng ngừa “bệnh” nói, viết sáo rỗng |
Mở bài | ||
Thân bài | ||
Kết bài |
Phương pháp giải:
Dựa vào Tri thức Ngữ văn SGK/18, đọc kĩ lại văn bản và điền vào bảng
Lời giải chi tiết:
Các phần | Yêu cầu | Trong bài viết Phòng ngừa “bệnh” nói, viết sáo rỗng |
Mở bài | Giới thiệu vấn đề cần giải quyết | Giới thiệu vấn đề: Cần phòng ngừa “bệnh” nói, viết sáo rỗng - một căn bệnh dễ lây lan và không kém phần nguy hại |
Thân bài | Giải thích vấn đề cần giải quyết; phân tích vấn đề (thực trạng, nguyên nhân, tác hại) và đề xuất các giải pháp khả thi, thuyết phục. | - Giải thích khái niệm “sáo rỗng” - Luận điểm 1: Phân tích các khía cạnh của “bệnh” (thực trạng, nguyên nhân, nguồn gốc…) - Luận điểm 2: Nêu giải pháp |
Kết bài | Khẳng định lại ý kiến về tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề; nêu bài học cho bản thân (nếu cần) | Khẳng định lại ý nghĩa của việc nhận thức và tìm kiếm giải pháp khả thi cho vấn đề khắc phục căn bệnh |
Câu 4. Luyện tập các bước thực hiện bài viết theo đề bài sau:
Đề bài: Viết một bài văn nghị luận trình bày một vấn đề cần giải quyết trong đời sống (ví dụ: trong học tập, sinh hoạt, giải trí,...).
Phương pháp giải:
Dựa vào Hướng dẫn quy trình viết trong SGK/18
Lời giải chi tiết:
Đề bài: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột ở lứa tuổi học trò.
Bước 1: Chuẩn bị: Xác định vấn đề, mục đích, người đọc
- Xác định vấn đề: cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột ở lứa tuổi học trò.
- Mục đích: thuyết phục người đọc đồng tình với các quan điểm của người viết về vấn đề giải quyết mâu thuẫn, xung đột ở lứa tuổi học trò.
- Người đọc: những người quan tâm đến các vấn đề xã hội.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
* Tìm ý bằng cách trả lời những câu hỏi
- Vấn đề nghị luận là gì?
- Nguyên nhân của vấn đề do đâu?
- Hậu quả của vấn đề để lại
- Đề xuất giải pháp xử lí vấn đề
* Dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột ở lứa tuổi học trò
-Thân bài
+ Giải thích: Mâu thuẫn, xung đột là những bất đồng, tranh chấp xảy ra giữa các cá nhân, đặc biệt là ở lứa tuổi học trò.
+ Nguyên nhân
> Nguyên nhân chủ quan:
- Sự khác biệt về tính cách, sở thích, quan điểm.
- Sự cạnh tranh trong học tập, vui chơi.
- Tính cách bốc đồng, thiếu kiềm chế.
- Áp lực từ gia đình, bạn bè, xã hội.
> Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường học đường chưa thực sự lành mạnh.
- Thiếu kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột.
- Ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như truyền thông, mạng xã hội.
+ Hậu quả
> Đối với cá nhân: Ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, làm giảm hiệu quả học tập.
> Đối với tập thể: Gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến môi trường học tập.
> Đối với xã hội: Góp phần làm gia tăng tình trạng bạo lực trong xã hội.
- Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn
> Đối với bản thân:
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, lắng nghe.
- Tự chủ cảm xúc, kiềm chế bản thân.
- Tìm hiểu và tôn trọng quan điểm của người khác.
> Đối với gia đình:
- Quan tâm, chia sẻ với con cái.
- Giáo dục con cái về cách ứng xử, giải quyết xung đột.
- Tạo môi trường gia đình ấm áp, hạnh phúc.
> Đối với nhà trường:
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giúp học sinh giao lưu, kết nối.
- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết xung đột.
- Xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện.
> Đối với xã hội:
- Tăng cường tuyên truyền về tác hại của bạo lực, xung đột.
- Xây dựng các chương trình hỗ trợ thanh thiếu niên.
- Kết bài:
+ Khẳng định lại ý kiến của việc khắc phục, giải quyết vấn đề
+ Rút ra bài học
Bước 3: Viết bài
Từ dàn ý đã lập viết bài văn hoàn chỉnh
Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
Dựa vào bảng kiểm Kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết SGK/ 22 để đánh giá, chỉnh sửa
Câu 5. Sau khi lập dàn ý cho đề bài trên (câu 4), hãy viết một đoạn văn mở bài hoặc đoạn văn triển khai một ý thuộc phần thân bài. Sử dụng bảng kiểm Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận để tự đánh giá đoạn văn đã viết.
Phương pháp giải:
Dựa vào dàn bài ở câu 4, viết đoạn văn, sử dụng bảng kiểm để đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Viết đoạn văn mở bài
Lứa tuổi học trò không thể tránh khỏi những bất đồng, xung đột. Thậm chí ở một vài nơi vẫn tồn tại bạo lực học đường trên lớp học, trong nhà trường, ngoài xã hội và đặc biệt còn bạo lực trên mạng xã hội. Điều này đã được hình thành và tồn tại từ lâu trong môi trường học đường. Đây cũng là vấn đề nhức nhối cần có sự phối hợp của cả học sinh, nhà trường, gia đình, xã hội để cải thiện tình hình và để cuộc sống tốt đẹp hơn.
>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 37