Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 8

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 8: Nói và nghe trang 23 sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.

Bài: Nói và nghe trang 23

Câu 1. Tóm tắt quy trình thực hiện kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một số ý kiến dựa vào bảng sau (Làm vào vở):

Quy trình thực hiện

Thao tác cần làm

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe

Bước 2: Nghe và ghi chép

Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và chia sẻ

Phương pháp giải:

Xem lại quy trình thực hiện kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một số ý kiến.

Lời giải chi tiết:

Quy trình thực hiện

Thao tác cần làm

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe

- Xác định mục đích: nghe để hiểu thêm về vai trò, ích lợi của văn chương với đời sống.

- Tìm hiểu trước về chủ đề buổi thuyết trình bằng cách đọc lại văn bản Ý nghĩa văn chương, tìm đọc thêm tư liệu liên quan đến chủ đề.

- Chuẩn bị giấy, bút (bút màu, bút dạ quang....) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng.

- Chuẩn bị phiếu ghi chép

Bước 2: Nghe và ghi chép

- Tập trung nghe và ghi các ý chính, từ khóa trong bài thuyết trình để nhận ra các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng.

- Ghi những câu hỏi mà em muốn trao đổi với người thuyết trình.

Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và chia sẻ

- Đọc lại và trao đổi nội dung ghi chép với các bạn khác và chỉnh sửa (nếu có).

- Nhận biết tỉnh thuyết phục của ý kiến và hạn chế của lập luận (nếu có).

Khi lập luận, cần tránh các biểu hiện sau:

- Từ một điểm, một mặt giống nhau mà kết luận hai sự vật, hiện tượng là hoàn toàn giống nhau.

- Cho rằng vấn đề chỉ có thể đúng hoặc sai trong khi thực tế có thể trung lập giữa đúng và sai.

- Thay vì bàn về nội dung thì công kích để hạ bệ danh dự, uy tín của người tranh luận.

Câu 2. Vẽ sơ đồ tóm tắt một số lỗi về lập luận và bằng chứng dựa vào nội dung tham khảo sau:

Phương pháp giải:

Xem lại các lỗi về lập luận và bằng chứng (SGK/ 52,53) sau đó tiến hành vẽ sơ đồ tóm tắt.

Lời giải chi tiết:

- Về lập luận, cần tránh các lỗi sau:

+ Khẳng định một vấn đề đúng bởi vì số đông cho rằng nó đúng.

+ Cho rằng hễ những gì thuộc về truyền thống thì luôn đúng.

+ Từ một điểm, một mặt giống nhau mà kết luận hai sự vật, hiện tượng là hoàn toàn giống nhau.

+ Cho rằng vấn đề chỉ có thể đúng hoặc sai trong thực tế có thể trung lập giữa đúng và sai.

+ Thay vì bàn về nội dung thì công kích để hạ bệ danh dự, uy tín của người tranh luận.

- Lưu ý một số lỗi về bằng chứng thường gặp:

+ Bằng chứng chưa tiêu biểu: Bằng chứng đưa ra có tính chất cá biệt, không có sức khái quát, không thể hiện rõ đặc điểm của luận điểm cần phân tích.

+ Bằng chứng chưa cụ thể: Bằng chứng nêu ra chung chung, thiếu các thông tin cụ thể để làm rõ cho luận điểm.

+ Bằng chứng chưa xác thực: Bằng chứng chưa được kiểm chứng, bị ngụy tạo, bị trích dẫn sai hoặc trích dẫn tách khỏi ngữ cảnh dẫn đến bị hiểu sai, hiểu chưa đầy đủ.

Câu 3. Thực hiện đề bài sau:

Đề bài: Từ các bài viết trong tập san, Câu lạc bộ đọc sách tổ chức buổi toạ đàm với chủ đề “Tình cảm gia đình qua một số tác phẩm văn học”.

Nhiệm vụ: Em hãy tham gia buổi toạ đàm để lắng nghe các bài trình bày, ghi chép và nhận xét về tính thuyết phục của ý kiến.

Yêu cầu:

- Chuẩn bị trước phiếu nghe và ghi chép.

- Ôn lại về các lỗi lập luận và bằng chứng để rút kinh nghiệm khi thuyết trình.

- Tập trung nghe và ghi chép nội dung bài nói một cách ngắn gọn, đầy đủ.

- Nhận xét về tính thuyết phục của ý kiến hoặc các lỗi lập luận (nếu có).

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đề bài và thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe

  • Xác định mục đích: nghe và hiểu thêm về một số tác phẩm văn học viết về đề tài gia đình.
  • Tìm hiểu trước về buổi toạ đàm bằng cách tìm đọc tập san đã phát hành của Câu lạc bộ đọc sách, đọc lại bài viết bản thân đã thực hiện để gửi cho câu lạc bộ.
  • Chuẩn bị giấy, bút, phiếu ghi chép.

Bước 2: Nghe và ghi chép

  • Tập trung nghe và ghi các ý chính, từ khoá trong bài thuyết trình để nhận ra các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng.
  • Ghi lại những câu hỏi mà em muốn trao đổi với người nói.

Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và chia sẻ

  • Đọc lại và trao đổi nội dung ghi chép với các bạn khác để chỉnh sửa (nếu có).
  • Nhận xét tính thuyết phục của ý kiến và hạn chế của lập luận (nếu có).

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 9

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Mít Xù
    Mít Xù

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 20:20 22/10
    • Đậu Phộng
      Đậu Phộng

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 20:20 22/10
      • Nguyễnn Hiềnn
        Nguyễnn Hiềnn

        🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩

        Thích Phản hồi 20:20 22/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm