Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 11
Với nội dung bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 11: Viết trang 40 sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.
Bài: Viết trang 40
Câu 1. Trình bày các yêu cầu của bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.
Phương pháp giải:
Xem lại yêu cầu của bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử trong SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Yêu cầu đối với kiểu văn bản (SGK/77)
Câu 2. Liệt kê một số kĩ năng cần lưu ý khi viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử?
Phương pháp giải:
Đọc lại tri thức về kiểu bài viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử kết hợp với trải nghiệm của bản thân trong quá trình viết.
Lời giải chi tiết:
Một số kĩ năng cần lưu ý khi viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử:
+ Kĩ năng thu thập tư liệu cần cho một bài văn thuyết minh.
+ Kĩ năng trình bày thông tin để đạt được mục đích viết.
+ Kĩ năng sử dụng một số dấu hiệu hình thức để làm nổi bật thông tin quan trọng.
+ Kĩ năng lựa chọn và sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.
+ Kĩ năng sử dụng kết hợp thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự.
Câu 3. Theo em, khi viết văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, người viết nên chọn trình bày thông tin theo (những) kiểu cấu trúc nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Xem lại mục Tri thức Ngữ Văn (SGK/56)
Lời giải chi tiết:
HS có thể xem lại kiến thức ở mục Tri thức Ngữ Văn (SGK/ 56) hoặc xem lại nội dung trả lời câu hỏi 3 của phần Đọc.
Lưu ý: khi lựa chọn cách Bày thông tin trong bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. Học sinh nên chú ý đến mục đích viết nội dung thông tin cơ bản cần làm nổi bật trong văn bản để có thể lựa chọn cách trình bày thông tin phù hợp nhất.
Câu 4. Lý giải cụ thể tác dụng của việc sử dụng kết hợp các yếu tố như miêu tả, biểu cảm, tự sự trong bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, từ đó nêu ra được tác dụng của việc sử dụng kết hợp các yếu tố đó trong bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.
Lời giải chi tiết:
Học sinh trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thành bản sau:
Việc sử dụng kết hợp các yếu tố khác trong bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. | Tác dụng |
Miêu tả | Cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể về một số phương diện của danh lam thắng cảnh / di tích lịch sử như vị trí tọa lạc, đặc điểm kiến trúc, cảnh quan. |
Biểu cảm | Bày tỏ tình cảm, cảm xúc, thái độ của bản thân đối với danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử. |
Tự sự | Kể lại những việc liên quan đến lịch sử hình thành giá trị văn hóa, lịch sử,… của danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử. |
Câu 5. Thực hiện đề bài sau:
Nhân dịp em được tham gia trại hè quốc tế để giới thiệu vẻ đẹp của đất nước Việt Nam với bạn bè năm châu, em sẽ chọn giới thiệu về danh lam thắng cảnh tiêu biểu nào? Hãy viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của đất nước mà em yêu thích để thực hiện nhiệm vụ trên.
Phương pháp giải:
Xem lại Tri thức về bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, kết hợp với quy trình viết bốn bước.
Lời giải chi tiết:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
- Xác định đề tài người đọc mục đích viết.
+ Đề tài bài viết ở đây là một danh lam thắng cảnh tiêu biểu cho đất nước Việt Nam.
+ Người đọc: Bạn bè đến từ nhiều quốc gia ở một trại hè quốc tế, họ mong muốn được biết về một số danh lam thắng cảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.
+ Mục đích viết: giới thiệu về một danh lam thắng cảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.
- Thu thập tư liệu thực hiện theo hướng dẫn trong sách giáo khoa.
Tuy nhiên, đối với mục đích viết của bài văn này, học sinh nên chú ý thu thập những thông tin thể hiện rõ tính chất vẻ đẹp tiêu biểu, độc đáo của danh lam thắng cảnh mà em muốn giới thiệu.
Khi thu thập tư liệu học sinh nên lưu ý kiểm tra tính chính xác, độ tin cậy và cập nhật của thông tin.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.
- Tìm ý cho bài viết được thực hiện dựa trên việc hệ thống và phân loại các thông tin đã thu thập được có liên quan đến danh lam thắng cảnh.
Xác định rõ (những) thông tin liên quan đến việc làm rõ vẻ đẹp tiêu biểu, độc đáo của danh lam thắng cảnh mà em muốn giới thiệu.
- Lập dàn ý theo sơ đồ dàn ý trong sách giáo khoa. (SGK/82)
Bước 3: Viết bài.
- Dựa trên dàn ý đã lập em tiến hành viết bài.
- Trước khi biết em cần đọc lại một số lưu ý được trình bày trong sách giáo khoa và bảng kiểm kỹ năng viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử trong sách giáo khoa để hiểu rõ hơn về yêu cầu của kiểu bài.
- Trong khi viết em nên thường xuyên đọc lại những phần đã viết, đối chiếu với những tiêu chí của bảng kiểm để đảm bảo bài viết luôn đáp ứng tốt các yêu cầu của bài.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Sau khi viết, em tự đánh giá lại bài viết của mình bằng bảng kiểm kỹ năng viết bài văn, thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử đã sử dụng ở Bước 3.
Tiếp theo đối chiếu với kết quả bài viết đã thực hiện trên lớp để xác định ở bài viết này:
- Kĩ năng viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh di tích lịch sử của em đã tiến bộ hơn bài viết trước ở (những) tiêu chí nào?
Em cần tiếp tục cải thiện kĩ năng viết kiểu bài này ở (những) tiêu chí nào và bằng cách nào?
>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 12