Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 22

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 22: Tiếng Việt trang 8 sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.

Bài: Tiếng Việt trang 8

Câu 1. Trong thực tế giao tiếp, trường hợp nào cần lựa chọn câu đơn, trường hợp nào cần lựa chọn câu ghép?

Phương pháp giải:

Xem lại Tri thức Ngữ văn SGK/5 để đưa ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Trong thực tế giao tiếp, tùy vào mục đích khác nhau, người viết/ người nói có thể lựa chọn sử dụng câu đơn hay câu ghép. Chúng ta thường chọn câu đơn để biểu thị một phán đoán đơn và lựa chọn một câu ghép để biểu thị một phán đoán phức hợp, thể hiện một quá trình tư duy và thông báo có tính chất phức hợp.

Câu 2. Dựa vào phương tiện nối giữa các vế, có thể chia câu ghép thành những loại nào? Với mỗi loại câu ghép, hãy cho một ví dụ minh họa.

Phương pháp giải:

Xem lại Tri thức Ngữ văn SGK/6 để đưa ra câu trả lời

Lời giải chi tiết:

Dựa vào phương tiện nối giữa các vế, có thể chia câu ghép thành hai loại: câu ghép có từ ngữ liên kết và câu ghép không có từ ngữ liên kết.

- Câu ghép có từ ngữ liên kết

Ví dụ: Nếu ngày mai thời tiết đẹp thì chúng tôi sẽ đi chơi.

- Câu ghép không có từ ngữ liên kết

Ví dụ: Mây tạnh, mưa tan dần.

Câu 3

(1) Các nước châu Âu là nơi nhất thể hóa gần như không có biên giới, nhưng người Đức và người Bỉ không bị lẫn vào nhau, người Hà Lan vẫn giữ được văn hóa riêng, các dân tộc không hề bị xóa nhòa. (2) Bên cạnh đó, mỗi một quốc gia cũng chính là một cộng đồng rộng lớn đối với mọi người, nơi mà các thành viên không bao giờ gặp mặt trực tiếp hết tất cả những thành viên khác.

a) Phân tích cấu trúc các câu trong đoạn trích trên, sau đó, cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép.

b) Nêu tác dụng của việc lựa chọn các kiểu câu (câu đơn, câu ghép) trong đoạn trích trên.

Phương pháp giải:

Xem lại Tri thức Ngữ văn SGK/6, đọc kĩ yêu cầu đề bài, phân tích cấu trúc ngữ pháp của các câu văn và nêu tác dụng.

Lời giải chi tiết:

a) Phân tích cấu trúc các câu trong đoạn trích

(1) Các nước châu Âu là nơi nhất thể hóa gần như không có biên giới, nhưng người

CN1 VN1

Đức và người Bỉ không bị lẫn vào nhau, người Hà Lan vẫn giữ được văn hóa

CN2 VN2 CN3 VN3

riêng, các dân tộc không hề bị xóa nhòa.

CN4 VN4

-> Câu ghép

(2) Bên cạnh đó, mỗi một quốc gia cũng chính là một cộng đồng rộng lớn đối với mọi

CN VN

người, nơi mà các thành viên không bao giờ gặp mặt trực tiếp hết tất cả những thành viên khác.

-> Câu đơn

b) Tác dụng của việc lựa chọn các kiểu câu (câu đơn. câu ghép) trong đoạn trích:

- Câu (1) được trình bày dưới dạng câu ghép nhằm biểu thị một nội dung phức hợp, cần đưa ra một số ví dụ cụ thể để làm rõ ý châu Âu tuy là nơi nhất thể hóa hầu như không biên giới nhưng mỗi dân tộc sinh sống ở đó đều giữ được bản sắc văn hóa riêng.

- Câu (2) được trình bày dưới dạng câu đơn nhằm biểu thị một phán đoán đơn giản (mỗi một quốc gia chính là một cộng đồng rộng lớn đối với mọi người), giúp người đọc hoặc người nghe nắm bắt thông tin nhanh chóng.

Câu 4. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

a) Nhận xét về cấu trúc của các câu in đậm trong đoạn trích trên.

b) Theo em, vì sao tác giả lựa chọn cấu trúc như vậy?

Phương pháp giải:

Xem lại Tri thức Ngữ văn SGK/6, đọc kĩ các câu in đậm và đưa ra nhận xét về cấu trúc.

Lời giải chi tiết:

a) Nhận xét về cấu trúc của các câu in đậm trong đoạn trích: Các câu in đậm trong đoạn trích đều là câu đơn, có cấu trúc tương đồng (Chúng tôi kêu gọi…)

b) Tác giả lựa chọn cấu trúc như vậy nhằm nhấn mạnh lời kêu gọi, tác động mạnh vào tình cảm, nhận thức của người nghe, tạo sự liên kết chặt chẽ về mặt nội dung và hình thức cho đoạn trích.

Câu 5. Xác định phương tiện liên kết giữa các vế trong câu ghép dưới đây. Nêu tác dụng của việc lựa chọn phương tiện liên kết này.

a) Các quốc gia giàu nhất chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng khí hậu, nhưng các quốc gia nghèo nhất, các dân tộc, cộng đồng dễ bị tổn hại lại phải nhận những tác động trước nhất và tồi tệ nhất.

b) Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.

c) Tuy vầng trăng đầy đặn, nhưng bầu trời vẫn bị lớp mây mỏng che phủ, cho nên không được sáng tỏ cho lắm.

Phương pháp giải:

Xem lại Tri thức Ngữ văn SGK/6, đọc kĩ các câu và xác định phương tiện liên kết, tác dụng của phương tiện liên kết.

Lời giải chi tiết:

a) Phương tiện liên kết giữa các vế trong câu ghép là kết từ “nhưng”

Tác dụng: biểu thị quan hệ tương phản giữa hai vế.

b) Phương tiện liên kết các vế trong câu ghép là cặp kết từ “dù cho… thì…”

Tác dụng: biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả. Vế câu biểu thị nội dung giả thiết là ‘tai họa có xảy ra”, vế câu biểu thị nội dung kết quả là “sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”.

c) Phương tiện liên kết giữa các vế trong câu ghép:

- Cặp kết từ “tuy… nhưng…”: biểu thị quan hệ tương phản

- Kết từ “cho nên”: biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 23

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 4 ngày trước
    • Friv ッ
      Friv ッ

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 4 ngày trước
      • Sư Tử
        Sư Tử

        😃😃😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 4 ngày trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm