Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 6

Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 6: Tiếng Việt trang 21 sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.

Bài: Tiếng Việt trang 21

Câu 1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:

Đạo văn là hành vi………….lời nói, ý tưởng, quan điểm,…của người khác và coi nó như là của riêng mình. Đây là hành vi…………… trong học tập, nghiên cứu.

Để tránh lỗi đạo văn, chúng ta cần ................................... chính xác và đúng quy định khi sử dụng lời nói, ý tưởng, quan điểm,......của người khác

Phương pháp giải:

Xem lại mục Tri thức tiếng Việt (SGK/32)

Lời giải chi tiết:

Đạo văn là hành vi sao chép lời nói, ý tưởng, quan điểm,... của người khúc và coi nó như là của riêng mình. Đây là hành vi vi phạm đạo đức trong học tập, nghiên cứu

Để tránh lỗi đạo văn, chúng ta cần trích dẫn chính xác và đúng quy định khi sử dụng lời nói, ý tưởng, quan điểm,......của người khác.

Câu 2. Ở mục 3, phần Đọc, nhóm biên soạn đã dẫn nguồn văn bản Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi) như thế nào? Chỉ ra những yếu tố trong phần dẫn nguồn đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ mục 3 phần Đọc kết hợp với mục Tri thức Ngữ văn để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Ở mục 3, phần Đọc, ngoài việc viết nhan đề và tên tác giả bên dưới tên nhan đề, nhóm biên soạn đã dẫn nguồn văn bản Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi) như sau:

- “(Trích trong Tuyển tập, Tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)”.

- Phần dẫn nguồn này gồm các nội dung:

+ Tên công trình (Tuyển tập, Tập III)

+ Nhà xuất bản (NXB Văn học)

+ Nơi xuất bản (Hà Nội)

+ Năm xuất bản (1997).

Câu 3. Tìm một ví dụ về việc dẫn nguồn lời nói, ý tưởng, quan điểm,…của người khác trong khi viết và chỉ ra các yếu tố trong phần dẫn nguồn đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào trải nghiệm của bản thân để tìm ví dụ về việc dẫn nguồn lời nói, ý tưởng, quan điểm,… của người khác trong khi viết và chỉ ra các yếu tố trong phần dẫn nguồn đó.

Lời giải chi tiết:

Bác Hồ từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước

=> Trong ví dụ trên, khi sử dụng ý tưởng của Bác Hồ, người viết đã trích dẫn bằng cách đặt nguyên văn câu chữ của Bác Hồ trong dấu ngoặc kép.

Câu 4. Xác định phần trích dẫn được trích dẫn trong các trường hợp sau. Chỉ ra sự khác biệt giữa những phần trích dẫn đó.

a. Tài nguyên rừng đang bị thu hẹp từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông, công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Việt Nam là nước phá rừng nguyên sinh đứng thứ hai thế giới.

(Theo Hồ Quang Trung, Hãy yêu mến, bảo vệ thiên nhiên, ngày 6/6/2010, Ngữ văn 8, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2024)

b. Năm 2000, khi sang thăm Việt Nam, trong buổi nói chuyện với sinh viên ở Hà Nội, Tổng thống Mỹ Biu Clin-ton (Bill Clinton) đã đọc thơ Hồ Xuân Hương dịch sang tiếng Anh. Ông Hen-ri Lốp-po (Henri Lopes), Phó Tổng Giám đốc UNESCO, trong bài tựa tập thơ Hồ Xuân Hương xuất bản ở Pa-ri (Paris) năm 1987, cũng đánh giá cao tài năng của nhà thơ bằng những lời nồng nhiệt: “Là nữ thi sĩ hay nữ nhạc sĩ, tôi không biết nữa, có điều nàng đã vĩnh viễn đổi thay vẻ đẹp những tiếng kêu thương của tâm hồn thoát ra trong bí mật những đêm tối hoặc những nơi cô tịch”.

(Theo Lưu Khánh Thơ, Kì nữ Hồ Xuân Hương - Đời và thơ, https://ct.qdnd.vn/, ngày 24/12/2021)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các ví dụ kết hợp với mục Tri thức tiếng Việt (SGK/32, 33)

Lời giải chi tiết:

a. Phần trích dẫn: Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Việt Nam là nước phá rừng nguyên sinh đứng thứ hai thế giới.

b. Phần trích dẫn: Ông Hen-ri Lốp-po (Henri Lopes), Phó Tổng Giám đốc

UNESCO, trong bài tựa tập thơ Hồ Xuân Hương xuất bản ở Pa-ri (Paris) năm 1987, cũng đánh giá cao tài năng của nhà thơ bằng những lời nồng nhiệt: “Là nữ thi sĩ hay nữ nhạc sĩ, tôi không biết nữa, có điều nàng đã vĩnh viễn đổi thay vẻ đẹp những tiếng kêu thương của tâm hồn thoát ra trong bí mật những đêm tối hoặc những nơi cô tịch".

Sự khác biệt giữa hai phần trích dẫn: Ở ngữ liệu b, người viết trích dẫn nguyên văn lời đánh giá của ông Hen-ri Lốp-po (Henri Lopes) trong dấu ngoặc kép (trích dẫn trực tiếp). Phần trích dẫn có các thông tin: tác giả (Hen-ri Lốp-pơ), tác phẩm (Bài tựa tập thơ Hồ Xuân Hương), năm xuất bản 1987), nơi xuất bản (Pa-ri).

Ở ngữ liệu a, người viết không đặt phần trích dẫn trong dấu ngoặc kép mà viết lại ý tưởng của người khác theo cách diễn đạt của mình (trích dẫn gián tiếp). Phần trích dẫn gián tiếp này cũng có thông tin về tác giả (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc), năm xuất bản (2005).

Câu 5. Chỉ ra phần dẫn nguồn các ảnh dưới đây:

Phương pháp giải:

Quan sát các bức ảnh và chỉ ra phần dẫn nguồn.

Lời giải chi tiết:

Ở Bài 1, sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo, khi sử dụng các ảnh, nhóm biên soạn đã viết rõ nguồn:

+ Với ảnh Bằng Việt, nhóm biên soạn viết nguồn “Ảnh do tác giả cung cấp”.

+ Với ảnh Sông Đà, nhóm tác giả viết nguồn “Ảnh: Đinh Văn Hải”.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 7

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nhân Mã
    Nhân Mã

    🤠🤠🤠🤠🤠🤠🤠🤠🤠

    Thích Phản hồi 19:31 22/10
    • Pé Thỏ
      Pé Thỏ

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 19:31 22/10
      • Bánh Quy
        Bánh Quy

        😃😃😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 19:32 22/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm