Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 15

Giải sách bài tập Ngữ văn 9 bài 15: Viết trang 61 sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 9.

Bài: Viết trang 61

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu được yêu cầu quan trọng về cách thức khi thực hiện kiểu bài viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc:

a. Phát huy trí tưởng tượng của người viết.

b. Dùng kĩ năng kể chuyện của người viết.

c. Phỏng theo một truyện đã đọc một cách sáng tạo.

d. Kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về kiểu bài viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc.

Lời giải chi tiết:

C

Câu 2. Đọc lại bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh của Nguyễn Nhược Pháp và nêu rõ:

a. Một số chi tiết phỏng theo truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh;

b. Một số chi tiết sáng tạo thêm của tác giả.

c. Em học được gì qua cách kể chuyện của Nguyễn Nhược Pháp.

Phương pháp giải:

Đọc lại bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh và trả lời các yêu cầu. Có thể dùng bảng để liệt kê chi tiết theo hai cột.

Lời giải chi tiết:

Chi tiết phỏng theo

Chi tiết sáng tạo thêm

Rất nhiều chi tiết, sự kiện đều phỏng theo truyền thuyết. Ví dụ:

- Vua Hùng kén rể.

- Sơn Tinh, Thủy Tinh thi tài.

- Sơn Tinh mang lễ vật đến trước được đón Mị Nương về núi.

- Thủy Tinh đến sau gây hấn, cuộc chiến nổ ra.

- Thủy Tinh thua trận nhưng không cam tâm, hằng năm tiếp tục gây hấn.

Ngoại hình, hành vi, lời nói; tâm trạng, cảm xúc của các nhân vật trong văn bản đều do nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp sáng tạo thêm (trích dẫn chi tiết cụ thể trong văn bản thơ)

Những điều em đã học được qua cách kể của Nguyễn Nhược Pháp: cách mô phỏng cốt truyện, nhân vật, cách kết hợp miêu tả, biểu cảm, ...

Câu 3. Nêu tóm tắt yêu cầu về nội dung của các phần Mở đầu truyện, Diễn biến truyện, Kết thúc truyện đối với kiểu bài Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc.

Phương pháp giải:

Dựa vào các phần trong bố cục truyện kể để giải quyết yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

Mở đầu truyện: Giới thiệu nhân vật/ bối cảnh/ nội dung chính của truyện kể.

Diễn biến truyện: Thuật lại diễn biến các sự việc trong câu chuyện theo một trình tự hợp lí; thể hiện được khả năng tưởng tượng và cách kể chuyện sáng tạo; có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể chuyện.

Kết thúc truyện: Phù hợp, gây ấn tượng hoặc gợi suy nghĩ đối với người đọc (tùy trường hợp có thể giải thích hoặc khái quát ý nghĩa bài học từ truyện kể)

Câu 4. Thực hành viết theo quy trình với đề bài sau:

Đề bài:

Viết một truyện kể sáng tạo (khoảng 1 000 chữ) phỏng theo một trong những truyện truyền kì hay truyện có yếu tố kì ảo em đã đọc. Truyện kể có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ yêu cầu đề bài và thực hành viết theo quy trình.

Lời giải chi tiết:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Em tìm đọc một truyện truyền kì hay truyện có yếu tố kì ảo, sau đó đọc lại yêu cầu về kiểu bài kể chuyện sáng tạo phỏng theo một truyện đã đọc trong SGK, sau đó thực hiện theo bốn bước của tiến trình viết.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý: Chọn đề tài, câu chuyện đã đọc phù hợp để phỏng theo; tóm tắt cốt truyện, liệt kê nhân vật, chọn nhân vật chính... dự kiến vị trí cài đặt yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Lập dàn ý: Dựa theo bố cục ba phần đã tóm lược ở Bài tập 3.

Bước 3: Viết bài

Dựa trên dàn ý, em viết bài văn ở nhà. Trên lớp, theo hướng dẫn của thầy/ cô, em thực hành viết một đoạn văn kể chuyện và sử dụng bảng kiểm dưới đây để tự đánh giá về đoạn văn.

Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn kể chuyện sáng tạo có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Tiêu chíĐạtChưa đạt
Các câu tập trung vào chủ đề/ ý chínhĐoạn văn gồm nhiều câu (ít nhất là ba câu).
Có chủ đề, ý chính (các câu trong đoạn xoay quanh một sự việc, tình tiết của câu chuyện tưởng tượng)
Các câu được kết nối phù hợp thành đoạn văn.
Có kết hợp kể chuyện với miêu tả, biểu cảm.Có câu văn kể chuyện.
Có câu văn miêu tả.
Có câu văn biểu cảm.
Có kĩ năng dựng đoạn và diễn đạtViết câu đúng ngữ pháp và đúng yêu cầu kể chuyện, miêu tả và biểu cảm.
Sử dụng từ ngữ chọn lọc.
Sử dụng ngữ điệu, dấu câu phù hợp

Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.

Em sử dụng bảng kiểm dưới đây để kiểm soát kĩ năng viết bài văn kể chuyện và kĩ năng viết đoạn văn kể chuyện:

Bảng kiểm kĩ năng viết một truyện kể sáng tạo mô phỏng truyện đã đọc

Tiêu chíĐạtChưa đạt
Mở đầu truyệnGiới thiệu nhân vật/ bối cảnh/ nội dung chính của câu chuyện.
Có phần dẫn dắt lôi cuốn, thu hút sự chú ý của người đọc.
Đảm bảo nội dung chính của truyện gốc.
Diễn biến truyệnCó nhân vật
Có cốt truyện
Sử dụng ngôi kể phù hợp.
Câu chuyện được thuật lại với sự kiện, diễn biến hợp lí.
Thể hiện sự sáng tạo của bản thân người viết (về nhân vật/ sự kiện/ tình huống, bối cảnh/ chi tiết,…)
Kết hợp lời kể với lời miêu tả, biểu cảm.
Làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính.
Nội dung truyện kể có ý nghĩa, có tính giáo dục.
Kết thúc truyệnPhù hợp với diễn biến câu chuyện.
Gây ấn tượng hoặc gợi suy nghĩ đối với người đọc
Câu văn giàu hình ảnh.
Lời kể linh hoạt, tự nhiên.
Đảm bảo dung lượng khoảng 1 000 chữ.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 16

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gà Bông
    Gà Bông

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 10:38 23/10
    • Kẹo Ngọt
      Kẹo Ngọt

      😎😎😎😎😎😎😎

      Thích Phản hồi 10:38 23/10
      • Đội Trưởng Mỹ
        Đội Trưởng Mỹ

        🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐

        Thích Phản hồi 10:38 23/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm