Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 31

Giải SBT Ngữ văn 9 bài 31: Tiếng Việt trang 44 có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Tiếng Việt trang 44

Câu 1. Tìm câu ghép trong các đoạn văn dưới đây. Cho biết vì sao không thể tách mỗi vế câu trong những câu ghép ấy thành một câu đơn.

a) Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường...

(Tô Hoài)

b) Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục đầu xuống khóc. (Tạ Duy Anh)

c) Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, Mặt Trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển. (Thi Sảnh)

d) Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông. Cả con bé cũng theo ngoại nó về. Anh Sáu phải lo tiếp khách, anh như không chú ý đến con nữa. (Nguyễn Quang Sáng)

Phương pháp giải:

Xem lại cách hiểu về câu ghép và mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép

Lời giải chi tiết:

a, Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường

=> Các vế có mối quan hệ nhân quả

b, Buổi sớm, Mặt Trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

=> Các vế theo quan hệ liệt kê

c, Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.

=> Vì các vế theo quan hệ nguyên nhân - kết quả

d, Anh Sáu phải lo tiếp khách, anh như không chú ý đến con nữa.

=> Vì các vế theo quan hệ liệt kê

Câu 2. Xếp những câu dưới đây vào nhóm phù hợp: cầu đơn, câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ. Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ của các cụm chủ vị trong mỗi câu:

a) Mõ lại thúc, trống lại giục, tù và lại inh ói thổi lên. (Ngô Tất Tố)

b) Vì tên Dậu là thân nhân của hắn cho nên chúng con bắt phải nộp thay. (Ngô Tất Tố)

c) Từ bản tính rất dịu dàng, rất tận tâm. (Nam Cao)

d) Quần thể đền tháp Ăng-co dẫu không còn nguyên vẹn nhưng những gì được phát hiện và bảo tồn đến nay đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ. (Theo Quỳnh Trang)

e) Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. (Kim Lân)

g) Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giãy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm hoặc sẽ chạy vụt đi. (Nguyễn Quang Sáng)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về câu đơn, câu ghép

Lời giải chi tiết:

Câu

Câu đơn

Câu ghép đẳng lập

Câu ghép chính phụ

a

Gồm ba cụm chủ vị:

+ Cụm chủ vị thứ nhất có chủ ngữ là , vị ngữ là lại thúc.

+ Cụm chủ vị thứ hai có chủ ngữ là trống, vị ngữ là lại giục.

+ Cụm chủ vị thứ ba có chủ ngữ là tù và, vị ngữ là lại inh ỏi thổi lên.

b

Gồm 2 cụm chủ vị:

+ Chủ ngữ 1 là Vì tên Dậu, vị ngữ 1 là là thân nhân của hắn

+ Chủ ngữ 2 là chúng con, vị ngữ 2 là bắt phải nộp thay.

c

Chủ ngữ Từ, vị ngữ 1 là bản tính rất dịu dàng, vị ngữ 2 là rất tận tâm.

d

Gồm chủ ngữ là Quần thể đền tháp Ăng – co, vị ngữ là dẫu không còn nguyên vẹn nhưng những gì được phát hiện và bảo tồn đến nay đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ.

e

Cụm chủ vị:

+ Chủ ngữ: Cổ ông lão

+ Vị ngữ 1: nghẹn ắng hẳn lại

+ Vị ngữ 2: da mặt tê rân rân.

g

Cụm chủ vị:

+ Chủ ngữ: Tôi tưởng con bé

+ Vị ngữ 1: sẽ lăn ra khóc

+ Vị ngữ 2: sẽ giãy

+ Vị ngữ 3: sẽ đạp đổ cả mâm cơm

+ Vị ngữ 4: hoặc sẽ chạy vụt đi.

Câu 3. Tìm các kết từ dùng để nối các vế câu trong những câu ghép dưới đây. Chỉ ra mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế câu.

a) Vì tôi thắng lợn nên hai cậu chủ bé nhỏ của tôi yêu quý tôi lắm. (Tô Hoài)

b) Nếu Thạc hôm trước cũng ngạc nhiên như Huy chiều hôm nay thì tôi còn mất công phu tìm tòi nhiều hơn. (Thế Lữ)

c) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. (Nguyễn Đình Thi)

d) Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào vật nhau. (Ngô Tất Tố)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về câu đơn, câu ghép

Lời giải chi tiết:

a. Vì - nên

=> nguyên nhân - kết quả

b. Nếu – thì

=> điều kiện – kết quả

c. Tuy

=> tương phản

d. giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào

=> tăng tiến

Câu 4. Trong những câu ghép dưới đây (trích từ truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng), ở câu nào có thể lược bỏ chủ ngữ của một trong hai cụm chủ vị, ở câu nào không thể lược bỏ? Vì sao?

a) Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi.

b) Chúng tôi là cán bộ đoàn thể, chúng tôi không đi tập kết.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về câu ghép

Lời giải chi tiết:

a. Không thể bỏ chủ ngữ của một trong hai cụm chủ vị vì lược đi sẽ thiếu thông tin.

b. Có thể lược bỏ chủ ngữ của một trong hai cụm chủ vị vì lược đi thì người đọc vẫn hiểu được nội dung câu.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 32

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Friv ッ
    Friv ッ

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 2 ngày trước
    • Chuột nhắt
      Chuột nhắt

      🙂🙂🙂🙂🙂🙂

      Thích Phản hồi 2 ngày trước
      • Chanaries
        Chanaries

        😝😝😝😝😝😝

        Thích Phản hồi 2 ngày trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm