Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 26

VnDoc xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 9 bài 26: Viết trang 39 có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Viết trang 39

Câu 1. Thế nào là phân tích một tác phẩm truyện?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ mục 1.1, phần 1. Định hướng (SGK trang 102)

Lời giải chi tiết:

- Bài văn phân tích một tác phẩm truyện cần phân tích được nội dung chủ đề; dẫn ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm, từ đó, nêu lên nhận xét, đánh giá của bản thân về hiệu quả thẩm mĩ của những nét đặc sắc ấy.

- Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện cần tránh sa đà vào kể lại nội dung văn bản mà không phân tích, lí giải, đánh giá,… các phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm hoặc vừa kể lại, vừa “chêm xen” các nhận xét tản mát, vụn vặt. Các ý kiến, nhận xét về tác phẩm cần được khái quát thành luận điểm và được làm rõ bằng việc phân tích dựa trên văn bản của nhà văn cùng sự cảm nhận của bản thân. Số lượng luận điểm trong bài viết tuỳ thuộc vào sự phức tạp, phong phú,… của tác phẩm cần phân tích nhưng thông thường, khoảng từ 2 - 3 luận điểm chính được nêu lên và làm rõ trong bài viết là phù hợp.

- Bài văn phân tích một tác phẩm truyện có thể yêu cầu phân tích toàn bộ tác phẩm, đoạn trích hoặc tập trung vào một số yếu tố nội dung, hình thức của tác phẩm truyện.

Câu 2. Hãy nêu những điều cần lưu ý khi phân tích một tác phẩm truyện

Phương pháp giải:

Đọc kĩ mục 1.2, phần 1. Định hướng (SGK trang 102, 103)

Lời giải chi tiết:

Để viết bài phân tích một tác phẩm truyện, cần chú ý:

- Đọc kĩ văn bản truyện, xác định chủ đề của truyện.

- Xác định các đặc sắc nghệ thuật của truyện như: nhan đề, ngôi kể, cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ của nhân vật và của người kể chuyện…; làm rõ tác dụng của những yếu tố này trong việc thể hiện chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm.

- Xác định các luận điểm trong bài viết; lựa chọn các bằng chứng từ tác phẩm truyện cho mỗi luận điểm.

- Liên hệ, so sánh với những tác giả, tác phẩm khác có cùng đề tài, chủ đề để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo tiếng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm truyện; liên hệ với bối cảnh đọc hiện tại, với bản thân để suy nghĩ, nhận xét về tác động, ý nghĩa của tác phẩm với người đọc và với chính bản thân em.

Câu 3. Lập dàn ý cho đề bài: Phân tích truyện Ông lão bên chiếc cầu của Ơ-nít Hê-minh-uê.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đề, phân tích để, tìm ý. Từ các ý đã tìm được, HS lựa chọn, sắp xếp để tạo thành dàn ý ba phần. Cụ thể:

- Phân tích đề bài:

+ Yêu cầu về hình thức: bài văn phân tích tác phẩm truyện.

+ Yêu cầu về nội dung: truyện Ông lão bên chiếc cầu của Ơ-nít Hê-minh-uê (chủ đề, các đặc sắc nghệ thuật của truyện, đánh giá, nhận xét về hiệu quả thẩm mĩ của các đặc sắc nghệ thuật).

Lời giải chi tiết:

- Tìm ý: HS tìm ý bằng cách tự đặt ra và trả lời các câu hỏi sau:

+ Chủ đề của truyện Ông lão bên chiếc cầu là gì? Em co nhan xet như thế nào về chủ đề của truyện?

+ Truyện Ông lão bên chiếc cầu có những đặc sắc nghệ thuật nào (về bối cảm nhân vật, ngôn ngữ, hình ảnh biểu tượng, ... )? Em sử dụng từ ngữ nào để thể hiện nhận xét, đánh giá của mình về mỗi đặc sắc nghệ thuật này?

+ Truyện gợi cho em thông điệp, cảm xúc, suy nghĩ gì?

- Lập dàn ý:

+ Mở bài: giới thiệu tên truyện, tác giả, nêu nhận xét khái quát về truyện. Ví dụ Ông lão bên chiếc cầu là một truyện ngắn hay, hàm súc, giàu ý nghĩa, gợi cho người đọc những thông điệp sâu sắc về chiến tranh và số phận con người.

+ Thân bài:

· Nêu và nhận xét chủ đề của truyện: Truyện là tiếng nói phản đối chiến tranh bảy tỏ sự quan tâm sâu sắc đến số phận của những con người bình thường là nạn nhân của cuộc chiến.

· Phân tích nhân vật: Nhân vật ông lão - một nạn nhân của chiên tranh (tìm hiểu các chi tiết thể hiện nhân vật ông lão và phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó).

· Phân tích nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ: Nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ hàm súc, ấn tượng (phân tích các yếu tố như ngôi kể, cốt truyện, các chi tiết đặc sắc, biểu tượng, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, ... ).

+ Kết luận: nhận xét khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện; nêu thông điệp và ý nghĩa của truyện.

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) để triển khai một ý trong dàn ý đã lập ở bài tập 3.

Phương pháp giải:

Vận dụng dàn ý ở bài tập 3 để thực hiện

Lời giải chi tiết:

Ông lão bên chiếc cầu là một truyện ngắn hay, hàm súc, giàu ý nghĩa, gợi cho người đọc những thông điệp sâu sắc về chiến tranh và số phận con người. Truyện là tiếng nói phản đối chiến tranh, bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến số phận của những con người bình thường là nạn nhân của cuộc chiến. Ông lão đến từ San Carlos, ông nuôi gia súc và là người cuối cùng rời khỏi thị trấn vì chăm sóc những con vật. Và trong cuộc trò giữa nhân vật tôi với ông lão, có thể dự đoán được cái chết có thể đến với ông lão nhưng ông không chịu đi vì lo cho vật nuôi của mình. Cuối câu chuyện, tác giả nói về ngày "Chủ nhật Phục sinh" và "niềm may mắn", ngày lễ Phục sinh đánh dấu sự sống trở lại của Chúa, và “niềm may mắn” khi giống mèo có thể tự xoay sở. Thế nhưng còn ông lão, có thể ông sẽ phải đối mặt với cái chết khi quân đội phát xít đang đến gần. Qua tác phẩm, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, khâm phục của nhà văn đối với những con người lao động nghèo khổ.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 26

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lang băm
    Lang băm

    😎😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 11:13 25/10
    • Mọt sách
      Mọt sách

      🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐

      Thích Phản hồi 11:13 25/10
      • Bắp
        Bắp

        😃😃😃😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 11:13 25/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm